Hiệp Thiên Đài là tên gọi tắt của chuỗi chữ Hiệp Nhứt Thiên Nhơn hay Thiên Nhân Hợp Nhất. Vì lẽ đó, Hiệp Thiên Đài tại Đền Thánh trên bức bích họa Tam Thánh có nêu bốn chữ "Thiên Thượng Thiên Hạ" (Dieu et Humanité) tức Đệ Tam Hòa Ước ký giữa Trời và Người hiệp nhứt qua trung gian cơ bút.
"Thiên Nhơn Hiệp Nhứt" hay "Vạn vật đồng nhất thể" là quan niệm đã có từ ngàn xưa trong triết học Đông Phương. Trình Hiệu khẳng định : "Thiên Nhơn vốn hiệp nhất rồi, bất tất phải nói hợp". (Thiên Nhơn bản hợp nhất, bất tất ngôn hợp). Bởi lẽ đó, Trần Thuần viết : "Thái Cực chỉ là nói cái lý bao gồm tất cả Trời, Đất, vạn vật". (Thái Cực chỉ thị tổng Thiên, Địa, vạn vật chi lý nhi ngôn - Bắc Khê Ngữ Lục).
Theo Đức Khổng Tử, muốn "Trời Người hiệp nhứt" thì loài người phải "quay về với Đạo" (phản phục Kỳ Đạo) theo nếp sống Trung Dung và Đạo Thời Trung. Đức Lão Tử cũng dạy "quay trở về gốc" (Phục qui kỳ căn). Đạo Phật thì tu luyện "Phản bổn hườn nguyên".
Nếu chiếu tự hai chữ Thiên Nhơn thì chữ Thiên ( ) do chữ Nhị ( ) và chữ Nhơn ( ) hợp lại, cho ta thấy Nhơn luôn luôn gắn liền với Thiên và Thiên luôn hàm chứa Nhơn để tạo nên sự sống cho vũ trụ. Riêng chữ Thiên là nhứt ( ) đại đấng to duy nhất trong trời đất, còn con người là nhứt tiểu. Nói theo Thánh Ngôn, Đức Chí Tôn là Đại linh quang còn con người là tiểu linh quang do Ngài ban.
Tư tưởng cổ truyền của Đông Phương khác hẳn Tây Phương. Đạo học cho rằng việc người với lẽ trời là một. Điều mà con người cho là nhân lực, thật ra là do thiên ý. Trình Y Xuyên tóm nội dung Kinh Dịch
"Thiên Nhơn Hiệp Nhứt" hay "Vạn vật đồng nhất thể" là quan niệm đã có từ ngàn xưa trong triết học Đông Phương. Trình Hiệu khẳng định : "Thiên Nhơn vốn hiệp nhất rồi, bất tất phải nói hợp". (Thiên Nhơn bản hợp nhất, bất tất ngôn hợp). Bởi lẽ đó, Trần Thuần viết : "Thái Cực chỉ là nói cái lý bao gồm tất cả Trời, Đất, vạn vật". (Thái Cực chỉ thị tổng Thiên, Địa, vạn vật chi lý nhi ngôn - Bắc Khê Ngữ Lục).
Theo Đức Khổng Tử, muốn "Trời Người hiệp nhứt" thì loài người phải "quay về với Đạo" (phản phục Kỳ Đạo) theo nếp sống Trung Dung và Đạo Thời Trung. Đức Lão Tử cũng dạy "quay trở về gốc" (Phục qui kỳ căn). Đạo Phật thì tu luyện "Phản bổn hườn nguyên".
Nếu chiếu tự hai chữ Thiên Nhơn thì chữ Thiên ( ) do chữ Nhị ( ) và chữ Nhơn ( ) hợp lại, cho ta thấy Nhơn luôn luôn gắn liền với Thiên và Thiên luôn hàm chứa Nhơn để tạo nên sự sống cho vũ trụ. Riêng chữ Thiên là nhứt ( ) đại đấng to duy nhất trong trời đất, còn con người là nhứt tiểu. Nói theo Thánh Ngôn, Đức Chí Tôn là Đại linh quang còn con người là tiểu linh quang do Ngài ban.
