BREAKING NEWS

Phát triển Tâm thức

MẠNG LƯỚI HỢP NHẤT

Chuyển hóa Địa cầu

Một cái nhìn về lòng khoan dung độ lượng của con người

Trải qua nhiều nghiên cứu, các nhà khoa học dựa trên quan điểm của mình cho rằng lòng khoan dung độ lượng của con người có thể được ví như một chính sách bảo hiểm mà con người tự tạo ra cho bản thân họ.
Trong cuộc sống, không có ai có thể lường trước được điều gì, ngày hôm nay, bạn có thể có tất cả nhưng sáng hôm sau thì vẫn có thể trắng tay như thường. Vì vậy, ra tay giúp đỡ người khác khi họ gặp khó khăn sẽ tạo điều kiện để họ vượt qua thách thức và phát triển; rồi một ngày nào đó, có thể chúng ta sẽ cần đến sự giúp đỡ của họ. Sẵn sàng giúp đỡ lẫn nhau là chìa khóa quan trọng để xây dựng tính đoàn kết cũng như đảm bảo sự tồn vong của một tập thể trước sóng gió.
Tại đồng bằng Serengeti ở miền Đông châu Phi, cuộc sống của những người bán du mục không hề dễ dàng. Bất cứ lúc nào, bệnh dịch đều có thể quét qua và giết chết đàn vật nuôi, nguồn sống gần như duy nhất ở đây. Hạn hán có thể sẽ khiến cho cỏ cháy khô, hoặc những kẻ cướp có thể đánh cắp vật nuôi của bạn khi chúng muốn. Cho dù bạn có cẩn thận như thế nào, chăm chỉ như thế nào, số phận nghèo khổ của bạn dường như đã được an bài. Vậy những người chăn gia súc khốn khổ này sẽ phải làm gì để duy trì sự sống của họ?
Câu trả lời rất đơn giản: cầu cứu sự giúp đỡ. Ở Maasai, có một truyền thống gọi là “osotua”, theo nghĩa đen là ‘dây rốn’, hàm ý rằng bất cứ ai có nhu cầu, họ đều có thể yêu cầu sự trợ giúp từ bạn bè của họ. Bất kỳ ai được yêu cầu đều có nghĩa vụ phải giúp đỡ, thường bằng cách cho vật nuôi, miễn là việc đó không đe dọa sự tồn tại của họ. Không một người nào đòi hỏi bất cứ lợi quả gì sau khi thực hiện điều này, và không ai để ý đến chuyện một người nào đó xin hoặc cho bao nhiêu lần.
“Osotua” đi ngược lại so với cách chúng ta thường xem là hợp tác, nghĩa là theo kiểu ‘có qua có lại’. Tuy nhiên, các dạng hào phóng, rộng lượng như vậy vốn là điều phổ biến ở các nền văn hóa khác nhau trên toàn thế giới. Một số nhà nhân chủng học (nhân học) cho rằng truyền thống đó có thể đại diện cho một trong những dạng rộng lượng sớm nhất từng tồn tại trong xã hội loài người. Vấn đề không chỉ dừng lại ở mong muốn được hiểu biết của chúng ta về sự vị tha, rộng lượng. Nếu xét trong điều kiện sinh học và tiến hóa, thật vô lý khi bạn cho đi mà chẳng nhận lại thứ gì.
Lòng vị tha là thứ hiếm hoi ở động vật, nhưng con người dường như không thể giải thích được tại sao mình lại có lòng vị tha. Có phải chăng là “nhân chi sơ”, tính bổn vị tha? Bằng cách nào mà chúng ta có được điều đó? Vai trò của lòng vị tha trong văn hóa là gì? Đây rõ ràng là những câu hỏi lớn, và chúng đang được giải quyết bởi các nhà nghiên cứu đến từ dự án Human Generosity Project, trong đó, khám phá “osotua” chính là mục tiêu đầu tiên của họ. Mục đích của các nhà khoa học chính là: tìm ra cách tốt nhất để tạo nên dòng chảy lòng tốt của con người.
Những người bạn trong lúc ta khó khăn
Osotua không phải là một trách nhiệm mà người bán du mục ở Maasai xem nhẹ. “Nó là sợi dây kết nối trong xã hội”, nhà nhân chủng học Dennis ole Sonkoi tại Đại học Rutgers (New Jersey, Mỹ), cũng là một người Maasai, cho biết. Mỗi cá nhân sẽ duy trì mạng lưới các đối tác osotua của riêng họ. Khi một mối quan hệ được hình thành, nó có thể kéo dài từ thế hệ này qua thế hệ khác, cha mẹ truyền cho con cái. Và điều này không chỉ tồn tại ở Maasai. “Trong từng xã hội mà chúng tôi nghiên cứu, chúng tôi tìm thấy có một sự chuyển giao theo nhu cầu”, Athena Aktipis đến từ Đại học bang Arizona, người đứng đầu dự án, cho biết.
Fiji, những người sinh sống ở khu ổ chuột Tanzanian (một quốc gia ở châu Phi) và những người chăn nuôi gia súc ở Mỹ đều sẵn sàng giúp đỡ hàng xóm của họ khi được yêu cầu, và tất nhiên, không ai mong nhận lại thứ gì. Ngay cả những người Ik ở Uganda, những người được các nhà nhân học đánh giá là ít rộng lượng nhất trên thế giới, cùng thực hiện điều tương tự. Những ví dụ kể trên dễ thấy có xu hướng diễn ra theo một chiều. “Lúc còn nhỏ, đã có những gia đình mà theo tôi biết là họ có rất nhiều bò. Trong số đó, sẽ có 1 gia đình luôn được cho bò”, Sonkoi nói. Ở bề nổi của vấn đề, họ dường như bị chịu nhiều tổn thất. Vậy tại sao họ lại hào phóng như vậy, dù rõ ràng họ có thể đảm bảo lợi ích của mình trước tiên.
Có một manh mối để giải thích cho ‘động cơ’ của sự hào phóng và lòng vị tha: một cuộc khủng hoảng không thể đoán trước. Điều này khiến cho mọi người nghĩ rằng hành động hào phóng nếu cứ tiếp tục thực hiện sẽ giúp họ có thể kiểm soát những rủi ro của mình, bằng cách đền đáp cho người khác trong một thời gian dài. Ngay cả những gia đình khá giả nhất cũng có thể trở thành nạn nhân sau một tai họa nào đó, như bệnh dịch chẳng hạn. Có những rủi ro bạn không thể ngăn chặn được, do đó, việc cho người khác tài sản của mình có thể đã hình thành như một chính sách bảo hiểm. Những thành viên khá giả trong nhiều cộng đồng sẽ tham gia chia sẻ, và “bảo hiểm xã hội” sẽ luôn sẵn sàng trong lúc họ cần.
“Bạn đang trao đổi khả năng xảy ra những mất mát thảm khốc để lấy lại một thứ chắc chắn nhưng nhỏ hơn, có khả năng kiểm soát mất mát”, Lee Cronk tại Đại học Rutgers (Mỹ), cho biết. Từ đây, chúng ta bắt đầu suy nghĩ về truyền thống osotua, có lẽ việc suy nghĩ điều này giống như một sự bảo hiểm đã thúc đẩy những người bán du mục ở Serengeti cho đi mà không hề toan tính. “Nếu bạn không giúp đỡ những người xung quanh, họ sau đó sẽ không thể sóng sót và cuối cùng sẽ chẳng còn ai xung quanh có thể giúp bạn khi bạn gặp nạn”, Aktipis nói.
Để kiểm chứng cho ý tưởng này, Aktipis và các cộng sự của bà đã tạo ra một chương trình mô phỏng xã hội những người bán du mục ở Maasai trên máy tính. Mỗi hộ gia đình ảo sẽ sở hữu một đàn gia súc, sẽ ngày càng gia tăng số lượng nhờ sinh sản, nhưng cũng có thể bị tiêu diệt sau một thảm họa. Nếu số gia súc giảm xuống dưới 64 con, hộ gia đình đó sẽ chết. Mô phỏng sẽ diễn ra theo 3 tình huống khác nhau, thứ nhất: không tặng gia súc, thứ 2: những người có tiềm năng về số lượng gia súc sẽ chỉ cho đi vật nuôi của họ nếu họ được nhận một món quà trước đó và trường hợp thứ 3: mọi chuyện diễn ra theo truyền thống osotua.
Kết quả cho thấy các hộ gia đình có thể tồn tại lâu hơn nhiều so với mức trung bình nhờ truyền thống osotua, từ đây phẩn nào khẳng định lập luận của các nhà khoa học rằng việc thường xuyên cho đi sẽ mang lại lợi ích dài hạn bằng cách đảm bảo sự sống sót của láng giềng.
Tuy nhiên, cơ chế này dường như chỉ vận hành tốt nhất khi rủi ro xảy ra mà “không có tính đồng bộ”, nghĩa là thảm họa có khả năng tấn công vào một gia đình vả ít ảnh hưởng đến hàng xóm của họ. Lấy ví dụ như bộ lạc chăn nuôi gia sức ở miền bắc Mông Cổ, họ cũng có lòng hảo tâm như vậy khi giúp đỡ các gia đình gặp hoạn nạn do bệnh tật. Tuy nhiên, toàn bộ hệ thống sẽ bị phá vỡ khi họ phải đối mặt với một cơn bão mùa đông có thể làm cạn kiệt nguồn thức ăn của gia súc. Khi tất cả mọi người đều bị ảnh hưởng, giúp đỡ hàng xóm gần như không phải là một lựa chọn.
Điều này có thể giải thích vì sao người Ik nổi tiếng với sự ích kỷ của họ, theo Cronk. Khi nhà nhân học Colin Turnbull có chuyến viếng thăm vào những năm 1960, ông mô tả họ là những người “không thân thiện, không có lòng vị tha, hà khắc và đa số đều như thế”. Tuy nhiên, điều cần lưu ý là họ đã bị đẩy ra khỏi lãnh thổ truyền thống của mình và hiện đang đấu tranh để chống lại nạn đói cũng như chiến tranh. Lúc bấy giờ, họ ít có khả năng giúp đỡ nhau.
Tuy nhiên, khả năng giúp đỡ vẫn chưa đủ. Để có thể đạt được những lợi ích tương tự như osotua, bạn cần phải ngăn chặn sự gian dối, chẳng hạn như những người xin giúp đỡ khi họ không thật sự có nhu cầu. Ở một số cộng đồng, giải pháp khá dễ dàng. “Trong bối cảnh của những người ở Maasai, điều họ quan tấm nhất chính là vật nuôi”, Cronk nhận định. “Thật sự rất khó để che giấu những con vật, do đó bạn không thể gian lận”. Ngoài ra, yêu cầu của osotua là mọi thứ phải được thực hiện một cách công khai, do đó tất cả đều minh bạch và ai cũng có thể biết được. Đối với trường hợp tài sản của mỗi gia đình là thứ dễ che giấu hơn, danh dự chính là chìa khóa của vấn đề.
Ví dụ như ở Fiji, có một truyền thống gần như tương tự osotua, gọi là kerekere. “Mọi người có thể sẽ trở nên nổi tiếng hơn khi trở thành kerekere-er, ngụ ý rằng họ là những người lười biếng”, Matthew Gervais tại Đại học Rutgers cho biết. Điều đó khiến cho họ suy nghĩ cẩn thận hơn trước khi đưa ra yêu cầu kerekere, điều được xem vết nhơ đáng xấu hổ.
Trên thực tế, danh dự không chỉ ngăn chặn gian lận, nó dường như trở thành nền tảng để xây dựng lòng hào phóng. Gervais từng cho 51 người đàn ông Fiji một khoản tiền tương đương với tiền lương một ngày của họ, sau đó tặng nó cho 50 người đàn ông mà họ biết. Mặc dù được bảo rằng quyết định của họ sẽ không được tiết lộ, các nhà khoa học đã nhìn thấy được sự hào phóng đến ngạc nhiên. Nhìn chung, họ chỉ giữ lại 12% số tiền dành cho mình, và có 22 người cho đi và không giữ lại gì cả. Khi Gervais hỏi họ vì sao lại quyết định như thế, gần như tất cả đều nói họ đã trao tiền cho những người thật sự cần nó.
Tuy nhiên, phân tích kỹ hơn, các chuyên gia cho rằng danh dự mới là yếu tố quan trọng. Những người đàn ông có danh dự khi cho đi sẽ nhận lại nhiều uy tín hơn. Cronk tin rằng trong cuộc sống hằng ngày, các tiêu chuẩn của sự hào phóng, tình yêu và tôn trọng sẽ là những yếu tố đưa đến một quyết định, chứ không phải là vì lợi ích. Từ đây lại nảy sinh ra một vấn đề khác. Có phải con người sẽ trở nên ít rộng lượng hơn khi họ sống trong các xã hội phức tạp?
Tất nhiên, đó vẫn là sự cho đi dựa trên nhu cầu. “Khi thiên tai xảy ra, mọi người sẽ hiến tặng”, Aktipis nói. “Và họ cho đi bởi vì họ biết còn điều đó là cần thiết, không phải vì họ hy vọng họ sẽ nhận được một phần tiền thưởng từ Hội Chữ thập đỏ”. Mặt khác, người dân ở các nước phương Tây thường đi phớt qua qua những người ăn xin trên phố. Nhưng đó có thể là do họ mong chờ các tổ chức xã hội can thiệp và giúp đỡ. Thực chất, người phương Tây được cho là khá hào phóng với người lạ, trong khi những người sống trong các xã hội có quy mô nhỏ hơn thường có xu hướng hào phóng hơn đối với những người mà họ biết.
Điển hình ở Fiji, mọi người rất hào phóng trong phạm vi làng của họ. “Nhưng khi chúng tôi cho người Fiji chơi một trò chơi có liên quan đến việc bố thí cho những người nghèo xa lạ, họ đa số gần như cảm thấy bối rối về lý do tại sao phải đưa tiền cho một người mà họ không quen biết”, Joseph Henrich thuộc Đại học Harvard cho biết.
Tuy nhiên, hào phóng theo kiểu osotua được cho là sẽ cung cấp thêm nhiều ý tưởng về việc làm cách nào để khuyến khích mọi người quyên góp từ thiện trên toàn thế giới. Ngoài ra, Aktipis hy vọng dự án này có thể mang đến nhiều kiến thức hơn đối với ý tưởng chia sẻ dựa trên nhu cầu, giúp mọi người học cách hợp tác một cách hiệu quả hơn.
Theo NEW SCIENTIST

