BREAKING NEWS

Phát triển Tâm thức

MẠNG LƯỚI HỢP NHẤT

Chuyển hóa Địa cầu

Donald Trump: “Kẻ hủy diệt” - The Destroyer


Donald Trump rõ ràng không phải là một đảng viên Cộng hòa chuẩn mực. Giới lãnh đạo Đảng và các quan chức dân cử chống lại ông này trong suốt kỳ bầu cử sơ bộ, và rất nhiều người vẫn chỉ miễn cưỡng ủng hộ ông. Trump hiện đang hướng một vài đề xuất chính sách của mình nghiêng về các tư tưởng dòng chính của Đảng Cộng hòa, nhưng ông cũng kiên quyết duy trì bản sắc riêng biệt của mình.
Sự pha trộn ý thức hệ kéo theo đó bao gồm ba cấu phần chính: tâm lý thù địch và kỳ thị người nhập cư, luận điệu ngông cuồng chống tự do thương mại, và cảm tính chống chính phủ cực đoan. Nếu tách ra riêng lẻ, bất kỳ thứ nào trong số đó cũng đều nguy hiểm. Và nếu đặt cạnh nhau, chúng sẽ gây ra một đòn choáng váng đối với sự thịnh vượng của Hoa Kỳ và toàn cầu, đồng thời cũng làm suy yếu an ninh quốc gia và quốc tế.
Không còn nghi ngờ gì nữa, Trump là Tổng thống Hoa Kỳ kỳ thị người nhập cư nhất từng thấy trong thời hiện đại. Ý tưởng đầu tiên và cũng là khẩu hiểu quan trọng hơn cả của ông là “xây một bức tường” dọc theo biên giới phía nam nước Mỹ, thứ được cho là sẽ ngăn cản dân nhập cư Mexico và các nước Mỹ Latinh khác. Ông cũng muốn trục xuất 11 triệu người và ngăn chặn toàn bộ người Hồi giáo.
Đây là công thức dẫn tới một nhà nước cảnh sát – kiểm tra nhân thân, khám xét đột xuất nhà dân, và khuyến khích hàng xóm tố cáo lẫn nhau. Điều này về cơ bản cũng chống lại chính người Mỹ, theo nghĩa hủy hoại mọi thứ mà đất nước này đã đạt được. Hoa Kỳ là một quốc gia của người nhập cư – là nước giỏi nhất thế giới trong việc hòa nhập những người nhập cư mới. Chỉ sau một thế hệ sống trên đất nước này, không ai còn quan tâm đến nguồn gốc gia đình bạn.
Trump – và những người đưa ông ta đến quyền lực – sẽ vứt bỏ tất cả những điều đó. Tình trạng chia rẽ xã hội mà điều này mang lại không chỉ tự nó gây ra sự trì trệ kinh tế, mà còn dẫn đến sụt giảm GDP và thu nhập lâu dài.
Lập trường chống tự do thương mại trong chiến dịch của Trump cũng gây sốc tương tự, kể cả với cộng đồng doanh nghiệp. Trump thực sự muốn đối đầu với Trung Quốc và các nước khác thông qua một cuộc chiến tranh thương mại tiềm tàng, hoàn toàn lờ đi tác động đối với Hoa Kỳ (nơi xuất khẩu chiếm khoảng 14% toàn bộ hoạt động kinh tế). Hoa Kỳ đã mất 70 năm qua để giúp xây dựng một hệ thống toàn cầu, thứ phần lớn đã tạo điều kiện cho các nước xa gần giao thương hòa bình, bất chấp các lỗ hổng của nó. Tuyên bố của Trump về việc xé bỏ luật lệ là công thức cho một cuộc Đại khủng hoảng khác, với tình trạng thất nghiệp nghiêm trọng và hàng triệu người không thể chi trả cho tài sản thế chấp, các khoản vay sinh viên và các khoản nợ khác của họ.
Trump đã bổ sung thêm một vài chủ đề từ chương trình nghị sự phản đối chính phủ truyền thống của các đảng viên Cộng hòa, nhưng với hai điều chỉnh lớn. Cải cách tài chính sẽ bị hủy bỏ hoàn toàn, bất chấp hậu quả. Hoa Kỳ sẽ trở lại với những sắp đặt đã đưa hệ thống tài chính thế giới đến bờ vực sụp đổ hoàn toàn hồi năm 2008, và khiến nước này mất đi ít nhất một năm GDP (hơn 20 nghìn tỷ USD).
Ngoài ra, mức cắt giảm thuế mà Trump đề xuất sẽ rất lớn – từ đó gia tăng thâm hụt ngân sách liên bang và về căn bản làm tăng nợ công. Trump sẽ dựa vào tuyên bố chuẩn mực của Đảng Cộng hòa rằng cắt giảm thuế sẽ “tự bù đắp” hay dẫn đến sự tăng trưởng nhanh chóng. Những tuyên bố như vậy hoàn toàn không diễn ra như dự kiến trong kinh nghiệm của nước Mỹ hiện đại, kể cả dưới thời George W. Bush.
Cách tiếp cận chính sách kinh tế này là chủ nghĩa dân túy cổ điển: hứa hẹn với các cử tri những điều không thể, đặc biệt là khi tác động tiêu cực từ những lời hứa hẹn đó chỉ trở nên rõ ràng trong tương lai. Nếu Trump đắc cử, người Mỹ có thể chờ đợi một dạng chu kỳ kinh tế như đã được lặp đi lặp lại ở nhiều nơi như Argentina suốt hơn 100 năm qua. Bất bình đẳng sẽ bị nới rộng, với sự giàu có tột cùng cho một số ít và thu nhập thấp cho rất nhiều người, theo sau đó là sự sụp đổ kinh tế đầy đau đơn mà trong đó, người giàu lại tiếp tục giàu hơn, tầng lớp trung lưu dần trở nên nghèo khó, và mạng lưới an sinh xã hội sẽ bị xé vụn.
Trong cuốn White House Burning (Đốt phá Nhà Trắng) của chúng tôi, James Kwak và tôi đã nhấn mạnh rằng tính bền vững tài khóa rất quan trọng không chỉ đối với sự thịnh vượng kinh tế mà còn cả an ninh quốc gia. Năm 1814, người Anh đã có thể thiêu rụi Nhà Trắng (và phần lớn các tòa nhà chính phủ khác ở Washington) bởi các chính trị gia nước Mỹ đã gần như hoàn toàn hủy hoại năng lực tài khóa của chính phủ trung ương. Hoa Kỳ lúc bấy giờ không có lực lượng hải quân hiệu quả, quân đội yếu kém, và thiếu khả năng huy động người dân trong trường hợp đối mặt với một tình huống khẩn cấp quốc gia rõ ràng.
Lời hứa hẹn của Trump “Khiến nước Mỹ trở nên vĩ đại một lần nữa” (“Make America Great Again”) là một sự bịp bợm chính trị. Các chính trị gia dân túy sẽ hứa hẹn bất cứ điều gì, kể cả những chính sách không tưởng hoặc sẽ dẫn đến những thảm họa hiển nhiên. Các chính sách mà Trump đề xuất cũng vậy: chúng sẽ phá hoại an ninh nước Mỹ, làm khủng hoảng nền kinh tế và hủy hoại hệ thống tài chính.
Chủ nghĩa dân túy độc đoán mà Trump hiện thân đã thách thức các nền dân chủ ít nhất từ khi Cộng hòa La Mã chấm dứt. Những kẻ độc đoán luôn vùi dập đối thủ – về mặt thể chất, tại các phiên tòa, và bây giờ là trên cả Twitter – để khiến họ im lặng.
Đối thủ của Trump không được để bị hăm dọa. Sự thăng tiến của ông ta biểu hiện thách thức sâu sắc nhất đối với nền dân chủ Mỹ kể từ khi Đức xâm lược Ba Lan năm 1939. Bác bỏ tư cách tổng thốn của ông ta là điều cần thiết để cứu vãn sự an nguy của nước Mỹ và thế giới.
Simon Johnson, nguyên kinh tế trưởng tại IMF, là giáo sư tại Trường Quản trị Sloan (MIT), nghiên cứu viên cao cấp tại Viện Peterson về Kinh tế Quốc tế, và là đồng sáng lập của blog kinh tế học hàng đầu mang tên The Baseline Scenario. Ông là đồng tác giả với James Kwak cuốn White House Burning: The Founding Fathers, Our National Debt, and Why It Matters to You.

