BREAKING NEWS

Phát triển Tâm thức

MẠNG LƯỚI HỢP NHẤT

Chuyển hóa Địa cầu

Mô hình chủ nghĩa xã hội dân chủ Bắc Âu và những gợi mở cho Việt Nam

Mô hình chủ nghĩa xã hội dân chủ ở các nước Bắc Âu chứa đựng những giá trị tiến bộ về dân chủ, nhân quyền, những giá trị phúc lợi phục vụ người dân. Những thành tựu của mô hình chủ nghĩa xã hội dân chủ ở Bắc Âu có những gợi mở giá trị cho quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay, nhất là trong bối cảnh Việt Nam đang tiến hành hội nhập quốc tế, tham gia vào quá trình toàn cầu hóa sâu rộng.
1. Những thành tựu tiêu biểu của mô hình Bắc Âu
a) Xây dựng xã hội dân chủ, công bằng, bình đẳng hơn
Ở các nước Bắc Âu, người dân có khả năng tham gia vào chính trị ngày càng tích cực hơn. Nhân dân được biết tương đối đầy đủ nhà nước, chính phủ đang và sẽ làm gì. Những sáng kiến chính trị của người dân được lắng nghe tôn trọng và có cơ chế hiện thực để trình bày, thẩm định và nếu khả thi thì sẽ được pháp luật có cơ chế để hiện thực hóa. Quyền của người dân được tham gia vào các hoạt động kinh tế và thụ hưởng thành quả của nền kinh tế thị trường xã hội, được nhà nước và xã hội bảo đảm ở mức tương đối tốt, thông qua phân phối theo lao động và phúc lợi xã hội.
Các nước Bắc Âu có một nền kinh tế thị trường khá lành mạnh, năng động và được điều tiết vì những lợi ích xã hội, đã được xây dựng khá vững chắc và có khả năng “đề kháng” với những bất trắc của kinh tế toàn cầu. Công bằng xã hội và bình đẳng xã hội cũng đã có những thành tích đáng kể. So với các nước theo mô hình kinh tế thị trường tự do và những nước đang xây dựng nền kinh tế thị trường gặp phải hiện tượng phân hóa giàu nghèo tiêu cực diễn ra với quy mô lớn, tốc độ nhanh và sâu sắc thì mô hình Bắc Âu có sự phân hóa giàu nghèo thấp hơn nhiều.
Nhà nước phúc lợi xã hội với chính sách bảo hiểm xã hội, an sinh xã hội là công cụ điều tiết quan trọng nhất để đạt tới bình đẳng xã hội. Nhà nước chịu trách nhiệm chính cho toàn bộ phúc lợi của các công dân. Trách nhiệm nhà nước ở đây mang tính toàn diện, khá chu đáo cho tất cả, đều do một “mạng lưới an sinh xã hội” bảo đảm. Mô hình này đã khá thành công cả về tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội theo hướng dân chủ, công bằng, văn minh. Các nước này trong nhiều năm qua, về mọi tiêu chí tích cực luôn nằm ở tốp dẫn đầu của thế giới. Đây là những quốc gia có độ ổn định cao về chính trị, có khả năng cạnh tranh về kinh tế, phúc lợi xã hội cao (giáo dục, y tế, an sinh…) và đạt được chỉ số hạnh phúc rất cao(1). Mô hình nhà nước phúc lợi Bắc Âu đề cao tính hiệu quả (efficiency), hiệu lực (effectiveness), công bằng xã hội (social equality), bền vững (sustainability). Phát triển xã hội, phát triển con người là mục đích cao nhất trong quá trình phát triển. Các nước Bắc Âu cho rằng, muốn có nguồn lực để thực hiện phúc lợi xã hội, nâng cao đời sống con người, thì cần phải có nhiều của cải vật chất, và muốn vậy, thì cần phải thúc đẩy phát triển kinh tế. Tăng trưởng kinh tế sẽ là tốt nhất trong nền kinh tế dựa trên thị trường cởi mở, hiệu quả.
b) Quản lý phát triển hiện đại, hạn chế được nhiều khuyết tật của kinh tế thị trường
Chính phủ năng động, khắc phục nhanh tác động tiêu cực của khủng hoảng kinh tế và đang thực hiện chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo yêu cầu của cách mạng công nghiệp 4.0. Hiện nay, Bắc Âu là một trong những khu vực hội nhập nhất và là nền kinh tế lớn thứ 11 của thế giới với tổng giá trị GDP là 1.416 tỷ USD(2).