Karl Marx – nhà tư tưởng của cái có thể

Dù người ta yêu Marx hay ghét Marx, dù người ta mong muốn khẳng định tính thời sự của ông hay thông báo sự loại bỏ ông, thì nhiệm vụ đầu tiên là phải cố gắng hiểu rõ Marx…
Bài viết này là phần “Tựa” do J. D’Hondt viết trong cuốn “Marx nhà tư tưởng của cái có thể” của tác giả Michel Vadée. 
Cuốn sách này mang lại cái mới.
Luận điểm cơ bản mà cuốn sách này bảo vệ chắc hẳn đã gợi ra ít nhiều kín đáo ở nơi này hay nơi khác. Ở đây – trong cuốn sách này, nó được triển khai một cách đầy đủ hơn, có phương pháp hơn, mạnh mẽ hơn bao giờ hết: Marx là một “tín đồ” của tự do cá nhân và tập thể.
Michel Vadée tham gia vào một cuộc tranh luận lý luận hiện đang rất sôi động, và được dấy lên do bối cảnh những sự kiện thế giới đang gợi mở ra rất nhiều điều. Có mối quan hệ nào không giữa tư tưởng đích thực của Marx và những hậu quả thực tiễn, đa dạng và đáng ngờ mà người ta có tham vọng rút ra từ đấy? Vấn đề là xác lập hoặc xác lập lại, trong một cuộc tranh luận rối rắm, những gì mà Marx thực sự nói. Việc nghiên cứu một vấn đề riêng biệt, theo lối nói triết học, vấn đề “dạng thức” – dẫn đến một sự diễn giải toàn bộ về các tác phẩm của Marx. Công việc thuộc phạm trù dạng thức này trong những nghiên cứu lý luận của Marx cho đến nay vẫn không được đánh giá đúng mức hoặc bị bỏ qua.


Dù người ta yêu Marx hay ghét Marx, dù người ta mong muốn khẳng định tính thời sự của ông hay thông báo sự loại bỏ ông, thì nhiệm vụ đầu tiên là phải cố gắng hiểu rõ Marx: tác giả chú ý uốn nắn những sai lầm phổ biến nhất trong số những người tán thành cũng như những người phản đối Marx, và ông làm điều đó bằng cách không ngừng tham khảo các văn bản gốc mà sự tiếp cận vẫn còn rất khó khăn, đặc biệt đối với các bạn đọc Pháp vốn lệ thuộc vào những bản dịch thường rất tồi. Những người dịch Marx đôi lúc tiếp nhận không phê phán những lời giới thiệu chủ nghĩa Marx đã được ấn cho họ trước khi đọc bất cứ cái gì. Nhưng, để giải thích một số sai lầm, ắt hẳn cũng cần nêu ra khó khăn và những thay đổi của bản thân Marx, những điều băn khoăn hay những mâu thuẫn bên ngoài của ông. Ngôn từ của Vadée mang sắc thái bút chiến khi ông xem xét những diễn giải sai lầm hay lừa bịp về Marx. Ông không thừa nhận những cách nói mà theo ông là quá “khách quan chủ nghĩa”. Thoát khỏi cái vỏ bọc của những lời bình luận xuyên tạc, lúc ấy triết học của Marx xuất hiện như một triết học về tự do bởi vì nó đã biết thừa nhận trước hết sự tồn tại và tính đa dạng phong phú của những cái có thể, những tình thế và những hành động có thể trong đời sống xã hội và trong những quan hệ của con người và giới tự nhiên.
Như vậy, cuốn sách đi đến một sự phân tích tinh tế những loại hình khả năng khác nhau mà Marx phân định, cũng như quan hệ của chúng với những phạm trù chính của đời sống và của triết học: tính tất yếu, tính nhân quả, quyết định luận, v.v..
Một trong những khía cạnh nổi bật nhất của việc dựa vào khái niệm “khả năng” này là nêu rõ ảnh hưởng của Aristote và của Epicure đối với phương thức tư duy của Marx. Việc viện đến các nhà triết học Cổ đại này cho phép bù trừ sự thái quá của thuyết tất yếu và chủ nghĩa duy tâm của Hegel, là người đã có ảnh hưởng rõ ràng đối với Marx.
Nếu cái có thể hoặc “cái tự nó” đóng một vai trò to lớn trong quan niệm của Marx về thế giới và về con người, như Vadée nhận định, thì lúc ấy người ta hiểu rõ hơn sự náo động và rối loạn của những nhà duy vật truyết thống đứng trước một học thuyết như vậy. Phải chăng nó vẫn còn xứng đáng với danh hiệu chủ nghĩa duy vật, và nếu vậy, xứng đáng trong những điều kiện nào? Vadée không phải không biết cả tính trọng đại lẫn tính cấp bách của một câu hỏi như vậy. Cuốn sách của ông đặt ra câu hỏi đó một cách vừa rõ ràng vừa hàm ẩn với tất cả sự sống động và bền bỉ. Trong khi đề xuất những giải đáp mới, ông gợi ra những tìm kiếm mới.
Như vậy những băn khoăn và trí tuệ của người đọc đã được đánh thức và kích thích trước một công trình còn chưa đưa ra được hết mọi ý nghĩa của nó, và ở đây đang mở ra một trong những cuộc thâm nhập đầy hứa hẹn.