Copyright: Project Syndicate 2015 – Donald the Destroyer

Tâm thư đẫm nước mắt gây chấn động của 1 du học sinh VN: (...) 
Những người phụ nữ sợ hãi vì vị Tổng thổng của họ là một tên hiếp dâm. Cộng đồng LGBTQ+ sợ hãi vì Phó Tổng thống Mike Pence tin rằng người đồng tính có thể “biến trở lại” thành người dị. (...) Trump có thể giàu, có thể tạo công ăn việc làm cho người dân Mỹ, nhưng ông ta đi lên bằng cách chà đạp người khác xuống, bằng cách bóc lột người lao động, xúc phạm phụ nữ, thì chẳng có gì đáng tự hào (...)

Lối Thoát của Nhân Loại: Nhìn lại Bản thân mình Tìm kiếm Lương tri…

Trong xã hội hiện đại coi nặng bạc tiền, lương tâm con người đã biến thành“chẳng đáng 1 xu”. Lòng người không ngay chính, thói đời suy bại đã trở thành khắc họa chân thực nhất của nếp sống hiện đại.


Rất nhiều người già, khi họ lấy cái tinh thần xây dựng đất nước thời kỳ đầu so sánh với xã hội hiện nay,thường cất lên những lời khiển trách không ngớt đối với nếp sống xã hội ngày nay, cuối câu chuyện họ thường thốt lên rằng:“Đây đều là do đồng tiền gây nên cả”.
Nhưng những người trẻ thời nay cũng luôn cảm thấy oan uổng, họ thường sẽ phản bác lại:“Vậy ông thử nói xem, ngoài đồng tiền ra, thì trên đời này còn có thứ gì đáng để theo đuổi hơn nữa đây?”.
Đối diện với cục diện khó xử này, chúng ta xác thực là không có lời gì để nói.
Một điều không thể phủ nhận, đó là đánh mất tín ngưỡng đã gây nên tư tưởng trống rỗng đối với đại đa số người dân hiện nay. Chủ nghĩa sùng bái kim tiền cũng đã tạo thành rất nhiều kẻ đầu sỏ trong mặt tối của xã hội này.Từ phạm vi toàn cầu mà nói, thiếu đi ước thúc tín ngưỡng cũng là tạo thành căn nguyên của rất nhiều vấn đề trên thế giới.
Vào thời xưa, người ta đều tín ngưỡng vào tôn giáo, tin vào Thần Phật, tin rằng Thần linh có mặt ở khắp nơi đang dõi theo hành vi thiện ác của mỗi người. Mọi người tin rằng chư Thần có thể dựa vào hành vi của mỗi người mà quyết định thọ mệnh đời này và phúc phận đời sau của họ.
Những người có tâm tu hành thì càng tin tưởng tu dưỡng đạo đức có thể khiến con người đạt đến vĩnh hằng của sinh mệnh, thoát khỏi biển khổ của luân hồi. Đây là biểu hiện tâm lý thông thường của người xưa, sống trong xã hội cần phải công chính, trong thế giới nội tâm luôn khao khát đạt được sự vĩnh hằng.
Vậy nên trong những thế kỷ trước đó, tín ngưỡng tôn giáo trong khi duy trì thế giới tâm linh của mọi người ở một mức độ cao, thì đồng thời cũng duy trì trật tự xã hội ở một mức độ ổn định.
Đến thời hiện đại, sự phát triển của khoa học kỹ thuật có thể nói là lớn mạnh vượt bậc, con người đã đi lên mặt trăng, du hành ngoài vũ trụ, bay ra ngoài hệ Mặt trời. Dần dần sự sùng bái đối với khoa học của con người đã vượt trên cả tín ngưỡng tôn giáo, con người thậm chí còn mong mượn khoa học để chứng minh sự tồn tại của Thượng đế và Thần.