Kinh tế thị trường xã hội của các nước Bắc Âu là một trong những mô hình phát triển được xem là khá phù hợp hiện nay. Tính chất xã hội, giá trị xã hội, hiệu quả tích cực với phát triển xã hội là yêu cầu pháp lý và đạo đức của loại hình thị trường này. Như một quan niệm “mô hình đó là một công thức hòa giải giữa nguyên lý tự do trên thị trường và nguyên lý cân bằng xã hội trong một khung trật tự được nhà nước kiến tạo và bảo vệ”(3). Nền kinh tế thị trường xã hội là một nền kinh tế thị trường kết hợp tự do cá nhân, năng lực hoạt động kinh tế với điều tiết của nhà nước vì tiến bộ và công bằng xã hội.
Tư tưởng chủ đạo của mô hình này là: tự do thị trường, tự do kinh doanh, không có sự khống chế của độc quyền, bảo vệ quyền sở hữu tư nhân, bảo vệ hệ thống kinh tế tư bản, nêu cao tính độc lập kinh tế và “trách nhiệm xã hội” của doanh nghiệp, thừa nhận vai trò quan trọng của nhà nước trong quản lý phát triển để đảm bảo phối hợp tự do kinh tế với các quy tắc của một xã hội công bằng, bình đẳng. Trên thực tế, trong mô hình Bắc Âu, nhà nước là “người cầm lái” – định ra thể chế kinh tế thị trường, và là cơ quan thu thuế và tái phân phối phúc lợi xã hội có được, chức năng kinh doanh của nhà nước gần như nhường lại cho thị trường. Nguyên tắc phân phối là vừa phát huy đầy đủ tính tích cực xã hội về mọi mặt và nâng cao năng suất lao động, lại vừa không để xuất hiện chênh lệch phân phối quá lớn. Nhà nước phúc lợi thông qua luật pháp và chính sách điều chỉnh để doanh nghiệp tư nhân cũng có trách nhiệm xã hội. Chính phủ thực hiện phân phối các của cải đó một cách hợp lý nhằm đáp ứng nhu cầu của người lao động và dùng thuế lũy tiến khá mạnh tay(4) để điều tiết những người có thu nhập cao. Nguồn lực của các nhà nước của mô hình này cũng theo đó, luôn chủ động và dồi dào.
Các tiêu chuẩn cơ bản của nền kinh tế thị trường xã hội Bắc Âu gồm: Thứ nhất, đảm bảo quyền tự do cá nhân nhưng là “chủ nghĩa cá nhân nằm ngang” – hàm ý mọi cá nhân đều có cơ hội phát triển như nhau trong sự điều chỉnh của nhà nước chứ không phải là “chủ nghĩa cá nhân thẳng đứng” của kinh tế thị trường tự do. Thứ hai, nhà nước bảo đảm công bằng xã hội thông qua các chính sách kinh tế và xã hội như luật kinh doanh, thuế thu nhập lũy tiến và phân phối lại… Thứ ba, chính sách kinh doanh theo chu kỳ – nhà nước có chính sách khắc phục hậu quả của khủng hoảng chu kỳ, điều chỉnh mất cân đối, vốn là những hiện tượng thường diễn của thị trường toàn cầu. Thứ tư, chính sách tăng trưởng kinh tế gắn với phát triển xã hội công bằng và tiến bộ. Thứ năm, chính sách để kiến tạo một cơ cấu kinh tế hiện đại – được coi là tiêu chuẩn đặc trưng, hạt nhân trong chính sách tăng trưởng nhằm giải quyết vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đào tạo nhân lực theo yêu cầu cách mạng công nghiệp hiện đại. Thứ sáu, bảo đảm tính phù hợp với thị trường, hạn chế sự cạnh tranh quá mức (hình thành các tổ chức độc quyền) và cũng hạn chế sự can thiệp quá sâu của nhà nước vào hoạt động của thị trường…