Vì sao Mỹ dung túng cho Ả Rập Saudi – chế độ độc tài man rợ nhất thế giới?

Nếu có một quốc gia nào tồi tệ nhất trên thế giới và cần phải ban phát “dân chủ”, “nhân quyền” thì đó chẳng phải nước nào khác ngoài Ả Rập Saudi. Nhưng sao không có chuyện gì xảy ra vậy?
Chế độ độc tài hà khắc nhất thế giới
Không có đất nước nào trên thế giới này tàn bạo, tàn nhẫn và độc tài hơn Ả Rập Saudi. Dân chủ là điều cấm kỵ. Hiến pháp không cho người dân thứ quyền gì. Phụ nữ bị đàn áp tới mức tối đa.
Đảng phái chính trị và bầu cử bị cấm hoàn toàn. Vua tự chỉ định chính phủ và các bộ trưởng. Lãnh đạo địa phương cũng là người trong hoàng tộc.
Truyền thông nằm hoàn toàn trong tay của vua. Đa số các trang web trên thế giới đều bị chặn. Ngoài đạo hồi tất cả các đạo khác bị cấm. Bất cứ ai than vãn sẽ bị bắt và bỏ tù. Tụ tập công khai và biểu tình bị cấm.
Thu nhập chính của đất nước này từ dầu mỏ, khoảng 400 tỷ USD mỗi năm và hầu hết chảy vào túi của hoàng tộc. Họ sống trong lâu đài trát vàng và sở hữu bất động sản trên khắp thế giới.
Phân hóa giàu nghèo ở Ả Rập Saudi rất lớn với một cực là những tỷ phí chịu chơi bậc nhất thế giới và cực kia là 20% dân số sống dưới mức nghèo khổ. Tỉ lệ thất nghiệp ở phụ nữ là 54%. 80% người lao động ở Ả Rập Saudi là người ngoại quốc, họ chẳng có quyền lợi gì và bị cư xử như là nô lệ.
Tôn giáo của đất nước này là Hồi giáo Sunni theo hướng cực đoạn. Thiểu số người Shiite bị hầu như cách ly với bên ngoài. Chính vì thế rạn nứt xã hội tại Ả Rập Saudi vô cùng lớn.
Nhân quyền ở Ả Rập Saudi là một thứ xa xỉ. Hệ thống hành pháp và tư pháp tại đây man rợ không kém thời trung cổ. Tra tấn, đánh đập công khai và tử hình công khai bằng hình thức ném đá hoặc chém đầu là việc xảy ra thường xuyên.
Gia đình hoàng gia Ả Rập Saudi là đầu mối chính cung cấp chiến binh cho các tổ chức khủng bố đạo Hồi trên toàn thế giới, đặc biệt gần đây là cho Libya và Syria.
Tình báo Ả Rập Saudi cũng bị tình nghi góp phần tài trợ cho vụ khủng bố 1/9. 15 trên tổng số 19 thủ phạm hôm đó mang quốc tịch Ả Rập Saudi. Nhưng cho tới nay chưa có bất cứ điều tra nào về sự liên can của Ả Rập Saudi tới vụ 11/9. Chính quyền Mỹ thời đó do Tổng thống Bush “con” đứng đầu cũng ngăn cản hoàn toàn các cuộc điều tra có liên quan tới Ả Rập Saudi.
Đọc tới đây chắc hẳn nhiều bạn sẽ tự hỏi, tại sao phương Tây lại ủng hộ chế độ bất nhân này như vậy? Tại sao Mỹ và phương tây lại chuyển cho họ lắm vũ khí như vậy?
Dầu mỏ và USD
Tại sao giới truyền thông lại câm nín như vậy? Nếu có một quốc gia nào tồi tệ nhất trên thế giới và cần phải thay đổi lãnh đạo thì đó chẳng phải nước nào khác ngoài Ả Rập Saudi. Nhưng sao không có chuyện gì xảy ra vậy?
Tại sao Israel và Mỹ lại thân với hoàng tộc Ả Rập Saudi như vậy? Tại sao họ lại cho phép không quân bay qua không phận của họ để thả xuống bom Iraq và tại sao ở đó lại có căn cứ quân sự lớn nhất của Mỹ?
Thưa, nếu không phải là tiền thì vì cái gì? Năm 2010, hợp đồng mua vũ khí từ Mỹ từ Ả Rập Saudi trị giá 60 tỷ USD, lớn chưa từng có trong lịch sử. Thêm vào đó là mua vũ khí từ các nước châu Âu.
Giữa Mỹ và Ả Rập Saudi có một thỏa thuận kéo dài 70 năm liên quan tới dầu mỏ và USD. Nội dung của nó: Mỹ sẽ giúp hoàng tộc nắm quyền đất nước, chừng nào Ả Rập Saudi chỉ chấp nhận việc thanh toán dầu mỏ của họ với OPEC bằng đồng USD!
Ngoài ra, Ả Rập Saudi sẽ dùng tiền USD bán dầu mỏ, mua vũ khí, công trái và các hệ thống công nghiệp của Mỹ. Washington chỉ quan tâm tới dầu mỏ và đặc biệt là dầu mỏ miễn phí. Số phận đại bộ phận người dân Ả Rập Saudi thì Washington coi như cỏ rác!
Tháng 10/2001, bộ trưởng ngoại giao Mỹ khi ấy, ông James Baker chẳng từng nói, Washington luôn sẵn sàng vì an ninh quốc gia mà đứng ra đáp trả bất kể cuộc chiến nào chống lại Ả Rập Saudi và các nước đồng minh có nhiều dầu mỏ trong vùng. Bản chất chuyên chế và độc tài của chính quyền hoàng tộc nơi này là bản chất tự nhiên chẳng có gì sai sót, nhưng họ sẽ bình an vô sự chừng nào họ bảo đảm được việc cung cấp dầu mỏ cho Mỹ và chấp thuận vai trò bá chủ thế giới của đồng USD.
Qua đây chúng ta thấy việc chính quyền phương Tây và Mỹ khẳng định rằng họ chỉ quan tâm tới dân chủ và nhân quyền tại các nước khác là một điều dối trá. Tất cả những gì mà lãnh đạo phương Tây nói ra chỉ là lừa đảo. Cuộc sống của người dân ở những xứ “thiếu dân chủ, nhân quyền” đối với họ chỉ là cỏ rác không hơn không kém. Họ ba hoa về dân chủ, nhân quyền chỉ vì chiến lược toàn cầu của họ và mối quan tâm về lợi nhuận.
Có một sự thật rằng, kẻ độc tài nào chấp nhận cuộc chơi và biết nghe lời thì họ được phép làm tất cả mọi việc. Đàn áp dân chúng, cướp đi quyền căn bản của con người, nhưng họ vẫn có tất cả và chẳng hề bị cô lập, trừng phạt. Ai không chấp nhận luật chơi của bè lũ đế quốc thế kỷ 21 thì khi qua cỗ máy truyền thông phương Tây sẽ bị biến thành “quỉ dữ”, bị gán cho những cái mác như “tài trợ khủng bố”, “tàng trữ vũ khí hóa học”, “hiểm họa vũ khí nguyên tử cho thế giới”.
Những nước đó sẽ bị trừng phạt, cấm vận, đồng thời những kẻ phá hoại, chống đối bên trong được tài trợ nhằm gây bất ổn, kích động quần chúng và tổ chức những cuộc bạo loạn lât đổ chính quyền. Nếu những kế hoạch trên không thành thì những tên đế quốc mới sẽ phóng tên lửa và trực tiếp đưa quân đội tới xâm lược, dựng lên các chính quyền bù nhìn và tuyên bố đã làm xong công tác nhân đạo, dẹp bỏ được độc tài và đưa được dân chủ về với người dân. Những ví dụ quá hiển nhiên những năm gần đây là Nam Tư, Iraq, Libya và Syria.
Đạo Hồi theo phong cách của Ả Rập Saudi thực chất không đúng với đúng bản chất của tôn giáo này. Nó là một phiên bản đạo Hồi được “Mỹ hóa” để nhằm giữ được quyền lực của hoàng tộc mà thôi. Hầu hết những người theo đạo Hồi ở các quốc gia khác chẳng ai chấp nhận được những gì xảy ra ở Ả Rập Saudi. Kể cả những kẻ lợi dụng Thiên Chúa giáo để lợi dụng làm càn như nhiều lãnh đạo phương Tây. Họ cũng chẳng khác nào đám hoàng tộc Ả Rập Saudi. Bởi vì họ vi phạm một điều răn của thiên chúa: Không được giết người.
Theo TIN QUỐC NỘI