thảm họa, nhân loại, lương tri, Bài chọn lọc,
Con người càng ngày càng trở nên vô cảm. (Ảnh: Internet)
Đồng thời sự không hoàn thiện của y học hiện đại cũng khiến cho mọi người tin tưởng rằng đại não sau khi chết đi, linh hồn của con người cũng không tồn tại nữa, từ đó không còn tin rằng có thiên đường và địa ngục nữa, càng không tin rằng sinh mệnh con người còn có đời sau.
Loại khoa học hiện thực này đối với mỗi một con người hiện đại mà nói quả thật là một trường kiếp nạn lớn của tinh thần. Bất kể là một người có tài sản hay không, địa vị xã hội thế nào, khi họ nghĩ đến bản thân cuối cùng cũng sẽ phải đối mặt với cái chết, vấn đề hiện thực không ai tránh được này, loại bi thương và bất lực trong tâm này, sẽ thường sinh ra ham muốn hưởng thụ nhất thời, loại tâm trạng cực đoan ích kỷ ấy cũng không có gì lạ.
Nếu như ở phương diện theo đuổi lợi ích ngắn hạn lại không có được cơ hội cạnh tranh công bằng, tất nhiên sẽ sinh ra cảm giác tiêu cực chán đời, thậm chí đối lập với xã hội.
Hiện nay, người đời chỉ ham muốn thoải mái và tận hưởng thú vui trong đời này, theo đuổi tốc độ tăng trưởng kinh tế cùng với lối sống phóng đãng, đã khiến cho môi trường sinh thái hủy hoại nghiêm trọng và ôn dịch hoành hành, lại cộng thêm vào luật chơi tranh đoạt tài sản và địa vị xã hội không công bằng, mức độ chênh lệch giàu nghèo đang mở rộng vô hạn; sự cám dỗ của những sản phẩm đồi bại và ma túy, khiến cho tội phạm bạo lực, hiện tượng thối nát, xung đột khu vực ngày càng gia tăng.
Trong đó bất kể là mắt xích nào hễ vượt qua giới hạn, con người trên toàn thế giới đều sẽ phải đối mặt với thảm họa ngập đầu. Điều khiến người ta thất vọng chính là lợi ích giữa quốc gia với quốc gia, tổ chức với tổ chức, con người với con người không hòa hợp với nhau, chỉ biết đến bản thân mà không màng đến người khác, kẻ lừa người dối, tranh đoạt mưu hại lẫn nhau, xã hội suy bại khiến cho toàn nhân loại không cách nào ứng phó với nguy hiểm chung.
Trong một tương lai không xa toàn nhân loại chúng ta sẽ phải đối mặt với đại kiếp nạn mang tính hủy diệt triệt để vốn không phải là chuyện giật gân, buồn lo vô cớ nữa.
Những người chính nghĩa cần phải cất lên một tiếng nói chung: Nhân loại đã đến thời khắc cần phải xây dựng lại tín ngưỡng và thống nhất về tâm linh rồi! Giờ đây mỗi một người chúng ta đều cần phải nhìn lại bản thân, trở về với lương tri chân chính. Cũng chính là lúc mỗi một người nên phải thận trọng cân nhắc một chút rằng cần phải theo con đường tâm linh và tiến hóa như thế nào.
Theo Tinhhoa

Startup Việt: Chọn "Liều lĩnh" hay "An toàn"?

Thay vì chọn "sáng tạo" và "liều lĩnh" như startup Mỹ thì các startup công nghệ tại Việt Nam lại chọn "sao chép" và "an toàn".
Startup phải sáng tạo hơn và “liều lĩnh” hơn doanh nghiệp lớn
Ngồi ở thung lũng Silicon, Hạnh Nguyễn, người có 5 năm làm việc trong vai trò lập trình viên tại Microsoft, trước khi khởi nghiệp với startup về thời trang mang tên Stuff N Style cho rằng, sở dĩ công nghệ được nhiều người chọn để khởi nghiệp đơn giản vì đây là ngành có lợi thế về “chi phí cố định” (fixed cost).

“Ngành công nghệ có thể tốn nhiều tiền trong giai đoạn đầu để xây dựng sản phẩm tốt nhưng bù lại, sản phẩm tiếp theo không tốn thêm chi phí nữa”, Hạnh Nguyễn chia sẻ.

Tất nhiên, điều đó không có nghĩa là hệ thống chứa được lượng người dùng vô hạn. Vẫn có những quy tắc khác chẳng hạn nếu quy mô tăng lên 10 lần thì hệ thống sẽ phải thiết kế lại. Mặc dù vậy, fixed cost cũng là ưu điểm lớn hấp dẫn nhiều người như Hạnh chọn công nghệ để khởi nghiệp, bên cạnh nông nghiệp hay y tế.

Tất nhiên, lợi thế chi phí kể trên chỉ là một phần. Điểm thu hút quan trọng đó là nhu cầu tìm kiếm giải pháp mới trên thế giới đang ngày một nhiều.

Thung lũng Silicon, nơi tồn tại các công ty công nghệ hàng đầu thế giới, startup vẫn phát triển mạnh mẽ và đảm nhiệm vai trò mà các DN lớn không làm được.

“Trong khi các DN lớn đòi hỏi những bước đi an toàn và thận trọng hơn thì các startup chính là những người sẵn sàng chấp nhận rủi ro để tìm tòi giải quyết những vấn đề mới”, Hạnh cho biết.

Hiểu đơn giản, startup nhỏ hơn nên phải sáng tạo hơn và “liều lĩnh” hơn DN lớn. Startup có nhiệm vụ phát hiện ra những bài toán mới, khó của thị trường và giải quyết chúng.

Ngày nay, khi các nhà đầu tư ngày một xem trọng vai trò của startup hơn, các Unicorn (những startup có giá trị trên 1 tỉ USD) đang xuất hiện ngày một nhiều. Như nhà sáng lập của Stuff N Style chia sẻ, cô không quá lo lắng về việc gọi vốn cho startup của mình. Ở thung lũng Silicon có rất nhiều những nhà đầu tư sẵn sàng bỏ tiền vào những thứ mới mẻ, miễn là đội ngũ startup đủ sức thuyết phục họ.


Startup Việt: Thiếu sự sáng tạo?

Đó là chuyện ở Mỹ, còn ở ta thì sao? Cùng với ảnh hưởng của trào lưu mở startup trên toàn thế giới, vài năm gần đây startup tại Việt Nam cũng manh nha hình thành và hiện đã trở thành một cộng đồng. Tương tự ở Mỹ, startup tại Việt Nam cũng chủ yếu hoạt động trong ngành công nghệ.

Tuy nhiên, dường như có một sự khác biệt quan trọng giữa một startup công nghệ ở Mỹ và Việt Nam.

“Lý do startup tại Việt Nam hoạt động nhiều trong ngành công nghệ đơn giản bởi nó … dễ làm, dễ tìm tài liệu. Nếu startup tại Mỹ đi vào tìm tòi, giải quyết những bài toán mới thì startup của Việt Nam trái lại, thường đi sao chép mô hình đã thành công trên thế giới rồi mang về áp dụng tại địa phương”, một chuyên gia lâu năm cũng khởi nghiệp trong ngành công nghệ tại Việt Nam nhận định.

Lời nhận xét trên không phải là không có lý khi cộng đồng startup của Việt Nam dù đang ngày một đông hơn, trẻ hơn, nhưng dường như vẫn không có nhiều những ý tưởng mới lạ. Trong khi đó, rất dễ để tìm ra các startup đang ăn theo mô hình đã thành công ở nước ngoài. Theo ý của vị chuyên gia này, startup Việt Nam đang thiếu đi một thuộc tính cơ bản trong định nghĩa về startup: Sự sáng tạo.

