Cuộc hành quân táo bạo của "người hùng" Simon Bolivar năm 1819 qua những vùng vúi hiểm trở để giành lại Colombia đã khơi dậy làn sóng nổi dậy của những người dân thuộc địa, thực hiện các cuộc khởi nghĩa giành độc lập, giải phóng các quốc gia Nam Mỹ, để lại một chủ nghĩa lớn vẫn còn giá trị đến tận ngày nay.
Phác họa "người hùng giải phóng Nam Mỹ"
Tiếp thu những tư tưởng của các nhà khai sáng thế kỷ XVIII, là nhà cách mạng nổi tiếng, người lãnh đạo các phong trào giành độc lập ở Nam Mỹ đầu thế kỷ 19. Khi mới 24 tuổi, ông đã được nhiều người biết đến với tài chỉ huy cuộc cách mạng dân tộc; được mệnh danh là "Người giải phóng" hay "George Washington" của Nam Mỹ.
Những cuộc chiến đấu do ông lãnh đạo đã lật đổ sự thống trị của Tây Ban Nha, giành độc lập cho 6 quốc gia ngày nay là: Venezuela, Colombia, Panama, Ecuador, Peru, và Bolivia.
Tài thao lược, cầm quân trên chiến trường
Vào năm 1806, âm mưu đảo chính của Francisco Miranda không thành, nhưng vào năm 1810, lợi dụng thất bại của Tây Ban Nha trong cuộc chiến với Napoleon, chính quyền ở Caracas lung lay vì những cuộc nổi loạn, Simon Bolivar đến Thủ đô London để tìm kiếm những thế lực ủng hộ về chính trị và ông đã gặp được Miranda đang sống tại đó trong cảnh chạy loạn, ông thuyết phục vị lãnh tụ này liên hiệp với mình trong cuộc đấu tranh giành quyền độc lập.
Năm 1811, Venezuela tuyên bố độc lập, nhưng ngay năm sau, những người khởi nghĩa đã bị quân lính Tây Ban Nha đánh tan. Thượng đế dường như hãy còn đứng về phía mẫu quốc Tây Ban Nha, và Bolivar phải lùi về vùng Tân Granada (nay là Colombia).
Nhưng vào năm 1815, binh lính Tây Ban Nha đã buộc Bolivar tháo chạy về vùng Tây Ấn. Tại đây, ông đã soạn thảo một văn bản nổi tiếng là "Bức thư gửi từ Jamaica", trong đó ông đã trình bày hết những luận điểm chính của cuộc đấu tranh khá lâu dài nhằm giành lại độc lập.
Sau khi trở về lục địa, Bolivar đã tiến hành một chiến dịch kéo dài 12 năm và chiến dịch đó kết thúc bằng việc lật đổ hoàn toàn ách thống trị của Tây Ban Nha tại Mỹ Latinh.
Cuộc chiến tranh bùng nổ vào năm 1819 ở vùng Tân Granada là cuộc chiến tranh "bách chiến, bách thắng" chưa từng thấy trong lịch sử chiến tranh của các dân tộc trên thế giới đòi quyền độc lập - Kế hoạch táo tợn của Simon Bolivar là ở chỗ, dẫn một đạo quân hơn 2.000 người vượt qua những vùng thung lũng tràn ngập nước mưa, và sau đó lại chuyển quân qua vùng núi cao của dãy Andes, rồi bất ngờ tấn công cứ điểm kiên cố của người Tây Ban Nha ở Bogota.
Tại thành lũy cứ điểm Bogota, Bolivar đã tuyển quân bổ sung để bước vào cuộc hành quân mới. Với niềm tin mãnh liệt rằng, tinh thần yêu nước của quân đội đã giúp những người lính chịu đựng mọi thử thách khốc liệt, Bolivar lên đường hành quân vào tháng 5, đồng thời lựa chọn một tuyến hành trình gian khổ nhất vào thời điểm không thích hợp trong năm.
Ông chỉ huy 1.300 lính bộ binh và 800 lính kỵ binh. Quân đội hành quân dưới trời mưa tầm tã. Những bộ quần áo chưa kịp khô đã vội mục nát và rách bươm. Ngay cả những dòng suối dễ nhận thấy trong mùa khô hạn nay cũng biến thành những dòng thác đổ ào ào mà chỉ có thể vượt qua bằng những con thuyền làm bằng da bò đực. Còn một số dòng sông những chiến binh buộc phải lội đến ngang thắt lưng trong một thứ nước đen ngòm, ngàu bùn và chỉ có cá sấu và loài cá răng dao hoang dã.
Nhưng nhờ tính kiên định của Bolivar và các tướng lĩnh dưới quyền chỉ huy của ông và nhờ cả vào lòng tin không gì lay chuyển nổi vào sự tất thắng mà do đó tinh thần chiến đấu của các binh lính không bị suy sụp. Khi đến gần dãy Andes, một vị chỉ huy của đội du kích đã liên hệ với Bolivar, đó là Francisco de Paula Santander, và ngày 12-6-1819, cả 2 đội quân đã hợp nhất lại, giành chiến thắng trước đội quân bảo hoảng của tướng Hosa Barreiro, giải phóng vùng Tân Granada.