Thomas Sankara – biểu tượng bất tử của cách mạng châu Phi

Nếu người Mỹ Latin tôn sùng Che Guevara, thì người dân châu Phi cũng có biểu tượng của họ – Thomas Sankara, tổng thống Burkina Faso. Trước Nelson Mandela, Sankara được coi là nhà lãnh đạo vĩ đại nhất của châu Phi, được cả những đối thủ phương Tây của ông kính trọng và thường được gọi với cái tên ”Che Guevara châu Phi”.
Nói sơ qua về bối cảnh đất nước Burkina Faso. Thực ra đất nước chưa có tên như vậy cho đến khi đích thân Thomas Sankara đặt tên cho nó. Đó là một cái tên rất ý nghĩa mà lát nữa sẽ nói tới. Còn trước đó, quốc gia này là thuộc địa của Pháp ở Tây Phi, gọi là liên bang Tây Phi thuộc Pháp và chưa có tên gọi chính thức. Năm 1958, người Pháp trao trả độc lập cho đất nước này, đặt tên là Cộng hòa Thượng Volta, dựa vào vị trí là thượng nguồn của sông Volta.
Sau khi giành độc lập, Thượng Volta nhiều lần rơi vào đấu đá quyền lực và đảo chính. Đến năm 1983, đất nước nằm dưới quyền của Tổng thống Jean-Baptiste Ouédraogo, một nhân vật thân Pháp.
Nhà cách mạng Thomas Sankara, tên khai sinh Thomas Isidore Noël Sankara sinh vào ngày 21/12/1949 tại Yako, Thượng Volta. Cha ông là Joseph Sankara, sĩ quan trong Cảnh sát thuộc địa Pháp, nên gia đình giàu có. Trong những năm đầu, ông cùng gia đình chuyển đến thị trấn Gaoua, sống trong ”ngôi nhà gạch hiếm hoi giữa hàng ngàn ngôi nhà đất của Gaoua”.
Mặc dù cha mẹ muốn Thomas trở thành linh mục, nhưng cuối cùng ông đã chọn vào quân đội. Tại học viện quân sự Kadiogo ở thủ đô Ouagadougou, ông được coi là sinh viên tiến bộ, thường xuyên dẫn đầu các cuộc thảo luận về chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa thực dân, chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản, các cuộc cách mạng của Liên Xô và Trung Quốc, các phong trào giải phóng ở châu Phi và các chủ đề tương tự. Ngoài ra Thomas còn được biết là tay guitar xuất sắc và một nhà văn.
Năm 20 tuổi, ông được ưu tiên đến học ở Học viện quân sự Pháp ở Antsirabe (Madagascar). Tại Madagascar, ông chứng kiến 2 cuộc nổi dậy của người dân chống chính quyền của Philibert Tsiranana, đồng thời lần đầu tiên tiếp cận các tác phẩm của Karl Marx và Lenin. Từ đây, Thomas Sankara trở thành người trung thành với chủ nghĩa Marx.
Đến năm 1972, Thomas Sankara bị gọi về nước tham gia cuộc chiến tranh tại Dải Agacher giữa thượng Volta và Mali, 2 thuộc địa cũ của Pháp. Ông nhanh chóng nhận ra một cuộc chiến “vô dụng và bất công”, thực chất là công cụ của nhà cầm quyền Thượng Volta nhằm hướng người dân ra khỏi các vấn đề trong nước. Sau khi chiến tranh kết thúc năm 1975, Thomas đã gặp các sĩ quan tiến bộ trong quân đội Thượng Volta, thành lập nhóm quân đội với tên ”Tập hợp những người cộng sản” (tiếng Pháp: Regroupement des officiers communistes, gọi tắt là ROC) nhằm lật đổ tổng thống bất tài. Những nhân vật nổi tiếng nhất của họ là các sĩ quan Henri Zongo, Jean-Baptiste Boukary Lingani, Blaise Compaoré và Thomas Sankara, trong đó Blaise Compaoré là đồng chí thân cận nhất của Thomas, nhưng cũng chính là người đã gây nên cái chết của ông sau này.
Có một thời gian ông làm trong Bộ Thông tin của chính phủ, nhưng ông đã từ chức vì nhận thấy Bộ thông tin phục vụ cho tuyên truyền dối trá của chính quyền. Ông tuyên bố: Malheur à ceux qui bâillonnent le peuple! – ”khốn khổ thay cho những kẻ bịt miêng người dân”
Năm 1982, lo ngại trước nhóm sĩ quan tiến bộ, chính quyền quân sự bắt giữ các sĩ quan bao gồm Thomas Sankara, Henri Zongo và Jean-Baptiste Boukary Lingani. Tuy nhiên, sĩ quan còn lại là Blaise Compaoré đã lãnh đạo một cuộc đảo chính để giải thoát cho các đồng chí của mình. Chính quyền quân sự bị lật đổ năm 1983, và Blaise Compaoré đưa Thomas Sankara lên làm tổng thống, mở ra thời kì lịch sử mới của đất nước.
Dù chỉ cầm quyền 4 năm ngắn ngủi, Thomas Sankara đã tiến hành những cải cách đầy tham vọng nhằm thay đổi kinh tế và xã hội của châu Phi mà chưa ai từng làm và cũng không ai nghĩ có thể làm.
-Đầu tiên, ông đổi tên đất nước của mình, từ Thượng Volta do người Pháp đặt, sang Burkina Faso. Như đã nói, đây là cái tên rất ý nghĩa, lấy từ những ngôn ngữ chính của các dân tộc bản địa. ”Burkina” trong tiếng Mossi là ”ngay thẳng, đứng lên”. ”Faso” trong tiếng Dyula nghĩa đen là ”nhà của cha”, nghĩa bóng để chỉ ”Tổ quốc”. Gộp lại, đất nước có cái tên với ý nghĩa ”ĐẤT NƯỚC CỦA NHỮNG NGƯỜI ĐỨNG LÊN”.
-Tự tay ông vẽ quốc kì mới cho Burkina Faso. Cũng tự ông ôm đàn, sáng tác ra quốc ca của đất nước.
-Một chiến dịch tiêm chủng miễn phí trên toàn quốc được tiến hành, với kỷ lục toàn bộ 2,5 triệu trẻ em của đất nước lúc đó chỉ có 7 triệu dân được tiêm phòng chỉ trong 1 tuần để ngăn chặn các bệnh sởi, viêm não, sốt vàng, những bệnh gây chết người bậc nhất châu Phi thời đó. Kết quả là tỷ lệ tử vong trẻ em của Burkina Faso giảm từ 23% năm 1983 xuống còn thấp hơn 3% dưới thời Thomas Sankara.
-Ông cho trồng 10 triệu cây xanh để ngăn chặn quá trình xa mạc hóa xuống vùng Sahel. Đây chính là tiền đề để ngày nay Liên Hợp Quốc cùng 20 nước châu Phi đang nỗ lực xây dựng ”bức tường Xanh” dài 8000km để ngăn chặn Xa mạc hóa. Tất cả xuất phát từ ý tưởng của Thomas Sankara.
-Ông thực hiện một chiến dịch chống mù chữ toàn quốc, bắt buộc và miễn phí giáo dục, kết quả là tăng tỷ lệ biết chữ của Burkina từ 13% vào năm 1983 lên đến 73% vào năm 1987, một tỷ lệ chưa từng có trước đây.
-Ông phân chia lại đất đai từ địa chủ phong kiến ​​và đưa trực tiếp cho nông dân. Sản lượng lúa mì tăng vọt trong vòng ba năm từ 1700 kg/héc ta lên 3800 kg/héc ta, làm cho nông nghiệp Burkina Faso thành nền nông nghiệp tự cung tự cấp.
-Ông thiết lập một chương trình xây dựng đường bộ và đường sắt đầy tham vọng để “nối toàn quốc với nhau”, giúp xây dựng gần 1.300km đường sắt và đường bộ mà không nhận bất cứ một viện trợ nào của nước ngoài.
-Trong các công trình của mình, Thomas Sankara không nhận một xu viện trợ nào của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB). Ông cho rằng các khoản viện trợ này là thứ để kìm hãm các nước châu Phi trong vòng kiềm tỏa của phương Tây. Vì vậy ông kiên quyết phản đối, đồng thời kêu gọi các nước khác từ chối viện trợ của IMF và WB. Ông có một câu nổi tiếng: ”Ai cho bạn ăn, sẽ kiểm soát bạn” (He who feed you, controls you)
Vậy tiền đâu mà Thomas Sankara thực hiện những cải cách trên?
-Ông đã bán hết những chiếc xe Mercedes xa xỉ của chính phủ và dùng những chiếc Renault 5 (loại xe rẻ mạt nhất được bán ở Burkina Faso vào thời điểm đó), bắt nhân viên chính phủ dùng những chiếc xe đó khi đi họp hay công tác.
-Giảm mức lương của tất cả công chức nhà nước, bao gồm cả của chính mình, và cấm họ thuê tài xế của chính phủ hay mua vé máy bay hạng nhất.
-Ông tự giảm lương của mình từ gần 1000 USD xuống còn 450 USD hàng tháng. Ông sống trong căn hộ cho thuê ở khu nhà cũ trong thủ đô. Toàn bộ tài sản có giá trị của Thomas Sankara là một ô tô cũ, 4 xe đạp, 1 tủ lạnh hỏng và đặc biệt: 3 cây guitar. Thực ra cây Guitar tốt nhất cũng bị ông bán gần 2000 USD.
-Ông từ chối sử dụng điều hòa không khí trong văn phòng của mình với lý do rằng những thứ xa xỉ như vậy không có sẵn cho bất cứ ai
-Ông buộc các công chức khá giả phải trả một tháng lương cho các dự án công cộng.
-Ông cấm các quan chức mặc quần áo Tây, mà phải mặc quần áo truyền thống được may bởi bông bởi công nhân Burkina Faso. Vì vậy, dưới thời Thomas Sankara, ngành trồng bông và dệt may của Burkina Faso rất phát triển
– Khi được hỏi tại sao ông không muốn bức chân dung của mình bị treo ở những nơi công cộng, như tiêu chuẩn của các nhà lãnh đạo châu Phi khác, Sankara trả lời: “Có bảy triệu Thomas Sankara” (dân số Burkina Faso là 7 triệu)
-Ông không cho phép xuất khẩu bất cứ thứ gì, nếu người dân Burkina Faso còn thiếu thứ đó. Cho nên dưới thời Burkina Faso, gạo và bông là 2 thứ duy nhất được xuất khẩu, nghĩa là người dân đủ ăn và đủ mặc. Còn lại, không bán bất cứ tài nguyên thiên nhiên nào cho nước ngoài mà để xây dựng đất nước.
Đặc biệt, ông được coi là nhà lãnh đạo châu Phi tiên phong về quyền phụ nữ, vốn chưa bao giờ có trước đó
-Ông bổ nhiệm cho nữ giới lên các vị trí cao của chính phủ, khuyến khích họ làm việc, tuyển dụng họ vào quân đội, và cho phép nghỉ thai sản trong thời gian học tập.