Thay vào đó là tư duy phải làm sao để giống với những gì các startup nước ngoài đã làm. Nói cách khác là “ăn theo” quốc tế. Đây là hướng đi an toàn hơn hẳn so với tìm tòi cái mới.

“Cuối cùng các startup Việt lại chọn giải các bài toán giống với các DN lớn khác. Đến khi có đại gia nhảy vào, startup không thể nào cạnh tranh nổi, cuối cùng chịu thất bại hoặc may mắn hơn là bị mua lại. Đó cũng là lý do startup tại Việt Nam khó có thể ‘grow big’”, vị chuyên gia chia sẻ.​

Thay vì chọn "sáng tạo" và "liều lĩnh" như startup Mỹ thì startup công nghệ Việt Nam lại chọn "sao chép" và "an toàn"

Một điểm thú vị là những DN Việt Nam mang tinh thần sáng tạo mà startup công nghệ trong nước đáng ra cần phải có lại hoạt động trong lĩnh vực phi công nghệ. Chẳng hạn, có thể kể tới Thế giới di động trong lĩnh vực bán lẻ điện máy hay Golden Gate trong lĩnh vực chuỗi nhà hàng. Họ tìm ra bài toán khó của thị trường, sáng tạo, đưa ra phương thức giải quyết và cuối cùng phát triển trở thành những DN tầm cỡ.

Việc startup công nghệ tại Việt Nam chọn giải pháp an toàn hơn có một phần lý do khách quan xuất phát từ khẩu vị của nhà đầu tư. Khác với thung lũng Silicon, các nhà đầu tư ở Việt Nam cũng thích đầu tư vào các startup đã "hòm hòm".

“Tại Việt Nam, số lượng quỹ đầu tư không nhiều, và họ cũng thường kỳ vọng startup phát triển đến một mức nhất định rồi mới đổ tiền vào. Nếu ở Mỹ, startup chứng minh bằng ý tưởng thì ở Việt Nam, startup phải chứng minh bằng con số”, Phạm Kim Hùng, sáng lập Tech Elite chia sẻ.

Trong trường hợp không thể phát triển lớn mạnh, việc xây dựng rồi đem bán lại cho DN khác cũng có thể xem là một thành công?

Đúng là hầu hết startup cuối cùng đều đem bán lại. Tuy nhiên, theo Hùng, bán startup là câu chuyện phát triển lâu dài, còn nếu ngay từ đầu startup đã “bám chặt” vào tư tưởng ‘làm để bán’ thì càng khó khăn hơn.

“Các startup đều biết câu nói của Guy Kawasaki: Nếu bạn chỉ nghĩ đến tiền, thì đừng có làm startup. Không phải vì tiền không quan trọng, mà nếu bạn chỉ nghĩ đến tiền, sẽ có những khó khăn bạn không thể vượt qua được, bởi có những lúc bạn sẽ chẳng có gì trên người”, Hùng chia sẻ.

Theo Tri thức trẻ
P/S: Liệu đến bao giờ thay đổi tình trạng này nhỉ?
Rõ ràng các startup nhà mình cần sáng tạo và liều lĩnh hơn.

Hiện giờ, các e sinh viên và nhiều bạn mong muốn khởi nghiệp nhưng lại không có tiền và thiếu tư vấn, hỗ trợ và mạng lưới phát triển.

Bên mình là angel investor và incubator chuyên đầu tư vào các startup web/mobile ngay từ giai đoạn khởi tạo ý tưởng đổi mới, sáng tạo với mạng lưới trên toàn cầu.

Các ace nào làm dự án tech sáng tạo và muốn thay máu từ "an toàn" sang "liều lĩnh", muốn go global có thể hợp tác. Xin gửi inbox đến Tam Phap hoặc SĐT: 0985 200 420 / 0938 67 2340 hoặc email: cso@smartpla.net / son.nguyen@fastercapital.com
Bên mình cũng mong muốn hợp tác với các tổ chức, mạng lưới, cá nhân đầu tư, hỗ trợ khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo Việt Nam.

Startup Việt: Thiếu Kế hoạch để Bứt phá

Vì sao kế hoạch chuẩn bị cho mốc tuổi 20 lại lại quan trọng như vậy? Nếu không có ước mơ hoặc sống vì ước mơ của người khác, bạn chỉ là cái bóng lờ mờ, nhợt nhạt. Nhưng nếu chỉ ước mơ chung chung mà thiếu quyết tâm và lộ trình rõ ràng, bạn sẽ lãng phí tuổi trẻ.