Tư tưởng cổ truyền của Đông Phương khác hẳn Tây Phương. Đạo học cho rằng việc người với lẽ trời là một. Điều mà con người cho là nhân lực, thật ra là do thiên ý. Trình Y Xuyên tóm nội dung Kinh Dịch
: "Dịch giả, Thiên Nhơn tương hợp nhi dĩ hỉ"
(Dịch chỉ nói về lẽ tương hợp của Trời và Người).
Rene' Gue'non cho rằng trật tự xã hội với trật tự thiên nhiên liên quan với nhau hết sức mật thiết, chớ không phải hai hoạt động khác nhau. Bác sĩ Faure cho rằng : "Các vết đen trên mặt trời (taches solaires) làm cho các bịnh cấp tính và hiểm nguy tăng độ đau lên đáng sợ. Nó còn gây nhiều vụ tự tử, nhiều án mạng rùng rợn". Ngược lại, những năm mà mặt trời yên lặng thì con người trên trái đất được thái bình.
Thứ đến, đạo học Đông Phương cho rằng vạn vật biến hóa và vận chuyển theo vòng tròn (thiên luân), còn Tây Phương cho nó theo đường thẳng. Trình Y Xuyên nói : " Biến là khí dương tiến từ Thiếu dương (một giờ đêm) đến thái dương, còn hóa là khí dương đã đến thời kỳ suy hủy từ Thiếu âm đến Thái âm" (24 giờ đêm thí dụ cho dễ hiểu).
Thần học Cao Đài thể hiện cái vòng tròn biến dịch (re'volution cireulaire) như sau : "Thầy là các con, các con là Thầy". Ý tưởng thiên nhân hợp nhứt quá rõ ràng. Cũng chính vì tiến hóa theo vòng tròn mà Đạo Cao Đài cho rằng Càn Khôn vũ trụ có ba ngươn : Thượng, Trung, Hạ rồi lại Thượng. Thượng ngươn tứ chuyển theo Đạo Cao Đài không phải thời thái cổ, rập y khuôn nếp sống thuở Thuấn Nghiêu hay kêu gọi con người trở lại thời hoang sơ. Thượng ngươn tứ chuyển là thời hiện đại (ở chữ tứ chuyển ) kêu gọi con người đừng xô xát nhau, Đạo nhắc nhở họ là anh em, con một nhà, một cha, cộng đồng huynh đệ ưu ái.
Nơi Bát Quái Đài thờ quả Càn Khôn tức Âm Dương (vô hình), đối diện với Quả Càn khôn là chữ KHÍ ở Hiệp Thiên Đài. Khí là khí hóa. Nếu Âm Dương không được khí hóa thì không thể hóa sinh muôn vật. Đó là cái ý nghĩa rất lớn của nhiệm vụ bán hữu hình Hiệp Thiên Đài, thông công thiên linh mà hóa hợp vạn linh". Càn tri đại thủy, Khôn tác thành vật" (Đạo Càn gây mầm trước, Đạo Khôn làm thành vật chất. Hệ từ thượng).
Sách Lã Thị Xuân Thu viết : "Phàm nhân vật giả, âm dương chi hóa dã, âm dương giả, tạo hồ thiên nhi thành dã" (Tất cả con người là do âm dương hóa ra, âm dương là do Trời tạo thành).
Tư tưởng "Thiên Nhơn hợp nhất" coi trời, người, xã hội là một chỉnh thể hài hòa. Thân thể con người là một tiểu vũ trụ thu nhỏ. Khái niệm này xưa kia ở Babylone, Hy Lạp, Ấn Độ, Trung Quốc đều hiện hữu, gồm ba tư tưởng chủ yếu :
1/- Con người là chí linh của vạn vật
2/- Con người có nhiều phương thức đối ứng với vũ trụ.
3/- Con người có thể dùng nhiều cách cảm ứng với vũ trụ.
Vũ trụ có âm dương hài hòa, ngũ hành sinh hóa, nhờ đó thân thể con người cũng như thế. Thân thể, tướng mạo con người ứng với hình tượng trời đất, nên người ta có thể dựa vào đó để đón phước họa của con người mà khuyên đừng trái ý trời.