– Ông thêm vào luật pháp quốc gia những luật như: cấm cắt bộ phận sinh dục nữ (một hủ tục rất phổ biến ở châu Phi), cấm cưỡng ép kết hôn và đa thê để gia tăng và hỗ trợ các quyền của phụ nữ
-”Các đồng chí, không có cuộc cách mạng xã hội đích thực nếu không có sự giải phóng phụ nữ. Có thể mắt tôi không bao giờ nhìn thấy và đôi chân của tôi không bao giờ đưa tôi đến một xã hội nơi một nửa số người bị giữ trong im lặng. Tôi nghe thấy tiếng gầm của sự im lặng của phụ nữ. Tôi cảm nhận được tiếng ầm ầm của cơn bão và cảm nhận được cơn thịnh nộ của cuộc nổi dậy của họ.” – Thomas Sankara viết trong cuốn sách ”Giải phóng Phụ nữ và Đấu tranh Tự do Châu Phi”
-”Không có cuôc cách mạng thực sự nào nếu không có sự giải phóng phụ nữ”
Chính vì những cải cách tiến bộ trên, Thomas Sankara được coi là hình mẫu của các lãnh đạo châu Phi, được tôn trọng bởi người dân Burkina Faso, các nước châu Phi khác, thậm chí cả bởi các đối thủ là các nhà lãnh đạo phương Tây vốn không ưa quan điểm Marxist của ông, nhưng lại rất khâm phục các cải cách tưởng chừng không thể làm nổi ở quốc gia nghèo bậc nhất địa cầu Burkina Faso.
Về quan điểm đối ngoại, Thomas Sankara là người theo chủ nghĩa Marxist, có quan hệ gần gũi với các nước XHCN Liên Xô, Trung Quốc, Đông Âu và đặc biệt là Cuba. Là một người ngưỡng mộ Fidel Castro và Cách mạng Cuba, ông đã thành lập các Ủy ban Quốc phòng Cách mạng (CDR) theo kiểu Cuba. Ông cũng là người thần tượng Che Guevara.
Ngày 9/10/1987, chuẩn bị kỉ niệm 10 năm ngày mất của Che, Thomas Sankara có bài phát biểu. Ông nói: ”Che Guevara dạy chúng tôi rằng chúng tôi có thể dám tự tin vào bản thân, tự tin vào khả năng của mình. Ông thấm nhuần trong chúng tôi niềm tin rằng đấu tranh là cách duy nhất của chúng tôi. Ông là một công dân của thế giới tự do mà chúng ta đang trong quá trình xây dựng. Đó là lý do tại sao chúng tôi nói rằng Che Guevara cũng là người châu Phi và Burkinabè.”
Cũng lần đó, ông có một câu nói khác: ”Cách mạng như một con người có thể giết, nhưng không thể giết được lý tưởng” (“While revolutionaries as individuals can be murdered, you cannot kill ideas”), cũng dựa trên câu nói của Che Guevara.
Thomas nói những lời này chỉ 1 tuần trước khi bị sát hại.
Một trong những điều khiến Thomas Sankara được đánh giá cao là việc từ chối nhận viện trợ nước ngoài. Tuy nhiên, chính điều này đã dẫn đến số phận bị thảm của ông.
Trên thực tế, IMF và WB chỉ là một trong 2 nguồn tài trợ mà các nước châu Phi nhận thời đó. Và thực sự là trước Thomas Sankara, đã có nhiều nước châu Phi cũng đã từ chối nhận viện trợ của IMF và WB. Vậy họ nhận viện trợ từ đâu.
Câu trả lời là từ nguồn thứ 2: ”Dollar dầu mỏ” của Muammar Gaddafi. Đây mới chính là thứ mà Thomas Sankara cho là nguy hiểm nhất.
Ngay từ những năm 70, nhà lãnh đạo Libya Muammar Gaddafi đã tung hàng trăm tỷ USD từ nguồn lợi dầu mỏ khổng lồ của mình, cung cấp cho các nước nghèo ở châu Phi để giữ họ vào một ”Nhà nước liên Sahara” do Gaddafi đề xuất, gồm các nước châu Phi vùng Hạ Sahara và Sahel. Gaddafi muốn các nước này thống nhất thành một nhà nước dưới sự lãnh đạo của Libya. Trên thực tế, đại đa số đã thành công, các nước Sudan, Mali, Niger, Uganda, Tây Sahara, Bờ Biển Ngà, Liberia,…đều lần lượt rơi vào vòng ảnh hưởng của Libya. Chỉ có hai nơi Gaddafi thất bại. Một là ở láng giềng Chad, khi nước này trực tiếp đánh thắng Libya và quân đánh thuê của Libya vào năm 1989. Nơi thứ 2, là Burkina Faso.
Thomas Sankara không nhận viện trợ của phương Tây nhưng cũng nhất quyết không nhận một đồng của Gaddafi. và không chấp nhận ảnh hưởng của Gaddafi lên nước này. Thời điểm đó, bao quanh Burkina Faso là các nước chư hầu của Libya: Mali, Niger, Bờ Biển Ngà, và cả lính đánh thuê Liberia. Rõ ràng phương Tây không phải kẻ thù nguy hiểm hơn của nhà cách mạng Thomas Sankara, mà là Gaddafi. Và điều nguy hiểm nhất với Thomas, chính là đồng chí thân cận nhất của ông, Blaise Compaoré.
Blaise Compaoré, được biết là cánh tay phải của Thomas Sankara, người có công cứu Thomas khỏi nhà tù năm 1983 rồi sau đó đưa Thomas lên làm tổng thống. Tuy cùng chí hướng chống phương Tây, nhưng Blaise có tư tưởng dựa vào Muammar Gaddafi của Libya. Ông được biết là có quan hệ tốt với Gaddafi, với nhà lãnh đạo Bờ Biển Ngà Félix Houphouët-Boigny, và đặc biệt là bạn rất thân của Charles Taylor, tổng thống sau này của Liberia.
Ngày 15/10/1987, Thomas Sankara đang đi đến dinh tổng thống, bất ngờ bị một lính đánh thuê không rõ danh tính bắn chết. Ngay sau đó các lính đánh thuê tấn công dinh tổng thống và giết hại 12 sĩ quan khác. Blaise Compaoré tuyên bố Thomas Sankara đã chết và cho mình lên làm tổng thống. Các sĩ quan quân đội bất bình với Blaise, nổi dậy chiến đấu ở thủ đô. Các thành viên của Hội đồng phòng vệ cách mạng CDR – lấy cảm hứng từ Cuba, phản kháng dưới sự chỉ huy của Henri Zongo (một trong bốn nhà cách mạng Burkina Faso lúc đầu). Nhưng cuối cùng, không hiểu lấy lính đánh thuê ở đâu, Blaise đàn áp thành công và cuối cùng xử tử nốt đồng chí cuối cùng Henri Zongo.
Đồng chí còn lại là Jean-Baptiste Boukary Lingani đã bị giết từ tháng 9, một tháng trước khi đảo chính xảy ra.
Mãi đến sau này, người ta mới biết số lính đánh thuê của Blaise Compaoré chính là những người lính Liberia thuộc Mặt trận yêu nước quốc gia Liberia của Charles Taylor, được Muammar Gaddafi đỡ đầu và hỗ trợ. Số lính này đã từ Bờ Biển Ngà sang Burkina Faso giúp lật đổ Thomas Sankara, cái gai trong mắt Gaddafi.
Để ”đền ơn” sự giúp đỡ này, sau này khi Charles Taylor về nước gây nội chiến, Blaise Compaoré đã gửi 90.000 lính của mình sang giúp Taylor, gây nên cuộc chiến vô cùng đẫm máu giết chết 1/4 dân số Liberia.
Sự can dự của Libya và Liberia ngày càng rõ ràng. Năm 1998, khi Charles Taylor đã bị bắt ra tòa án, thì trước 500 phóng viên quốc tế trong buổi họp của Ủy ban hòa giải và sự thật Liberia (Truth and Reconciliation Commission -TRC), một đồng minh cũ của Charles Taylor là Prince Johnson, đã nói công khai trước mọi người rằng chính ông và Taylor đã đến Burkina Faso để giết hại Thomas Sankara năm đó. Phát biểu này được coi là phán quyết cuối cùng, chỉ rõ thủ phạm giết Che Guevara của châu Phi, chính là lính đánh thuê của Muammar Gaddafi. Sau sự kiện này, rất nhiều người Burkina Faso đã đòi truy tố thêm tội danh giết hại tổng thống Thomas Sankara với Charles Taylor trước tòa quốc tế. Nhưng tất nhiên là chẳng có cáo buộc nào cả, vì lãnh đạo Burkina Faso lúc đó chính là Blaise Compaoré, bạn thân của Charles Taylor.
Với Burkina Faso, sau khi Blaise Compaoré lên nắm quyền, đất nước này trượt dài trong khủng hoảng. Ban đầu, Blaise nhận viện trợ của cả Libya và IMF, nhưng IMF nhanh chóng cắt mọi khoản vay cho Burkina Faso, do sự tham nhũng và yếu kém của chính phủ. Chỉ còn Libya là hỗ trợ cho Burkina Faso, cả về kinh tế lẫn chính trị.
Burkina Faso, ngoài việc nghèo đói cùng cực, còn bị các nước khác lên án về ngăn cản tự do nhân quyền. Hàng năm, hàng trăm nghìn nông dân Burkina Faso tràn qua biên giới Ghana và Bờ Biển Nga kiếm việc làm, tạo nên dòng ”di cư thường niên” lớn nhất châu Phi. Vì vậy, mỗi kì họp của Liên Minh châu Phi diễn ra, hai nước này liên tục lên án Burkina Faso, và đòi quốc tế gây sức ép buộc Blaise Compaoré từ chức. Nhưng những lần như thế, Muammar Gaddafi luôn dùng ảnh hưởng và dollar dầu mỏ của mình để bảo vệ Blaise Compaoré.
Nhưng rồi năm 2011, Gaddafi bị lât đổ. Mất đi bầu sữa cuối cùng, chế độ Blaise Compaoré suy yếu. Ngay trong năm Gaddafi rớt đài, quân đội Burkina Faso đã đảo chính nhưng thất bại, và Blaise Compaoré cách chức bộ trưởng quốc phòng. Nhưng đến năm 2014 thì người dân đã lật đổ Blaise Compaoré thành công trong cuộc cách mạng “mùa xuân đen tối” (không phải mùa xuân Arab)
Mãi sau đó, người ta mới đi tìm mộ của Thomas Sankara, người đã bị Blaise Compaoré giấu xác sau khi giết hại năm 1987. Cuối cùng, người ta tìm thấy hài cốt cố Tổng thống, và đưa về an táng long trọng với nghi lễ của Nguyên thủ quốc gia. Sau phát hiện này, Burkina Faso đã phát lệnh truy nã quốc tế với Blaise Compaoré vì tội giết hại tổng thống Thomas Sankara
20 năm sau khi bị ám sát, Thomas Sankara đã được tưởng niệm vào ngày 15/10/2007 trong các nghi lễ diễn ra tại Burkina Faso, Mali, Senegal, Nigeria, Tanzania, Burundi, Pháp, Canada và Hoa Kỳ.