Lắng nghe và kiểm soát bản thân
Chị Nguyễn Thị Thiên Khoa, Phó Phòng Học vụ YOLA, cho biết, ngày trước, việc hướng nghiệp vẫn còn chưa được đầu tư tốt như hiện nay, dẫn đến việc nhiều bạn trẻ chạy theo những ngành học “hấp dẫn”, rồi ra trường làm trái ngành khá phổ biến. Còn bây giờ, khi hướng nghiệp được chú trọng, thì những người trẻ lại loay hoay với việc làm thuê hay làm chủ? “Hãy đặt trong mối quan hệ của ba yếu tố: tương lai, bản thân và động lực để trả lời cho câu hỏi “Tôi sẽ là ai trong 10 năm nữa?”, các bạn sẽ tìm được câu trả lời.
Chị Khoa cũng nhấn mạnh, tương lai và động lực không liên quan đến nhau, trong khi đó, mong muốn của bản thân mỗi người cũng lại biến thiên theo thời gian. Điều cần thiết là người trẻ phải thay đổi cho phù hợp với mong muốn của chính mình và kiểm soát bản thân để tạo động lực từ bên trong.
Đồng quan điểm, chị Trần Thanh Vân, điều phối viên kênh truyền thanh Radio Xone FM cho biết, trong bối cảnh thông tin lúc nào cung ngồn ngộn như hiện nay, không phải bạn trẻ nào cũng biết mong muốn thực sự của bản thân là gì, hay đó chỉ là sở thích nhất thời, đi cùng xu hướng. Chị chia sẻ: “Lắng nghe bản thân là kỹ năng quan trọng nhất.
Chỉ có lắng nghe bản thân, các bạn mới biết chia sẻ từ người khác có phù hợp không. Đồng thời, các bạn phải trải nghiệm thực sự lĩnh vực đó để tìm hiểu”. Thanh Vân cho biết, chị từng không tin vào những gì người ta nói vì cho rằng, kiến thức thì sách vở rồi internet có rất nhiều. Song, dần dà chị nhận ra mình học được nhiều điều hay từ những buổi nói chuyện với những người trong nghề, với thái độ học hỏi chân thành. “Nhờ đó tôi dần hoàn thiện kỹ năng, biết nhiều kiến thức và kinh nghiệm mà sách vở không có”, chị Vân chia sẻ.
Cần sự quyết đoán
Phân tích tâm lý người Việt trẻ, chị Thiên Khoa cho rằng, đến tận bây giờ, thế hệ 8x, 9x vẫn tồn tại tâm lý tự ti do xuất phát điểm thua kém hơn khi so sánh với các bạn trên thế giới. Do vậy, họ hoặc thường mơ cái gì đó rất xa xôi, không thực tế, hoặc chẳng dám ước mơ. Theo đánh giá của chị Thiên Khoa, nguyên nhân chính là do họ thiếu cơ hội, không dám đi tìm sự cọ sát.
Mặt khác, các bạn cũng rất lo lắng và bị chi phối khá nhiều trước ý kiến của người khác, bạn bè, và phụ huynh. “Lúc nào cũng lo phải làm vừa lòng người xung quanh, các bạn không thể tập trung hết năng lực của mình. Có quyết đoán, mạnh mẽ và tự quyết, nếu chẳng may thất bại, các bạn cũng có động lực để làm lại chứ không quay về chuyện muôn thủa là đổ thừa tại, bị...”, chị Khoa tư vấn.
Những nguyên nhân trên chính là lý do dẫn đến tình trạng giới trẻ Việt năng động, nhiệt tình khởi nghiệp nhưng lại dễ dàng “chết yểu”. Thống kê cho thấy, trong số gần 100.000 doanh nghiệp (DN) được thành lập hằng năm, số DN phải giải thể và ngưng hoạt động cũng cao không kém, bằng khoảng 70% số mới thành lập. Đáng ngại hơn, số DN bị giải thể và ngưng hoạt động trong 7 tháng đầu năm 2014 là khoảng 5.400 DN, nhưng tính trong tháng 9 tháng đầu năm 2015 đã vọt lên hơn 10.000, tức gần gấp đôi.
Thiếu sự quyết đoán, người trẻ gần như không dám trung thành với hoạch định của mình. Vẫn biết rằng, ở Việt Nam, những ràng buộc và trở ngại về pháp lý với việc khởi nghiệp không phải là ít, đặc biệt là khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn. Đã có tinh thần, có cả thị trường tốt để phát triển kinh doanh, nhưng nếu cứ để phong trào khởi nghiệp là tập hợp những đường bơi riêng của giới trẻ thì rõ ràng, sớm hay muộn gì thì phong trào ấy cũng rất dễ tàn.
Theo Hoàng Linh Lan/DNSG