Trời đất tồn tại lâu dài, con người là hình ảnh của vũ trụ thu nhỏ nếu chịu tu tâm luyện đơn (tức luyện khí) có thể thành Tiên Phật cùng trời đất vĩnh hằng. Khái niệm đó xây dựng quan hệ con người và tự nhiên giới, địa vị và vai trò chính của con người trong vũ trụ. Đó là con đường "Thiên Nhơn hợp nhất".
Tam giáo cho mục tiêu cuối cùng của đường tu là giải thoát. Theo Nho giáo, tu thân là để hợp với đạo đức, luân lý bao hàm quan hệ giữa con người với con người.
"Quản Tử, nội nghiệp" nói :
"Mọi người sinh ra, trời xuất ra tình, đất xuất ra hình, hợp 2 cái đó lại thành người, hòa hợp thì sinh,
(Dịch chỉ nói về lẽ tương hợp của Trời và Người).
Rene' Gue'non cho rằng trật tự xã hội với trật tự thiên nhiên liên quan với nhau hết sức mật thiết, chớ không phải hai hoạt động khác nhau. Bác sĩ Faure cho rằng : "Các vết đen trên mặt trời (taches solaires) làm cho các bịnh cấp tính và hiểm nguy tăng độ đau lên đáng sợ. Nó còn gây nhiều vụ tự tử, nhiều án mạng rùng rợn". Ngược lại, những năm mà mặt trời yên lặng thì con người trên trái đất được thái bình.
Thứ đến, đạo học Đông Phương cho rằng vạn vật biến hóa và vận chuyển theo vòng tròn (thiên luân), còn Tây Phương cho nó theo đường thẳng. Trình Y Xuyên nói : " Biến là khí dương tiến từ Thiếu dương (một giờ đêm) đến thái dương, còn hóa là khí dương đã đến thời kỳ suy hủy từ Thiếu âm đến Thái âm" (24 giờ đêm thí dụ cho dễ hiểu).
Thần học Cao Đài thể hiện cái vòng tròn biến dịch (re'volution cireulaire) như sau : "Thầy là các con, các con là Thầy". Ý tưởng thiên nhân hợp nhứt quá rõ ràng. Cũng chính vì tiến hóa theo vòng tròn mà Đạo Cao Đài cho rằng Càn Khôn vũ trụ có ba ngươn : Thượng, Trung, Hạ rồi lại Thượng. Thượng ngươn tứ chuyển theo Đạo Cao Đài không phải thời thái cổ, rập y khuôn nếp sống thuở Thuấn Nghiêu hay kêu gọi con người trở lại thời hoang sơ. Thượng ngươn tứ chuyển là thời hiện đại (ở chữ tứ chuyển ) kêu gọi con người đừng xô xát nhau, Đạo nhắc nhở họ là anh em, con một nhà, một cha, cộng đồng huynh đệ ưu ái.
Nơi Bát Quái Đài thờ quả Càn Khôn tức Âm Dương (vô hình), đối diện với Quả Càn khôn là chữ KHÍ ở Hiệp Thiên Đài. Khí là khí hóa. Nếu Âm Dương không được khí hóa thì không thể hóa sinh muôn vật. Đó là cái ý nghĩa rất lớn của nhiệm vụ bán hữu hình Hiệp Thiên Đài, thông công thiên linh mà hóa hợp vạn linh". Càn tri đại thủy, Khôn tác thành vật" (Đạo Càn gây mầm trước, Đạo Khôn làm thành vật chất. Hệ từ thượng).
Sách Lã Thị Xuân Thu viết : "Phàm nhân vật giả, âm dương chi hóa dã, âm dương giả, tạo hồ thiên nhi thành dã" (Tất cả con người là do âm dương hóa ra, âm dương là do Trời tạo thành).
Tư tưởng "Thiên Nhơn hợp nhất" coi trời, người, xã hội là một chỉnh thể hài hòa. Thân thể con người là một tiểu vũ trụ thu nhỏ. Khái niệm này xưa kia ở Babylone, Hy Lạp, Ấn Độ, Trung Quốc đều hiện hữu, gồm ba tư tưởng chủ yếu :
1/- Con người là chí linh của vạn vật
2/- Con người có nhiều phương thức đối ứng với vũ trụ.