Fidel Castro – Chân dung một huyền thoại

Lãnh tụ Cuba Fidel Castro luôn là một nhân vật có tầm ảnh hưởng lớn, một biểu tượng về một con người kiên cường đấu tranh cho tinh thần độc lập dân tộc và vì cuộc sống ấm no, hạnh phúc của con người.
Trên thế giới, ít người đạt được niềm vinh quang ghi tên mình vào huyền thoại ngay khi đang sống. Fidel Castro là một trong số đó. Ông thuộc lớp các nhà cách mạng kiệt xuất của thế giới thứ ba từng cống hiến đời mình cho lý tưởng tự do và giải phóng dân tộc như Hồ Chí Minh, Nelson Mandela, Che Guevara… Fidel đã trở thành một người anh hùng, một nguồn cổ vũ tinh thần của những dân tộc nghèo đói và bị áp bức trên thế giới.
Dưới sự lãnh đạo của vị “Tổng tư lệnh kính yêu” Fidel Castro, nhân dân Cuba đã vượt qua bức tường phong toả hơn 40 năm của Mỹ, đập tan thế “thuyền đơn giữa đại dương tư bản chủ nghĩa”, lập nên những kỳ tích làm kinh ngạc cả thế giới.
Fidel Castro sinh ngày 13/8/1926, trong một gia đình giàu có tại thị trấn nhỏ Biran, nhưng chàng thanh niên này lại quyết định đi theo con đường vô sản để tìm lại công bằng cho nhân dân lao động.
Tên tuổi của Fidel Castro gắn liền với vận mệnh quốc gia và cuộc sống của toàn thể nhân dân Cuba kể từ khi ông khởi binh tấn công pháo đài Moncada ngày 26/7/1953 chống lại chính quyền quân sự do Batista đứng đầu. Tuy sau trận đánh này, Fidel và nhiều nghĩa quân bị chính quyền độc tài Batista bắt giữ, đưa ra xét xử, nhưng Fidel đã tự bào chữa cho mình một cách hùng hồn bằng bài biện hộ làm chấn động chính quyền phản động mang tên: “Lịch sử sẽ phán quyết tôi vô tội”.
Trận tiến công trại lính Moncada tuy thất bại nhưng là cuộc đấu tranh vũ trang đầu tiên của cách mạng Cuba và làm Fidel nhận thức một chân lý đúng đắn sau này được chứng minh là: “Kẻ thù sợ nhất nhân dân khi họ cầm vũ khí đấu tranh; đấu tranh vũ trang phải đi đầu”. Có thể nói, trận tiến công trại lính Moncada chính là hạt giống cách mạng Cuba do chính tay Fidel ươm trồng.
Ngày 1/1/1959, tên độc tài Batista cuối cùng đã phải tháo chạy ra nước ngoài, quân khởi nghĩa do Fidel lãnh đạo tiến vào thủ đô, chính quyền lâm thời được thành lập. Sự kiện này đã mở ra một kỉ nguyên mới cho nhân dân Cuba, kỉ nguyên làm chủ vận mệnh của chính mình.
Ngay sau cách mạng Cuba thành công, các thế lực thù địch đã tiến hành nhiều âm mưu, thủ đoạn hòng bóp chết cuộc cách mạng non trẻ. Nhưng không hề nao núng, Fidel đã tích cực triển khai những hoạt động ngoại giao cấp cao, trở thành một trong những nguyên thủ quốc gia được chú ý nhất trên vũ đài chính trị quốc tế nhằm tranh thủ sự ủng hộ của bạn bè quốc tế đối với Cuba và phản đối chính sách cấm vận của Mỹ.
Kết quả là, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Cuba do Chủ tịch Fidel Castro đứng đầu, hơn 50 năm qua, đất nước Cuba đã có những thay đổi sâu sắc chưa từng có trong lịch sử. Hiện nay, Cuba có hệ thống y tế đứng hàng đầu thế giới. Tỷ lệ người dân Cuba biết đọc, biết viết đạt tới 98%. 100% trẻ em được đến trường và giáo dục hoàn toàn miễn phí.
Sau thành công của Đại hội Đảng cộng sản Cuba lần thứ VI (năm 2011), với hơn 300 cải cách được đưa ra, đất nước Cuba đang có những biến chuyển đáng kể. Năm 2013, tỷ lệ tăng trưởng GDP của Cuba là 2,7%, năm 2014 là 2,2% và năm 2015 là 4%. Xuất khẩu dịch vụ, đặc biệt là dịch vụ y tế là ngành kinh tế lớn nhất, mang về cho Cuba khoảng 6-8 tỷ USD/năm… Đặc biệt, sau hơn nửa thế kỷ cấm vận phi lý, cuối cùng, chính quyền Mỹ đã phải dỡ bỏ lệnh cấm vận và tái thiết lập quan hệ ngoại giao với Cuba vào ngày 20/7/2015. Đây là một sự kiện tích cực trong lịch sử quan hệ Mỹ-Cuba.
Với những thành tựu này, hiện thực Cuba là bằng chứng sinh động khẳng định trong thế giới đương đại, hoàn toàn có thể và cần xây dựng một xã hội khác với xã hội tư bản để đem lại hòa bình, độc lập cho các dân tộc và cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dân. Và trong những kỳ tích làm kinh ngạc cả thế giới của Cuba này đều ghi dấu ấn đậm nét của vị lãnh tụ tài ba Fidel Castro.
Ngày 18/2/2008, sau 49 năm lãnh đạo Cuba, Chủ tịch Cuba Fidel Castro đã chính thức tuyên bố nghỉ hưu và thôi không giữ chức Chủ tịch Hội đồng Nhà nước và Tổng Tư lệnh Các lực lượng vũ trang cách mạng Cuba.
Trong bức thư gửi nhân dân Cuba đăng trên báo Granma, Chủ tịch Fidel Castro khẳng định, ông muốn mở đường để thế hệ trẻ hơn tiếp tục nắm quyền. “Đây không phải là lời chia tay của tôi gửi đồng bào. Ước nguyện lớn nhất của tôi là làm một người lính trên mặt trận ý tưởng”. Quyết định trên của Chủ tịch Fidel Castro được coi là một sự kiện mang tính bước ngoặt đối với đội ngũ lãnh đạo Cuba.
Dù không trực tiếp lãnh đạo công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc vì lý do sức khỏe, song Fidel vẫn được tham khảo ý kiến trong mọi quyết định chiến lược đối với sự sống còn của cách mạng Cuba. Kể từ khi rời khỏi các chức vụ lãnh đạo Đảng và Nhà nước Cuba, Fidel Castro vẫn tiếp tục đóng góp công sức của mình vào sự nghiệp xây dựng đất nước.
Ông liên tục có những bài viết phản ánh sắc sảo đăng trên tờ Granma, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Cuba. Tất cả những sự kiện quan trọng ông đều có bài phản ánh, như sự kiện Bin Laden bị Mỹ tiêu diệt trên đất Pakistan, khủng hoảng nợ ở Mỹ và một số nước thành viên EU, cuộc chiến của Mỹ ở Iraq, Afghanistan…
Với những cống hiến trọn đời cho đất nước Cuba, Fidel mãi mãi là một vị lãnh tụ, là linh hồn của cách mạng Cuba. Nhân dân Cuba không bao giờ quên ơn và yêu mến, kính phục ông. Trong lòng nhân dân Cuba, Fidel mãi mãi là lãnh tụ tinh thần, mãi mãi là Tổng Tư lệnh.

Xem phim Fidel Castro - Huyền thoại độc nhất của lịch sử Cuba
https://drive.google.com/file/d/14lO1m0b2hsCj8v0meJXHHFvxRPyhCdh5/view?usp=sharing

Bất Khuất | Invictus

Bộ phim tiểu sử này kể về tổng thống của Nam Phi Nelson Mandela sau khi ông ra tù và đứng lên lãnh đạo đất nước.