Mô hình Bắc Âu theo đuổi các mục tiêu: bảo đảm và nâng cao tự do về vật chất cho mọi công dân bằng cách bảo đảm cơ hội kinh doanh và hỗ trợ cho các cá nhân tham gia bằng một hệ thống bảo hiểm xã hội. Đây là nền kinh tế thị trường kích thích mạnh mẽ sáng kiến cá nhân và lợi ích toàn xã hội, đồng thời phòng tránh được các khuyết tật lớn của thị trường, chống lạm phát, giảm thất nghiệp và những bất trắc khác qua hệ thống bảo hiểm đa diện, đa dạng. Các quyết định kinh tế và chính trị của nhà nước được hoạch định trên cơ sở quan tâm đến những nhu cầu cá nhân và hài hòa nó với lợi ích cộng đồng. Thực hiện công bằng xã hội cả trong khởi nghiệp và phân phối đã giúp cho ổn định bên trong của xã hội. Nó góp phần khắc phục được những khuyết tật cố hữu của kinh tế thị trường như cạnh tranh khiến cho phân tầng, phân cực xã hội sâu sắc, theo đuổi lợi nhuận cá nhân đôi khi hy sinh lợi ích xã hội…
Các chính phủ Bắc Âu đã chứng minh được phẩm chất quản lý minh bạch bên cạnh khả năng điều hành nền kinh tế với trình độ “trị quốc tốt nhất thế giới”. Nắm giữ trong tay một nguồn lực khổng lồ của xã hội (nhà nước Thụy điển quản lý hơn 60% tài sản của xã hội, nhà nước của các nước Bắc Âu khác thấp hơn một chút nhưng về tỷ lệ vẫn luôn cao hơn khi so với Mỹ – 25%, Anh, 31%) lại có quyền năng của “bàn tay hữu hình”, nhưng Bắc Âu cũng luôn đạt thứ hạng cao trong các xếp hạng về chính phủ minh bạch, lòng tin của xã hội và có mức tín nhiệm với các thể chế chính trị hiện hành. Những khảo sát của Tổ chức minh bạch quốc tế trong thời gian gần đây đều đánh giá cao các nước Bắc Âu về thành tích trong các chỉ số về minh bạch, hạn chế tham nhũng và hạn chế lạm quyền(5).
c) Xây dựng đồng thuận và lòng tin xã hội để phát triển kinh tế – xã hội
Niềm tin xã hội hay lòng tin xã hội (social trust) là sự tin tưởng vào độ trung thực, tử tế của người khác. Nó là tiền đề cho quan hệ giữa người với người, là điều kiện cơ bản để duy trì đời sống cộng đồng. Các nhà nghiên cứu đều cho rằng lòng tin xã hội tạo nên một trong những nguồn lực quan trọng nhất cho đất nước, cấu thành “vốn xã hội” (social capital). Lòng tin giữa các công dân với nhau đóng góp đáng kể vào tăng trưởng kinh tế, độ ổn định, hiệu quả và dân chủ của chính phủ, hội nhập xã hội, mức độ hài lòng và hạnh phúc, sự lạc quan, sức khỏe… Nó tỷ lệ thuận với phồn vinh và an sinh(6).
Có một nhận định khá đúng rằng: “Độ tin cậy cao là một giá trị vàng đã được khẳng định, nằm trong hệ giá trị Bắc Âu. Ở Bắc Âu, sáu đặc tính phổ biến dễ dàng được tìm thấy là: trung thực, công bằng, hiệu quả, tận tâm, tin tưởng vào chính phủ, bình đẳng giới và văn hóa đồng nhất(7). Vai trò to lớn và tác động tích cực, đa diện của niềm tin xã hội đối với quá trình phát triển của mô hình Bắc Âu đã được nhiều công trình mô tả và khẳng định(8).