3/- Con người có thể dùng nhiều cách cảm ứng với vũ trụ.
Vũ trụ có âm dương hài hòa, ngũ hành sinh hóa, nhờ đó thân thể con người cũng như thế. Thân thể, tướng mạo con người ứng với hình tượng trời đất, nên người ta có thể dựa vào đó để đón phước họa của con người mà khuyên đừng trái ý trời.
Trời đất tồn tại lâu dài, con người là hình ảnh của vũ trụ thu nhỏ nếu chịu tu tâm luyện đơn (tức luyện khí) có thể thành Tiên Phật cùng trời đất vĩnh hằng. Khái niệm đó xây dựng quan hệ con người và tự nhiên giới, địa vị và vai trò chính của con người trong vũ trụ. Đó là con đường "Thiên Nhơn hợp nhất".
Tam giáo cho mục tiêu cuối cùng của đường tu là giải thoát. Theo Nho giáo, tu thân là để hợp với đạo đức, luân lý bao hàm quan hệ giữa con người với con người.
"Quản Tử, nội nghiệp" nói :
"Mọi người sinh ra, trời xuất ra tình, đất xuất ra hình, hợp 2 cái đó lại thành người, hòa hợp thì sinh,
không hòa hợp thì không sinh".
Con người đại thể là hình thể và tinh thần. Tinh thần có là khí trời, hình thể thành là từ khí đất. Sách "Hoài Nam Tử, thiên tinh thần" viết : "Khí trời là hồn, khí đất là phách". "Trời có gió mưa lạnh nóng, người cũng có lo, buồn mừng giận, cho nên mật là mây, phổi là khí, gan là gió, thận là mưa, tỳ là sấm…".
Trong "Tố Vấn, âm dương ứng tượng đại luận" cũng nói :
"Khí trời thông với phổi, khí đất thông với họng, hơi gió thông với gan, khí sấm thông với tâm,
Con người đại thể là hình thể và tinh thần. Tinh thần có là khí trời, hình thể thành là từ khí đất. Sách "Hoài Nam Tử, thiên tinh thần" viết : "Khí trời là hồn, khí đất là phách". "Trời có gió mưa lạnh nóng, người cũng có lo, buồn mừng giận, cho nên mật là mây, phổi là khí, gan là gió, thận là mưa, tỳ là sấm…".
Trong "Tố Vấn, âm dương ứng tượng đại luận" cũng nói :
"Khí trời thông với phổi, khí đất thông với họng, hơi gió thông với gan, khí sấm thông với tâm,
khí núi thông với tỳ, khí mưa thông với thận".
Tóm lại, con người chẳng những do hai khí trời đất sinh ra mà hai khí trời đất còn nuôi dưỡng. Bởi lẽ,
Tóm lại, con người chẳng những do hai khí trời đất sinh ra mà hai khí trời đất còn nuôi dưỡng. Bởi lẽ,
người xưa gọi sự giao hợp giữa nam
(dương) nữ (âm) sinh con là "hợp khí âm dương".
Đổng Trọng Thư chủ trương "Thiên nhân cảm ứng" ông cho rằng Trời là thần tối cao có ý chí, là người sáng tạo, vị chủ tể tối cao của vạn vật và xã hội loài người. Sự biến đổi của muôn vật và sự hưng thịnh của xã hội loài người đều quyết định bởi thiên mạng.
Ông kết luận : Trời và người có khí chất và cảm tình giống nhau. Cho nên, giữa Trời và người có thể cảm ứng để đạt đến tiêu ngữ "Thiên Nhân hợp nhất".
(dương) nữ (âm) sinh con là "hợp khí âm dương".
Đổng Trọng Thư chủ trương "Thiên nhân cảm ứng" ông cho rằng Trời là thần tối cao có ý chí, là người sáng tạo, vị chủ tể tối cao của vạn vật và xã hội loài người. Sự biến đổi của muôn vật và sự hưng thịnh của xã hội loài người đều quyết định bởi thiên mạng.
Ông kết luận : Trời và người có khí chất và cảm tình giống nhau. Cho nên, giữa Trời và người có thể cảm ứng để đạt đến tiêu ngữ "Thiên Nhân hợp nhất".