Câu chuyện diễn ra vào năm 1990 khi ông Nelson Mandela, nạn nhân của sự kỳ thị mầu da lâu đời nhất tại Nam Phi được trả tự do, sau 27 năm bị cầm tù. Bốn năm sau ngày được tự do, ông Nelson Mandela lên làm tổng thống Nam Phi, một đất nước còn kém phát triển, bị xâu xé bởi sự phân hóa giàu nghèo, bị chia rẽ bởi hận thù dân tộc. Cộng đồng người da trắng sống trong nỗi sợ bị trả thù, còn người da đen muốn xả hết nỗi phẫn uất, đòi lại tất cả những gì họ đã bị tước đoạt dưới ách thống trị của người da trắng.
Trong những ngày tháng đất nước còn lộn xộn đó, khi dân chúng chờ một cuộc cải tổ mạnh mẽ, Mandela lại dành nhiều thời gian cho đội bóng bầu dục. Bởi ông tin rằng sức mạnh của thể thao sẽ phá bỏ mọi rào cản ngôn ngữ, màu da và kéo mọi người dân đến gần với nhau hơn trong niềm tự hào dân tộc.
Đội bóng bầu dục của Nam Phi năm đó đã làm nên lịch sử khi chiến thắng giải World Cup dành cho môn bóng bầu dục vào năm 1995…

Thế giới chúng ta đang sống đúng chỉ là 1 Ma Trận

The Matrix - Ma Trận là bộ phim kinh điển, trong top 18 Bộ phim hay nhất mọi thời đại (theo xếp hạng trên IMDB) - là phim mình thích nhất - đáng xem nhất - coi lại nhiều nhất, cũng được mọi người coi là bộ phim "hại não" nhất từng có.

Sau biết bao năm trời, nhiều người vẫn chưa hiểu được toàn bộ ý nghĩa của bộ phim Ma Trận - một trong những tuyệt tác của lịch sử điện ảnh thế giới!
Thế giới chúng ta đang sống đúng chỉ là 1 Ma Trận mà thôi - Làm sao để thoát khỏi Ma Trận đó thì đợi xem các bạn thức tỉnh, giác ngộ và hành động đến đâu )))))) Còn gì nữa thì các bạn suy ngẫm thêm