Niềm tin xã hội của công dân với các chính phủ Bắc Âu giúp cho xã hội vừa năng động trong kinh tế thị trường lại vừa cân bằng, hài hòa trong nhà nước phúc lợi, nơi mà các điều khoản xã hội trong kinh doanh có vẻ tiết chế khá mạnh những hưng cảm tìm kiếm lợi nhuận. Nhà doanh nghiệp vẫn mải miết với cuộc tìm kiếm để tăng thu nhập và họ vẫn luôn tin tưởng rằng thuế lũy tiến từ nhà nước là công bằng và cao hơn nữa là công lý; rằng những đóng góp vào thuế của mình sẽ quay trở lại với các khoản chi phúc lợi xã hội; rằng đó là những quy định đúng mực và có ích cho cả xã hội. Đó là niềm tin xã hội, tuy khá hiếm hoi trong kinh tế thị trường tự do nhưng lại khá phổ biến trong kinh tế thị trường xã hội của Bắc Âu. Rõ ràng, đạt được công bằng trên thực tế và lòng tin của xã hội vào nhà nước có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.­
Những người dân chủ xã hội cầm quyền của Bắc Âu đã xây dựng được mô hình nhà nước liêm chính, thân thiện và trong sạch trước sự giám sát chặt chẽ của pháp luật. Một nhà nước thượng tôn pháp luật, pháp luật chi phối các quan hệ cơ bản trong xã hội trở thành nguyên tắc chính trị quan trọng ở các nước Bắc Âu. Những quy định chặt chẽ của nhà nước đối với các quyền, lợi ích và trách nhiệm của công chức, viên chức, sự tự giác rèn luyện tác phong bình dị, vì dân, đạo đức công vụ và uy quyền của công luận… có thể là những nhân tố hỗ trợ đắc lực cho nhà nước liêm chính này. Có một nhận xét đáng lưu ý: “Điều làm cho nhiều người ngạc nhiên là tại sao các nước Bắc Âu có thể trở nên thịnh vượng và tăng trưởng tốt với các khuyến khích kinh tế được xem là yếu đi cùng với thuế suất rất cao, một hệ thống an sinh xã hội hào phóng và chế độ phân phối bình quân. Để có được điều này, sự khác biệt nằm ở mức độ tin tưởng cao, và không dễ tìm được ở nơi nào khác, tạo nên một mô hình Bắc Âu độc đáo và ngoại lệ…”(9).
Các nước Bắc Âu đã coi lòng tin xã hội là một thứ vốn trong kinh doanh, là chất keo gắn kết cả xã hội vào một khối mà nhân lõi của nó là nền chính trị của dân, do dân, vì dân.
2. Những gợi mở để phát triển tư duy lý luận về chủ nghĩa xã hội hiện nay
a) Mô hình Bắc Âu gợi một tham chiếu về phương thức phát triển tiệm tiến trong thời kỳ quá độ lên CNXH
Vẫn có không ít vấn đề lý luận đặt ra hiện nay đối với CNXH dân chủ. Biện pháp bị coi là “cải lương CNTB” đã gây nhiều tranh cãi. Có ý kiến cho rằng đó là sự tự điều chỉnh của CNTB, hoặc là cách để kéo dài CNTB, lại có ý kiến lại cho rằng đó là cách để vượt qua CNTB hoặc là một kiểu để phủ định CNTB… Mô hình này cũng có nhiều vấn đề trên thực tế, như: Nhà nước phúc lợi xã hội cùng hệ thống thuế, đặc biệt là thuế thu nhập lũy tiến, có lúc gây tình trạng “đóng băng sản xuất” và nảy sinh sự ỷ lại, lạm dụng.
Nhưng cũng cần thấy rằng, các Đảng dân chủ xã hội cánh tả trong vị thế cầm quyền, đã hiện thực hóa một số tiêu chí của CNXH, đã bảo vệ và mang lại cho nhân dân nhiều quyền lợi và qua đó làm giảm bớt những khuyết tật, hạn chế của CNTB. Mô hình Bắc Âu và một số nơi khác đã gián tiếp xác định rằng, cần phải vượt qua CNTB.
Ngày nay quan niệm mang tính chất giáo điều rằng: “đó là những biện pháp cải lương xã hội tư bản, là để duy trì CNTB…” đang tỏ ra thiếu thuyết phục. Ở những nước này, chế độ TBCN vẫn là một thực tại hiện hữu, nhưng không thể phủ nhận những nhân tố, tiền đề cho CNXH, thậm chí có cả những mảnh ghép của xã hội tương lai đang định hình. Ở những nước này, các đảng dân chủ – xã hội đang là đảng cầm quyền lâu dài dù trong cơ chế đa nguyên. Xen lẫn với tính chất tư sản khó tránh, người ta cũng nhận thấy những ảnh hưởng ở mức độ khá sâu rộng, nhiều tư tưởng lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin. Ở những nước này, không quá khó để thấy những cách tiếp cận, những quan niệm khác biệt với các mô hình CNXH kiểu cũ, nhưng cũng không thể phủ nhận được những thành quả của các đảng dân chủ xã hội làm được cho phát triển xã hội trong tiến bộ, dân chủ, công bằng và văn minh. Ở những nước này, kinh tế thị trường xã hội với những nguyên tắc khá đầy đủ của kinh tế thị trường nói chung, vẫn chịu sự chi phối mạnh mẽ từ bàn tay hữu hình của nhà nước phúc lợi, nhà nước kiến tạo và gợi ý rất nhiều về quản lý kinh tế – xã hội trong bối cảnh hiện nay… Những khái niệm tích cực về nền kinh tế thị trường hiện đại mà hiện nay trên thế giới khá phổ biến như “trách nhiệm xã hội doanh nghiệp”; “chính phủ kiến tạo”, “đồng thuận xã hội”… đều là những đúc kết lý luận từ thực tế của mô hình Bắc Âu. Mô hình này, như ý kiến của một nhà nghiên cứu: “xuất hiện trong lòng chủ nghĩa tư bản, hiện nay chưa trực tiếp đe dọa sự tồn tại của chủ nghĩa tư bản, nhưng trong tương lai lâu dài sẽ phủ định chủ nghĩa tư bản theo cách thức do lịch sử lựa chọn”(10).