ĐƯỜNG ĐẠO CỦA VỊ ĐỆ TỬ


Hôm nay chúng tôi xin nói về vấn đề: các Chơn Sư sẵn sàng thâu nhận đệ tử trong đám người ở ngoài đời, để huấn luyện họ trở thành những người phụng sự đắc lực cho nhân loại.
         Đối với nhiều người thì điều ấy rất là tốt đẹp và thiêng liêng. Đó là nguyện vọng của những người mong mỏi, một ngày kia có thể đến quỳ dưới chân các Ngài để tìm thấy ở các Ngài vừa là một người Thầy, vừa là một người bạn.
         Với sự chỉ dẫn của Chơn Sư, người đệ tử được dẫn dắt, giúp đỡ để tiến tới một trình độ cao tột, có thể đem khả năng của mình ra giúp đời.
         Có nhiều  người  không  có  nguyện vọng đó. Trái lại có rất nhiều người đang mong mỏi có được cái hân hạnh ấy.
         Đối với những người có chí nguyện tầm đạo thì sự tìm được một Chơn Sư dìu dắt là điều của họ thường mong mỏi ngày đêm.
         Cái nguyện vọng đó có thể thực hiện được mặc dầu chúng ta đang sống trong chốn phồn hoa náo nhiệt nầy. Vậy con đường đưa đến Chơn Sư là con đường có thể đạt được.
         Bây giờ chúng ta thử tìm hiểu vấn đề đó ra sao?
        Trước hết điều đó căn cứ vào đâu?
         Người ta cho rằng có hai con đường dắt tới chốn tinh thần mà người đệ tử Nam hay Nữ có thể noi theo.
         Con đường thứ nhất là con đường tiến hóa tự nhiên, noi theo luật tuần hoàn. Con đường đó có thể ví như con đường vòng, đi quanh chân núi, phải đi theo từng vòng từ dưới lên trên. Trên chót núi là địa vị cao cả của các vị Thánh Sư đã đắc đạo. Nếu người ta cứ mãi đi theo con đường vòng đó, thì rốt cuộc cũng có thể lên tới chót núi được.
         Tuy nhiên người ta nói rằng: ngoài con đường đó còn có một con đường khác.
         Con đường nầy không đi vòng như con đường trên mà nó dẫn ta đi tắt lên đỉnh núi.
         Mặc dầu tất cả nhân loại đều được sư giúp đỡ của các Đấng Cao cả, nhưng đối với những người đã chọn con đường tắt, con đường gay go trắc trở, dắt thẳng lên đỉnh núi, thì các vị Chơn Sư đặc biệt giúp đỡ họ, vì con đường ấy hiểm trở, gập ghềnh và nguy hiểm vô cùng! Tuy nhiên, người chọn con đường đó, rốt cuộc rồi họ cũng đủ khả năng để vượt lên đỉnh núi. Ngay khi mới bắt đầu, họ được các vị Trưởng Thượng trên đường Đạo xuất hiện để giúp họ.
        Người đệ tử lúc đầu có thể không hay biết gì cả về sự giúp đỡ đó. Nhưng thật sự
có một sự giúp đỡ vô hình luôn luôn che chỡ họ.
         Nếu người đệ tử kiên tâm trì chí mà đi, thì sự giúp đỡ càng ngày càng bền chặt và càng rõ rệt hơn nữa. Chừng đó người đệ tử được dẫn dắt ngay đến chân Thầy và được tình Bác Ái và lòng Thương yêu của Ngài che chỡ.
        Vậy bây giờ những ai có thể được thâu nhận làm đệ tử thì phải có tính chất như thế nào? Vả lại ta biết rằng, tất cả đều tùy thuộc ở đức tánh của con người.
         Trước hết người đệ tử phải thoát khỏi lòng tham lam tiền của, tham lam danh vọng và cổi mở dục vọng.
         Người đó phải hoàn toàn thức tỉnh và phải nhận thức được danh lợi trần gian là trống rổng, không lợi ích gì. Y đã dứt bỏ được nhiều sự ham muốn, tham lam. Y đã thấy rõ của cải vật chất là thế nào rồi nên không màng tới nữa.
         Lẽ tất nhiên, trong đời sống hằng ngày của y, y cũng phải cần dùng tiền bạc tối thiểu để bảo bọc chính mình và những người chung quanh.
         Y có thể là những người làm việc rất siêng năng, chăm chỉ ở ngoài đời. Nhưng sự thật, bên trong, y là người luôn luôn đi tìm chân lý, muốn có được cái quyền năng, cái khả năng để có thể giúp đỡ người khác đi con đường tắt như y, để tới chân của Đức Thầy.
         Những người đệ tử tương lai đó, lúc nào cũng có sự thay đổi. Họ thay đổi từ con người dơ bẩn, tham lam, ganh gổ để trở nên người có kỷ luật, trật tự và sẵn sàng phụng sự nhân loại, sẵn sàng tự hiến dâng mình để giúp đỡ người đời được tiến hóa. Họ đã nhận thức được sự vô thường, sự ảo mộng của tiền bạc và danh vọng. Họ đã nhận thức rõ ràng là: chỉ có những khả năng về tinh thần, về trí tuệ mới là đáng cho người ta tìm mà thôi.
        Đời sống của người đệ tử có ba khía cạnh khác nhau. Sự cố gắng của người đệ tử là sự tự nhiên, chớ không phải do sự gò ép mà có.          
         Trong Thánh kinh Bà La Môn giáo có nói rằng: “Con đường của người đệ tử là con đường duy nhất, ngoài nó ra nhân loại không còn con đường nào nữa”.
       -- Một khía cạnh thứ nhất của đời sống người đệ tử là tham thiền.
         Người đó luôn luôn ngẫm nghĩ về sự lớn lao, vĩ đại của vũ trụ và nhận thức rằng: bản ngã của họ vốn là một với Đại Ngã của Vũ trụ; trong khi tham thiền người đệ tử luôn luôn nhận thức được điều đó. Và sau cùng họ cố gắng ăn ở cách nảo cho minh tâm, kiến tánh. Trong lúc cố gắng và kiên tâm để tham thiền, người đệ tử được thần lực cõi trên ban xuống cho họ.
         Mục đích của sự tham thiền là làm sao nhận thức được sự hợp nhứt mình với Thượng Đế và xuyên qua Thượng Đế, nhận thức được sự hợp nhứt giữa mình với muôn loài trong trời đất.
         Nhận thức  được  sự  hợp  nhứt  giữa mình với vũ trụ, với Thượng Đế tức là mục đích tối cao của pháp môn Yoga.
      -- Khía cạnh thứ hai của người đệ tử là luôn luôn tinh luyện mình, làm cho mình được trong sạch.
         Người ấy luôn luôn học hỏi những giáo lý Minh Triết tự ngàn xưa, cố gắng trau giồi đức tánh để càng ngày càng trở nên thiện mỹ, và cũng luôn luôn cố gắng thoát ly sự cách biệt giữa mình và người. Y luôn luôn dứt bỏ lòng tham vọng, lòng ham muốn, dứt bỏ tất cả cái gì ở trần gian quấn bám vào mình.
         Một vị Chơn Sư có nói như thế nầy: “Nếu người đệ tử chưa sẵn sàng giải thoát khỏi sự trói buộc của bản ngã và làm cho bản ngã đó tan ra như mây khói, nếu người đó chưa tập luyện tánh chất của mình, và chưa chế ngự được phàm ngã, thì người đó chưa thể thấy được Đạo. Chân lý đó, người ta tìm thấy trong quyển sách nhan đề là “Ánh sáng trên đường Đạo”     
       -- Và đây là khía cạnh thứ ba trong đời sống của người đệ tử. Ngoài sự tham thiền hằng ngày, sự tinh luyện cho mình trở nên trong sạch và sự cố gắng trau giồi đức tánh của mình, còn có một phương diện thứ ba nữa, là sự nỗ lực làm việc phụng sự thế gian.