Xem thêm 1 số review về ý nghĩa của phim:
  • Ma Trận - Bộ phim sinh nhầm thế hệ!
Nhiều người sau rất, rất nhiều năm xem Ma Trận, không hiểu được ý nghĩa thực của nó. Thậm chí có không ít người còn phê phán đoạn kết của phim vì nó quá mông lung. Giá trị của phim quả thực mất rất nhiều năm sau ngày nó ra đời, người ta mới hiểu hết được ý nghĩa. Một số người còn nói Ma Trận sinh nhầm thế hệ vì thời bấy giờ bộ phim mang quá nhiều ý tưởng đột phá trong thời kỳ công nghệ máy tính mới bắt đầu lên ngôi.
Canh bạc của The Oracle
The Oracle, bà ta là một người vô cùng khéo léo. Suốt bấy lâu chúng ta nghĩ bà chỉ biết làm bánh quy và cho người lạ những viên kẹo, nhưng sự thật bà mới là người điều khiển. Bà điều khiển Neo, Trinity và Morpheus. Bà điều khiển The Merovingian và điều khiển cả The Architect. Nếu ông có một cái đầu bằng xương bằng thịt giờ này chắc nó vẫn quay như chong chóng trước những nước cờ của The Oracle.
The Oracle, thuật lại bằng lời của The Architect, là một chương trình trực quan được tạo ra với mục đích điều tra tâm lý con người, vốn xuất hiện từ những ngày đầu của Ma Trận. Bà đã chứng kiến 5 chu trình của Ma Trận và mỗi lần đều dẫn đường cho The One xuyên suốt cuộc hành trình. Nhưng qua thời gian, mục đích của bà thay đổi: bà học hỏi về tâm lý con người nhiều hơn bất cứ chương trình hay máy móc nào khác. Bà đã thấy họ vùng lên, chiến đấu, gục ngã và lại đứng dậy để tiếp tục bước đi. Bà đã thấy họ sống, yêu và hy sinh. Bà thấy The One đi theo con đường được chọn. Bà thấy mọi người đặt niềm tin vào The One và làm mọi thứ nhằm giúp anh hoàn thành mục đích. Bà thấy tất cả. ​ ​
Và như đã nói, bà học hỏi. Khi mỗi chu trình của Ma Trận được tái lập, The Oracle học thêm một chút về tâm lý con người, một chút về lý do khiến họ trở nên đặc biệt. Với nguồn kiến thức này, cùng sự chán ghét trước một cuộc chiến không hồi kết và khao khát thấy con người sánh ngang hàng với máy móc thêm một lần nữa, chúng ta thấy mục đích hoàn toàn mới cho The Oracle và hành trình tạo nên một canh bạc hết sức thú vị.
Với Neo và chu trình thứ 6 của Ma Trận, The Oracle cuối cùng cũng có ứng viên hoàn hảo để đạt được thứ mình muốn: đó là kết thúc chiến tranh. Cứ mỗi lần The Architect cân bằng phương trình của Ma Trận, bà lại khiến nó mất cân bằng. Đôi chút thông tin bà trao cho Morpheus, Trinity và Neo trong phần phim đầu tiên là một cái đẩy nhẹ nhàng về hướng mình muốn, nhằm chắc chắn rằng mọi thứ diễn ra theo ý của mình.
Neo không phải là The One? Không sao, bà khiến Neo nghĩ rằng anh chỉ là một kẻ có cũng như không, giúp được chút nào hay chút đấy. Điều ấy đảm bảo rằng Neo đi theo con đường của một vị anh hùng, sẵn sàng hy sinh thân mình để mang tới thành công và giúp cho đôi vai nhỏ bé của một hacker không bị đè nặng bởi cả thế giới. Trinity yêu The One? Nó giúp mối liên kết của Neo với nhân loại trở nên rõ ràng hơn, mối liên kết mạnh mẽ tới một con người cụ thể, cho Neo lựa chọn đúng trong căn phòng của The Architect. Ở đoạn cuối của Ma Trận, Neo không thể chết vì Trinity yêu anh, và vì thế anh là The One, giúp mối liên kết ấy thiết lập thành công nếu không mạnh mẽ hơn trước. ​ ​
Trong Reloaded, câu nói "Tôi bảo vệ thứ quan trọng nhất" của Seraph chính là bằng chứng gợi mở cho điều ấy. Chẳng phải The One mới là quan trọng nhất sao? Không hẳn. The One chỉ là một con tốt trong ván cờ của The Oracle. Là một con tốt mang sức ảnh hưởng lớn, nhưng chỉ là một con tốt không hơn. Canh bạc của The Oracle mang rủi ro cao và bà quan trọng hơn tất cả mọi thứ. Đơn giản vì thiếu bà sẽ không còn hy vọng trong việc phá vỡ vòng luân hồi và kết thúc chiến tranh. The Oracle nhìn thấy cơ hội độc nhất trong sự nổi dậy của Smith, đó là việc đánh mất cân bằng của phương trình Ma Trận và tạo nên một cái kết khác hoàn toàn so với 5 chu trình trước đó.
Vì thế bà sử dụng Seraph để bảo vệ mình cho đến thời điểm quan trọng nhất và bà tiếp tục mớm cho Neo từng chút thông tin nhằm đảm bảo anh làm theo đúng tính toán. Trong công viên, bà cho anh một cái vỗ vai và nói rằng anh đã quyết định số mệnh của Trinity. Hẳn nhiên quyết định ấy không phải là để cô chết. Quyết định ấy bắt nguồn từ sự sống, và sự sống đến từ tình yêu. Trở lại phân cảnh trong căn bếp của The Oracle ở phần phim Revolutions, vốn biết Smith đang ở rất gần, bà giúp cho Neo hiểu rằng Smith mới là mục tiêu chứ không phải bè lũ máy móc.
Vai trò của Neo không phải là bước chân vào cuộc chiến, mà là đối mặt Smith, nhưng vì sao? Vì mọi thứ có khởi đầu đều có kết thúc. Bạn, tôi, Smith, cuộc chiến, sự cầm tù của máy móc, tất cả đều có thể và sẽ chấm dứt... Chính vì thế mọi sự hy sinh đều là cần thiết để đạt được cái kết cuối cùng. Sau khi Neo rời đi theo lời bà dặn, bà quyết định hy sinh thân mình cho Smith, hy vọng Neo nhận ra viễn cảnh trước mắt, rằng nếu anh thất bại đây sẽ là kết thúc của bà. Chính bà điều khiển Smith bằng cách cho hắn khả năng tiên đoán, khiến hẳn trở nên quá tự tin khi thấy cái kết đang tới gần.​ ​
Như The Oracle hy vọng, Neo tới thành phố máy để thương lượng về hiệp ước hòa bình và chính thức đối đầu với Smith. Sau cuộc chiến tay đôi, The Oracle tung con át chủ bài, đó là khiến Smith nhắc lại chính lời của mình về việc mọi thứ đều có khởi đầu và kết thúc, cho Neo động lực anh cần. Anh chấp nhận số phận của mình, khiến phương trình trở nên mất cân bằng và trao quyền điều khiển của Smith cho Dues Ex Machina.
Cũng như chính bản thân Smith từng nói "thiếu mục đích ta không thể tồn tại". Và nay khi Neo - mục đích duy nhất để Smith trở lại, đã bị hủy diệt, thì hắn chẳng còn gì để tiếp tục nữa. Với cái chết của Neo (phương trình bị mất cân bằng thêm một lần nữa nhờ vào The Oracle), The Architect cân bằng phương trình bằng cách xóa sổ Smith. Trong phân cảnh cuối cùng, The Architect thừa nhận mình đã bị lừa, nói với The Oracle là bà vừa chơi một trò chơi vô cùng nguy hiểm. Canh bạc dài hơi và đầy rủi ro của The Oracle đã thành công, bà mở đường cho sự tồn tại song song và hòa bình đầu tiên giữa máy móc và con người kể từ khi con người tạo ra máy móc rất lâu về trước.
Tất cả là về tình yêu.....
Vậy đâu là ý nghĩa của toàn bộ Ma Trận? Với vô số những ý niệm, ẩn dụ và biểu tượng hiện hữu trong mọi cảnh phim, thật khó để cô đọng tất cả vào một dòng duy nhất. Nhưng ngay cả điều ấy cũng không thể ngăn chúng ta. Trên thực tế, dù nghe có vẻ ủy mị, nhưng ý nghĩa của toàn bộ ba phần phim Ma Trận là về tình yêu.
Một phân cảnh quan trọng trong việc nhìn thấu quá khứ và đặc biệt là tương lai của Ma Trận xuất hiện ở đoạn đầu Revolutions. Neo, bị giam hãm trong một ga tàu điện ngầm kết nối giữa hai thế giới, vô tình gặp một "gia đình", bao gồm người cha, người mẹ và đứa con gái. Từ người cha, Rama-Kandra, Neo học được một bài học vô cùng quý giá. Rama-Kandra và vợ của ông (cả hai đều là chương trình máy tính) đã tạo ra một cô bé có tên Sati. Sati là một chương trình không có mục đích và sẽ bị xóa khỏi máy chủ nếu bố mẹ em không thể giữ bí mật về con gái mình. Chính vì thế họ thỏa thuận với The Merovingian để đưa Sati vào Ma Trận, nơi The Oracle có thể chăm sóc em.​ ​
Tại sao những chương trình ấy lại quan tâm đến việc Sati sẽ gặp phải chuyện gì? Tại sao ngay từ ban đầu họ lại tạo ra cô bé?.. Câu trả lời là vì tình yêu. Tất nhiên không phải "tình yêu" được hiểu theo một trạng thái cảm xúc của con người, mà là một từ biểu tượng cho sự kết nối sâu sắc giữa hai thực thể. Cũng như Rama-Kandra giải thích, tình yêu chỉ là từ ngữ mà thôi.. điều quan trọng là ý nghĩa mà anh gắn vào từ ngữ ấy. Hai chương trình này mang sự kết nối sâu sắc với nhau, một sự kết nối mà họ dùng từ "tình yêu" để biểu lộ, và nó mang một ý nghĩa gần gũi với sự hiểu biết của Neo về từ ngữ đó.
Sự giác ngộ này, về việc những thực thể máy móc có thể cảm nhận điều như thế, là hết sức quan trọng với Neo. Họ vốn biết về tình yêu và luôn có khả năng yêu, nhưng quân kháng chiến không biết điều đó. Liệu còn những khía cạnh con người nào khác mà họ còn có thể vươn tới? Sự nhân từ? Sự cảm thông? Và chúng ta đã thấy rõ họ phát triển ý niệm về sự bảo tồn bản thân mạnh mẽ đến như thế nào, vốn cũng chính là nguyên nhân dẫn đến cuộc chiến. Suy nghĩ ấy tác động đến Neo xuyên suốt chiều dài bộ phim.​ ​ Trước đó, có rất ít bằng chứng chỉ ra việc Neo có thể lý lẽ với máy móc, rằng anh có thể cho họ nhìn ra nền hòa bình trong tương lai. Họ đơn giản là những cỗ máy giết người với logic ẩn sâu trong các bo mạch chỉ bật hoặc tắt, có hoặc không, tốt hoặc xấu. Nhưng Neo học được từ Rama-Kandra rằng nhân loại vẫn còn hy vọng vì máy móc đã sở hữu khả năng cơ bản và tốt đẹp nhất của con người.. đó là yêu.
Chúng ta tin rằng sự giác ngộ này đã tạo nên nền móng cho hiệp ước hòa bình mà Neo thương lượng với Deus Ex Machina - một hiệp ước mà chưa ai từng nghĩ nó có thể.. Nhưng nhìn lại, Neo đã làm được tất cả. Tương lai của Ma Trận nay trở nên rộng mở hơn bao giờ hết với vô vàn khả năng. Nhưng còn quá khứ thì sao?
Tình yêu thấm đượm xuyên suốt quá khứ của Ma Trận. Vô vàn những sự kiện quan trọng dựa trên tình yêu của người này với người khác, dựa trên mối liên kết mạnh mẽ giữa hai người. Trong Ma Trận, The Oracle từng nói.."Là The One cũng như khi đang yêu". Lúc đó, chúng ta không thể biết câu nói ấy phản chiếu đúng sự thật đến thế nào và mang nhiều tầng nghĩa đến đâu. Liệu Cypher có phản bội nếu Trinity cho anh thấy đôi chút ấm áp và cảm thông? Chúng ta không thể biết. Nếu Neo không cảm thấy mối liên kết mạnh mẽ với Morpheus liệu anh có liều cả mạng sống để cứu ông?..
Và tất nhiên, liệu Neo có trở lại ở đoạn cuối bộ phim nếu Trinity không thể hiện tình yêu với mình? ​ ​ Trong Reloaded, tình yêu giữa Trinity và Neo được đưa vào trọng tâm chính. Hình ảnh họ dưới mái vòm trong bữa đại tiệc ăn mừng tại Zion mang sức ảnh hưởng quan trọng đến những gì sẽ xảy ra, vì tình yêu ấy thúc đẩy Neo. Anh không thể một mình làm tất cả mọi chuyện, anh cần Trinity để tiến lên phía trước.
Vì tình yêu ấy, Neo gặp phải cơn ác mộng, dẫn tới việc anh nói Trinity đừng vào Ma Trận nữa. Vì tình yêu ấy, cô làm theo lời anh nhưng vẫn bước vào Ma Trận sau khi biết Neo đang gặp nguy hiểm. Và trên tất cả, cũng chính vì tình yêu ấy mà Neo đã chọn cánh cửa trở lại Ma Trận để cứu Trinity thay vì làm theo điều mà The Architect muốn, dẫn tới một loạt những sự kiện mang tới hòa bình sau đó.
Mỗi ngã rẽ quan trọng của con đường này rất có thể sẽ kết thúc một cách hoàn toàn khác nếu tình yêu không đứng đằng sau sự lựa chọn của con người. Tình yêu đóng một vai trò quan trọng trong những quyết định đó. Nếu Niobe không còn yêu Morpheus liệu cô có giúp anh chống lại Chỉ huy Lock? Sự giúp đỡ của cô đóng vai trò sống còn cho nhiệm vụ. Nếu Link không còn yêu hai người anh Tank và Dozer, liệu anh có tình nguyện gia nhập tàu của Morpheus để đối mặt với mọi nguy hiểm?​ ​ Trong Revolutions, tình yêu của Zee với Link cũng là nguyên nhân để cô tham gia vào quân đội kháng chiến. Sự tác động của cô trong việc hạ gục máy khoan là vô cùng lớn lao. Tình yêu của Niobe với Morpheus cũng hết sức quan trọng trong việc quyết định trao tàu của cô cho Neo và lái chiếc Hammer trở lại Zion. Nếu không phải vì tình yêu thì liệu cô có tin vào niềm tin bất diệt của Morpheus trước Neo? Cũng chính vì tình yêu mà Trinity cứu Neo khỏi ga tàu điện ngầm. Khi The Merovingian hỏi "Cô thật sự sẵn sàng chết vì người đàn ông này?", chính Persephone trả lời "Cô ấy sẵn sàng, cô ấy sẽ giết từng người trong số chúng ta nếu cần thiết... vì cô ấy đang yêu.".. Và tất nhiên Trinity đã làm như thế. Chính cô là người đã đưa Neo vượt qua thử thách trong thành phố máy. Chính vì tình yêu của Neo dành cho Trinity và dành cho nhân loại đã dẫn đến cuộc chiến giữa anh và Smith, cũng như dẫn đến thương lượng máy móc và con người.
Cuộc chiến cuối cùng của Neo với Smith là lời khẳng định trực tiếp về sự quan trọng của tình yêu trong ba phần phim. Smith lớn giọng với Neo "Tại sao Mr. Anderson, tại sao anh lại làm thế? [...] Liệu có phải vì tình yêu? Chỉ là ảo ảnh mà thôi Mr. Anderson. Chỉ là sự thay đổi bất thường của nhận thức.
Tất cả chúng chỉ là một sản phẩm nhân tạo như chính Ma Trận, cho dù chỉ có bộ óc của con người mới có thể sáng tác ra một thứ nhạt nhẽo như tình yêu. ."​ ​ Rama-Kandra sẽ có đôi điều để phản bác lại luận điệu đó của Smith. Hai chương trình với những lý tưởng rất khác về tình yêu. Nhưng liệu một trong hai có đang phát triển vượt bậc hơn kẻ còn lại? Đó chính là lý do quyết định việc Smith thất bại. Hắn bị bỏ lại bởi một thế giới đang thay đổi, với những chương trình như Rama-Kandra đang mở đường đến một tương lai nơi con người và máy móc có thể thấy điểm chung thay vì nhìn sâu vào khác biệt của mỗi bên.
Đây là một thế giới cần gửi lời cảm ơn đến tình yêu vì sự tồn tại của nó. Đây là một thế giới mà Neo đã trao cho con người, một thế giới đánh đổi bằng sự hy sinh của anh. Thế giới ấy là nơi mà định nghĩa về kẻ thù bị xóa sổ bởi nó là mầm mống của vấn đề chứ không phải cách giải quyết. Thế giới ấy là nơi những đấng sáng tạo và những thứ họ tạo ra có thể sống bình yên với nhau. Neo đã trao cho con cháu mình, những thực thể tạo nên bằng cả cơ khí lẫn da thịt, một thế giới nơi mà máy móc có thể học cách yêu.
Bộ phim là cuộc chiến giữa The Architect (Kiến Trúc sư) và The Oracle (Nhà Tiên Tri)
Còn Neo hay những người khác chỉ là những con tốt mà thôi!
Công bằng mà nói, Neo không phải là Người Được Chọn. Người Được Chọn chính là Nhà Tiên Tri.
 
Copyright © 2013-2033 CÔNG NGHỆ ET
Powered by MẠNG LƯỚI HỢP NHẤT