Nên nhìn nhận đó cũng là một trong những biện pháp mà thực tiễn đòi hỏi trong thời kỳ quá độ lên CNXH. Trong thời kỳ quá độ, tư duy hợp lý là cần phải chấp nhận những hiện tượng “vừa là A, lại vừa là phi A”, những “trung giới”, những biện pháp quá độ, những trạng thái “đan xen giữa các nhân tố XHCN và các nhân tố TBCN”,… Và, theo tư tưởng của Lê nin, đó cũng chính là quá trình mà “mỗi dân tộc sẽ đưa đặc điểm của mình vào hình thức này hay hình thức khác của chế độ dân chủ…”(11) trên con đường đi lên CNXH.
b) Những gợi ý cho quản lý phát triển trong xây dựng CNXH
Đối với CNXH cải cách, đổi mới, mô hình Bắc Âu cung cấp nhiều kinh nghiệm đáng tham chiếu về vai trò và phương thức quản lý của nhà nước với kinh tế thị trường, dân chủ hóa đời sống xã hội thông qua nhà nước pháp quyền và xã hội dân sự. Mô hình nhà nước kiến tạo, nhà nước phúc lợi của Bắc Âu cũng nêu những thực tế để tham chiếu cho xây dựng nhà nước kiến tạo ở Việt Nam.
Đáng lưu ý là kinh nghiệm quản lý nền kinh tế thị trường, có lẽ đây là vấn đề khó khăn nhất của các nước XHCN đang xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Chính thực tế Bắc Âu đã cho thấy, có thể vừa làm năng động, tăng hiệu quả của hoạt động kinh tế thông qua kinh tế thị trường, vừa xây dựng một xã hội công bằng, bình đẳng, đồng thuận thông qua nhà nước phúc lợi và gần đây là nhà nước kiến tạo.
Những thành công của các nước Bắc Âu qua mô hình thị trường xã hội cũng cổ vũ các nước XHCN đang hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN. Đời sống của nhân dân được nhà nước chăm lo thông qua hệ thống phúc lợi đa dạng và rộng khắp. An sinh xã hội đã được thực hiện thông qua sự kết hợp giữa vai trò tích cực của nhà nước và thị trường đã bị kiềm chế những mặt tiêu cực. Hai “bàn tay”, hữu hình và vô hình đã có thể cùng tương tác để xây dựng CNXH thông qua vai trò to lớn của một đảng cầm quyền lâu dài và thực sự vì dân.
Thời kỳ quá độ được các nhà kinh điển nhấn mạnh tính chất trung gian giữa hai hình thái kinh tế xã hội cũ và mới, tính đan xen, tính chất không thuần nhất. Bởi vậy, cần có tư duy phù hợp về những biện pháp quá độ, những trạng thái quá độ của kinh tế và chính trị trên thế giới hiện nay. CNXH dân chủ có nhiều quan niệm và cách làm khác biệt, song cần tư duy khách quan, đổi mới và cởi mở trên tinh thần “cầu đồng, tồn dị” (hướng tới cái giống nhau, chấp nhận cái khác nhau) mới có thể tìm tòi được những gợi mở, tham chiếu để phát triển tư duy lý luận.
Phân định tính chất TBCN hay XHCN của một mô hình xét đến cùng, bao giờ cũng là hạnh phúc đạt được của nhân dân, của đa số trên thực tế. Ở những nước Bắc Âu, chế độ TBCN vẫn là một thực thể hiện tồn nhưng nó cũng đang tự phủ định bằng cách tích lũy những nhân tố, tiền đề XHCN trong lòng nó thông qua các tiến hóa xã hội hướng tới nâng cao mức sống của nhân dân.