         Người đệ tử luôn luôn nhận thức rằng : trong nhân loại hiện đang cần dùng sự giúp đỡ của y.
         Y tìm cách phụng sự nhân loại về một phương diện nào, nhất là đem ánh sáng chân lý cho thế gian.
         Người đệ tử nhận thức rằng : cái nguyên nhân thống khổ lớn nhất trên thế gian là sự vô minh. Bởi thế nên người đệ tử cố gắng đem cái giáo lý Minh Triết Thiêng Liêng giúp cho đời.
         Trong khi ba lý tưởng đó được người đệ tử thực hành, thì có nguồn thần lực vô hình và thần bí ban xuống tiếp dẫn y để y được làm việc một cách dễ dàng và đắc lực hơn.
         Người đệ tử càng ngày càng tiến hóa, càng phát triển thêm về mọi mặt và về đức tánh. Tới chừng đó vị Chơn Sư mới xuất hiện.
         Đôi khi, ở các nước bên Á Đông, sự gặp gỡ Chơn Sư có thể xảy ra ở tại cõi trần nầy. Đó là do nhân quả rất tốt của người đệ tử, và sự gặp gỡ đó đã từng diễn ra và đang diễn ra trong lúc nầy và nó sẽ diễn ra mãi mãi. Đó là tôi nói về sự gặp gỡ giữa đệ tử và Chơn Sư tại cõi trần. Nhưng sự gặp gỡ ấy thường diễn ra nơi những cõi trên nhiều hơn.
         Ta nên nhớ rằng: vị Chơn Sư luôn luôn nhìn ngó người đệ tử trải qua nhiều kiếp. Có thể Ngài đã thâu nhận người đệ tử đó trong những kiếp trước, và sợi dây nhân duyên hiện giờ vẫn còn.
         Hoặc sợi dây nhân duyên ấy mới bắt đầu trong kiếp nầy. Sự gặp gỡ đó có thể xảy ra lúc ban đêm khi người đệ tử ngủ, lúc chơn nhơn và tất cả những thể của người đệ tử hoàn toàn yên lặng. Bây giờ vị Chơn Sư gọi cái Chơn Nhơn (tức là Linh hồn) của vị đệ tử đến gần mình.
         Trong khi đó, người đệ tử hoàn toàn thức tỉnh nhìn thấy rõ ràng Chơn Sư của mình hiện ra trước mặt. Chơn Sư lúc đó hiện ra như một người cao cả có hình dáng tốt đẹp. Những Chơn Sư hiện ra như thế có đủ mọi tánh chất hoàn toàn cả về vật chất lẫn tinh thần.
         Gương mặt của các Ngài phản chiếu sự Minh Triết và sáng suốt vô biên.
         Nhãn quang của các Ngài hiện ra những vòng hào quang sáng lạn.
         Cái nhìn của các Ngài hình như soi thấu cả mọi sự, những cặp mắt đó nhìn vào chỗ nào là đúng vào chỗ nấy, nghĩa là các Ngài biết rõ những cái gì cần biết về vị đệ tử ấy.
         Các Ngài biết rõ các kiếp quá khứ của người đệ tử, các Ngài cũng biết những khả năng, đức tánh, và những mối trở ngại của người đệ tử trong kiếp nầy.
         Các Ngài cũng nhìn thấy kiếp tương lai của vị đệ tử, rõ được chơn nhơn và sứ mạng của vị đệ tử về sau nầy. Và bởi các Ngài biết rõ tất cả nên các Ngài mới giúp được tất cả.
         Lúc đó người đệ tử có thể tiếp được nguồn cảm hứng dồi dào. Vậy người đệ tử chớ nên sợ sệt khi đứng trước vị Chơn Sư đầy sự Minh Triết hoàn toàn và thấu rõ mọi sự. Các Ngài có một trạng thái hoàn toàn yên lặng, hình như không có một sự gì có thể làm sự yên lặng đó mất đi được. Lúc đó người đệ tử có thể bị chất vấn về mục đích, nguyện vọng của mình dưới thế gian, coi có thể kiên tâm bước chân trên đường Đạo hay không. Và cũng trong lúc đó Chơn Sư có thể hỏi vị đệ tử nếu có bằng lòng chấp thuận điều ấy, thì bắt đầu từ đấy y có thể trọn quyền nắm sự tiến hóa của minh trong bàn tay mình. Đoạn người đệ tử được căn dặn để dứt bỏ mọi sự ham muốn, dục vọng ở đời.
          Người đệ tử cũng được căn dặn dứt bỏ lòng ích kỷ riêng của mình và phải cố gắng chống chỏi, chịu đựng với tất cả mọi sự khó khăn, trắc trở, hiểm nguy trên đường Đạo!
         Lúc đó người đệ tử không bắt buộc phải vâng lời vì thường thường trong trường hợp đó người đệ tử nào cũng vui lòng chấp thuận cả.
         Có một câu chuyện về sự gặp gỡ giữa Chơn Sư và đệ tử mà người ta đã chép trong Thánh Kinh Thiên Chúa giáo như sau:
       “Có một người nọ rất giàu có, đã có dịp may được gặp gỡ Chân Sư ở Palestine.
         Người giàu có đó hỏi Chân Sư rằng:
“Bạch Chân Sư, tôi phải làm gì để đạt được cái đạo huyền diệu ấy?”
         Chơn Sư trả lời: “Ngươi hãy làm theo đúng lời căn dặn của Ta”.
        Người giàu có  trả lời: “ Tôi đã từng làm theo đúng lời Ngài răn dạy từ hồi còn nhỏ lận”.
        Chơn Sư nói: “Có lẽ còn những điều mà nhà ngươi chưa làm”.
         Rồi lúc đó Chơn Sư mới bày ra một cuộc thử thách. Chơn Sư nói: “Ngươi hãy bán hết của cải của ngươi mà phân phát tất cả cho mọi người, rồi nhà ngươi hãy vác gậy của nhà ngươi mà đi theo Ta.”
         Đến đây diễn ra một câu chuyện buồn thảm nhất trong cuốn Thánh Kinh.
         Ngay khi đó, người giàu có ấy quay mặt ra chỗ khác và buồn rầu vô cùng, bởi vì y có rất nhiều tài sản, y mến tiếc nên không đành dứt bỏ. Người đó đã bỏ qua một cơ hội hiếm có trong đời của y.
         Như thế, chúng ta thấy rằng: sự giàu có là một trở lực rất lớn cho người học Đạo, nhưng ta còn hy vọng rằng, ta còn có những kiếp khác để có thể đạt được ý nguyện, và người giàu có đó rất trẻ tuổi nên hắn có hy vọng gặp lại Chơn Sư lần thứ hai trong đời sống của y, và biết đâu chừng đó y sẽ được như ý.
         Một điều quý báu của thuyết Luân Hồi là nó dạy chúng ta biết rằng, không có cơ hội nào là cơ hội được bỏ dỡ cả, và người ta sẽ có thể gặp lại lần thứ nhì.
         Nếu người đệ tử tương lai đó sáng suốt chấp nhận sự kêu gọi thiêng liêng quý báu của tâm mình, thì người đó được Chơn Sư thâu nhận, sau khi đã trải qua một giai đoạn thử thách, và bấy giờ tên tuổi của người đệ tử (Élève en probation) được ghi chép cẩn thận trong cuốn sổ vàng của vị Chơn Sư.
         Trong cuốn sổ vàng đó có ghi tên họ đủ cả những người bắt đầu được thâu nhận vào con đường Đạo. Nó cũng ghi rõ những giai đoạn mà những người đó đã trải qua. Lẽ tất nhiên, trong cuốn sổ vàng đó cũng ghi chép những trường hợp của nhiều người đệ tử đã bỏ dỡ nữa chừng, và gián đoạn cuộc đời hành đạo của mình.