Vào tháng 12-1819, Bolivar được bầu làm Tổng thống xứ Tân Granada, còn Santander được cử giữ chức Phó Tổng thống. Sau 3 ngày được bổ nhiệm, Bolivar tuyên bố thành lập một quốc gia mới với tên gọi Đại Colombia, bao gồm: Venezuela, Tân Granada và Quito (nay là Ecuador).
Giá trị tư tưởng lớn
Cuộc chiến tranh giành độc lập đã chấm dứt ách thống trị của Tây Ban Nha tại Nam Mỹ nhưng lại làm nảy sinh một làn sóng xung đột xã hội sâu sắc.
Việc chuyển đổi chính quyền từ giới quý tộc Tây Ban Nha sang tay giới quý tộc bản xứ, nhưng trong cuộc sống của phần đông dân chúng bị thống trị mà chủ yếu nằm ở bậc thang cuối cùng của xã hội lại chẳng có gì thay đổi.
Bolivar khá nản chí vì tình trạng "vô chính phủ" xảy ra sau khi giành độc lập, đã quyết định đấu tranh với tình trạng vô trật tự bằng cách thông qua những hiến pháp độc tài. Như vậy, Hiến pháp của Bolivia thông qua vào năm 1826 đã dành cho Tổng thống phần lớn quyền hành, kể cả quyền bổ nhiệm người kế vị.
Thời gian sau, một hiến pháp không kém phần tàn bạo hơn được thông qua ở Peru, thế nhưng, niềm hy vọng của Bolivar nhằm tạo lập ở Mỹ Latinh một nước cộng hòa thống nhất đã không hoàn thành: năm 1829, sau nhiều năm nội chiến, Venezuela tách khỏi Colombia.
Chẳng bao lâu sau, chính bản thân Bolivar cũng thấy rõ rằng, châu Mỹ Latinh tan rã thành những quốc gia riêng biệt là điều không thể nào tránh khỏi. Nhưng dẫu sao vẫn tồn tại một thắng lợi cơ bản giữa châu Mỹ Latinh và những nước khác trên thế giới bắt đầu thắt chặt và củng cố những mối quan hệ thương mại. Họ dùng cà phê, đường và thuốc lá để đổi lấy những hàng hóa công nghiệp để chở đến Tân Thế giới.
Cũng cần phải công minh khi đánh giá về những thành tựu của Bolivar, ông đã góp công lớn trong việc thúc đẩy các quốc gia Mỹ Latinh giành độc lập dân tộc, đồng thời để lại một giá trị tư tưởng lớn - "Chủ nghĩa Bolivar".
Đây là một tập hợp các học thuyết chính trị mà một số nước Nam Mỹ từng theo đuổi, đặc biệt là Venezuela. Chủ nghĩa Bolivar bao gồm 07 điểm chính: độc lập dân tộc, quyền tự chủ của nhân dân, công bằng xã hội, giáo dục toàn dân, chống tham nhũng, chống chủ nghĩa quân phiệt và liên kết Mỹ Latinh.
Trong cuộc bầu cử Tổng thống nhiệm kỳ thứ 3 năm 2012, Tổng thống Hugo Chavez đã công bố bản kế hoạch mới mang tên "Chủ nghĩa xã hội Bolivar" với những sáng kiến tiến bộ nhằm đưa đất nước tiến lên "Chủ nghĩa xã hội thế kỷ XXI".
Kế hoạch trình bày những mục tiêu cụ thể cho từng ngành, như củng cố chăn nuôi; tăng cường sản lượng lương thực; khai thác dầu hỏa; xây dựng hệ thống chính quyền cơ sở, sản xuất công nghiệp; tăng cường sức mạnh quân sự; và tham gia thúc đẩy một thế giới đa cực…
Mục tiêu bao quát nhất là "bảo đảm tính kế tục và vững mạnh của Cách mạng Bolivar", làm cho việc xây dựng chủ nghĩa xã hội trở thành một xu thế tất yếu, không thể thay đổi; tiếp tục những chương trình mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho người nghèo; tăng cường sự kiểm soát của chính phủ đối với các hoạt động kinh tế và quốc hữu hóa những công ty, tập đoàn thuộc các ngành kinh tế mũi nhọn.
Chính quyền Venezuela ngày nay (dưới sự lãnh đạo của Tổng thống Nicolas Maduro) cũng là một bộ máy chính trị có tính kế thừa chủ nghĩa Bolivar và những cải cách phù hợp với thực tế xã hội.
Tuy nhiên, do sự lãnh đạo chưa hiệu quả; nền kinh tế quá phụ thuộc vào dầu mỏ và sự can thiệp mạnh mẽ của Mỹ và phương Tây đang khiến Venezuela rơi vào cuộc khủng hoảng chính trị xã hội trầm trọng nhất từ trước tới nay, đứng trước bờ vực của sự sụp đổ nếu không có những bước đi mới cải thiện tình hình trong thời gian tới.
------------------------------------------
Hãy cùng xem NGƯỜI GIẢI PHÓNG - The Liberator
Bộ phim kể về một anh hùng có thật trong lịch sử. Đó chính là Simon Bolivar, người đã chiến đấu hơn 100 trận chiến chống lại đế chế Tây Ban Nha ở Nam Mỹ. Ông cưỡi trên 70.000 dặm trên lưng ngựa. Các chiến dịch quân sự của ông bao phủ hai lần lãnh thổ của Alexander Đại đế.