         Nếu người đệ tử chấp thuận và bằng lòng nhận ân huệ của Đấng Chơn Sư và trở nên người đệ tử chơn chánh của Ngài, thì Ngài sẽ giúp đỡ Chơn Nhơn và Phàm Nhơn của người đệ tử. Ngài sẽ làm cách nào cho tinh thần và ý chí thiêng liêng của người đệ tử được tăng thêm thần lực. Và khi đó, người đệ tử mới bước qua giai đoạn mới của cuộc tiến hóa của y được. Y mới tự đảm nhận lấy sự tiến hóa riêng của mình, và khi đó y mới hoàn toàn làm chủ vận mạng của mình.
         Những phương pháp sửa đổi tánh tình được truyền dạy cho người đệ tử và những công việc phụng sự mà y phải làm trong khi còn ở trong xác thân hay khi xuất vía ra khỏi xác cũng được chỉ dạy cho y luôn.
         Và cho tới sau khi chết, những thể thanh cao của người đệ tử cũng được Chơn Sư săn sóc tới. Những điều đó xảy ra ngoài cái tri thức của người đệ tử.
         Giai đoạn thử thách và tập sự đó của người đệ tử có thể diễn ra trong vòng bảy năm hoặc mau hơn. Nếu người đệ tử mới được nhận vào giai đoạn thử thách đó lần đầu tiên trong kiếp nầy thì thời gian đó có thể kéo rất dài vì nó vô cùng khó khăn và trắc trở. Vậy người đệ tử phải đầy can đảm và nghị lực mới được.
         Do sự thần thông của Đức Thầy nên tất cả những tánh tốt và tánh xấu của người đệ tử đều hiện rõ ràng ra để cho y biết mà sửa đổi. Người đệ tử lúc đó đã bước vào đời sống bên trong, đời sống thần bí đặc biệt riêng cho quả địa cầu. Lúc đó những quyền năng và năng lực thần bí trong vũ trụ ảnh hưởng trực tiếp tới người đệ tử, làm thức động các tánh chất của y, để cho y nhận thức rõ tất cả chi tiết đời sống bên trong của mình từ những tánh tốt, từ những khả năng tới sự yếu kém của mình.
         Lúc đó tánh chất của người đệ tử được Chơn Sư săn sóc tới và giúp cho nó được tinh luyện thêm, và người đệ tử được giúp đỡ để sử dụng quyền năng của mình một cách có hiệu quả.
         Khi giai đoạn đó được trải qua một cách tốt đẹp rồi, thì người đệ tử được bước qua một giai đoạn mới ở trên đời sống huyền bí của y.
         Người đệ tử ấy đã trở thành người đệ tử chánh thức của Chơn Sư, và một liên lạc chặt chẽ hơn bắt đầu có giữa Thầy và Trò (Élève accepté).
         Hào quang của Chơn Sư và đệ tử lúc đó hòa hợp với nhau và người đệ tử được gần gũi với Đức Thầy nhiều hơn. Y cũng nhận thức được rằng, y càng gần gũi với Chơn Sư là y càng gần gũi với nhơn loại thêm một bước nữa.
         Trong giai đoạn đó, người đệ tử được sống gần với Chơn Sư và được làm quen  đạo viện của Thầy minh. Và lúc bấy giờ người đệ tử được Chơn Sư mời đến thăm Ngài thường thường nơi đạo viện. Đạo viện của Ngài hiện giờ tại Shamballa (tại vùng sa mạc Gobi).
         Trải qua những sự khó khăn, trắc trở của đời sống hằng ngày, người đệ tử luôn luôn có bàn tay giúp đỡ của Chơn Sư.
         Sau những cuộc gặp gỡ đầu tiên và những cuộc gặp gỡ kế đó, thì người đệ tử trở về với xác thân của mình. Khi trở về xác thân , người  đệ tử  có thể  không nhớ những việc gì đã xảy ra trong khi ngủ. Tuy nhiên người đó có thể nhận thấy rằng mình có một sức mạnh hùng hồn hơn, có một lòng dũng cảm, hăng hái và nhiệt thành hơn.
         Khi đó nguyện vọng đạt tới đích ở trên cõi tinh thần của y càng ngày càng mạnh mẽ thêm. Thường khi vị Chơn Sư truyền lệnh cho những vị đệ tử cao cấp của mình hiện đang còn sống thay mặt Ngài, những vị nầy được chỉ thị phải dìu dắt người đệ tử tương lai tại cõi trần, và đời sống của người đệ tử được thâu nhận chánh thức đó cũng phải bước qua một giai đoạn vào khoảng bảy năm hay là lâu hơn nữa.
         Nếu giai đoạn bảy năm đó được trọn vẹn, đầy đủ, thì người đệ tử có thể được bước qua một giai đoạn mới cao hơn giai đoạn nầy. Người ta gọi người đệ tử là Con của Đức Thầy (Fils du Maitre). Gọi “Con” là vì người đệ tử đã đồng hóa được với Đức Thầy dường thể Cha với Con. Người ấy xứng đáng là một vị đại diện cho Đức Thầy vậy.
         Kế đó là một giai đoạn cao hơn nữa, người đệ tử được bước tới một giai đoạn mới là giai đoạn Điểm Đạo lần thứ nhất.
        Người đệ tử lúc đó được liên lạc chặt chẽ với một trong những môn phái thần bí.
         Lúc đó người đệ tử được trải qua một giai đoạn mà người ta gọi là ĐIỂM ĐẠO lần thứ nhất. Giai đoạn nầy là giai đoạn mở màn cho một đời sống mới. Khi ấy người ta làm một cuộc lễ rất long trọng. Lúc đó phàm tâm của đệ tử được thức tỉnh lên tâm thức Bồ Đề, và người đệ tử được chánh thức thâu nhận vào hàng Quần Tiên Hội.
         Người ta không thể biết được người đệ tử đã trải qua giai đoạn đó, chỉ trừ một số rất ít người và những người đồng song với y mà thôi.
         Lúc đó y là một giáo sĩ chân chánh, nghĩa là một người hoàn toàn hiến dâng cuộc đời mình để phụng sự cho Thượng Đế ngự trong lòng của mỗi người.
         Đó tức là những điều tôi nói sơ lược về đời sống tinh thần của người đệ tử dưới thế gian. Đời sống đó được mở rộng cho tất cả mọi người trong kiếp hiện tại cũng như trong kiếp quá khứ. Đức Phật đã từng chọn lựa những vị đệ tử của Ngài để thành lập Giáo Hội Tăng Già. Đấng Christ đã từng chọn lựa những vị đệ tử của Ngài để lập Tông Đồ Thiên Chúa Giáo, và bất cứ vị Giáo chủ nào khác cũng đã làm như vậy.
         Trong hiện tại, các vị Chơn Sư vẫn luôn luôn tìm tòi những vị đệ tử xứng đáng để trở nên những người hợp tác chặt chẽ với các Ngài.
         Không có ai bị bỏ rơi cả. Các Ngài để ý từng người.
         Và nếu có ai nhận thấy rằng mình có chí nguyện muốn bước vào con đường ĐẠO như tôi đã kể ra từ nảy giờ, và có đủ can đảm, đủ nghị lực đủ kiên tâm để chịu đựng, phấn đấu cho đến cùng. thì những người  đó chắc  chắn sẽ có dịp bước tới Chơn của các vị Chơn Sư, và nếu họ muốn thì cửa ĐẠO sẽ mở rộng cho họ.
         Để trả lời câu hỏi nầy: “Làm sao để được đến gần Chơn Sư?”. Một trong các vị Chơn Sư có nói rằng: “Các người có thể tìm thấy con đường đó bằng cách phụng sự nhân loại, đã có những người tiến đến Chơn Sư bằng cách phụng sự công việc ấy rồi.”
         Đó là một trong những lý tưởng tốt đẹp nhứt và mỗi người trong chúng ta đều được hoàn toàn tự do chọn lựa.
Geoffrey HODSON
 
Copyright © 2013-2033 CÔNG NGHỆ ET
Powered by MẠNG LƯỚI HỢP NHẤT