Đây là một hướng tìm tòi của nhân loại để hướng tới CNXH, là một cách để phủ định CNTB. Nên coi nó như là một phương thức tiệm tiến để phát triển của thực tiễn. Những nhận định mang tính tả khuynh, phân liệt của giai đoạn trước đây về CNXH dân chủ tuy đã bị phê phán, vẫn cần đề phòng sự rơi rớt ảnh hưởng của nó trong tư duy về CNXH hiện thực hiện nay.
———————-
Chú thích:
(1) Năm 2016 và 2017, Phần Lan, Thụy điển, Nauy, Đan Mạch được coi là những quốc gia phát triển thành công, bền vững nhất thế giới.
(2) Tọa đàm tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, ngày 16-3-2018, với đại sứ các nước Bắc Âu, nhân ngày Bắc Âu “16 Tháng Ba” (1952 – 2018).
(3) Ludwig Erhard và Alfred Müller-Armack: Kinh tế thị trường xã hội. Tuyên ngôn’72 (Soziale Marktwirtschaft. Manifest’72). ISBN 35-4803-647-3.
(4) Ở Thụy Điển, người có thu nhập từ 81.000 USD/ năm, nhà nước nước đánh thuế 56,6%.
(5) The Economist, Các nước Bắc Âu có lẽ trị quốc tốt nhất thế giới, 2-2-2013, bản dịch của Phạm Vũ Lửa Hạ & pro&contra, 2013.
(6) Phạm Vũ Lửa Hạ: Lòng tin xã hội – những giá trị Phần Lan, từ sách “Lửa trời, đuôi cáo – 100 câu truyện Phần Lan”.
(7) Federal Reserve Bank of Philadelphia: (2014) The Nordic model: successes, challenges & the future, http://www.norwegianamerican.com.
(8) Xem: Hồ thị Nhâm, Lòng tin xã hội nhìn từ Bắc Âu, Tạp chí Lý luận chính trị số 6-2018
(9) Torben M. Andersen, Bengt Holmstrom… The Nordic model. Embracing globalization and sharing risks, Printed in Yliopistopaino, Helsinki, 2007. ISBN 978-951-628-468-5.
(10) GS Nguyễn Đức Bình (chủ biên): Những đặc điểm lớn của thế giới đương đại, Nxb Chính trị quốc gia, 2007, tr. 69.
(11) V.I.Lênin: Toàn tập, t.30, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva, 1981, tr.160.
———————-
Tài liệu tham khảo:
1. Thomas Mayer: Tương lai của nền dân chủ xã hội, Nxb Lý luận chính trị, 2007.
2. (GS.Wolfgang Merkel, PGS Christoph Egle, Alexander Petring, Cristian Henker): Các đảng dân chủ xã hội châu Âu – cải cách và thách thức, Nxb Chính trị hành chính, Hà Nội, 2011.
3. Tống Đức Thảo, Bùi Việt Hương (đồng chủ biên): Trào lưu xã hội dân chủ ở một số nước phương Tây hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011.
4. TS Nguyễn Văn Sáu & TS Cao Đức Thái: Đảng Dân chủ xã hội Đức, lịch sử, lý luận và kinh nghiệm thực tiễn, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội, 2006.
5. Tiêu Phong (Sách dịch): Hai chủ nghĩa – một trăm năm, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004.
6. Ngô Thế Phúc (Chủ nhiệm): Chủ nghĩa xã hội dân chủ lịch sử hiện trạng và ảnh hưởng, Đề tài cấp Bộ, Viện Khoa học xã hội Việt Nam, 2010.
7. PGS, TS Nguyễn An Ninh: Về CNXH dân chủ châu Âu, Chuyên đề cho Giáo trình đào tạo Cao học – NCS Chủ nghĩa xã hội khoa học,Viện Chủ nghĩa xã hội khoa học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, 2013.

Qủy Satan và Satan giáo

Bài viết này được tổng hợp từ nhiều nguồn, điểm nổi bật là bài viết cho thấy Hội Illuminati được sáng lập vào thế kỷ XVI bởi một nhóm những nhà khoa học bất đồng với nhà thời Cơ Đốc giáo mà trong đó có Galileo.
Cũng có nguồn cho biết tổ chức Illuminati được thành lập bởi Joachim of Floris từ thế kỷ XI, với triết lý nguyên thủy của Kito giáo là "đói nghèo và bình đẳng," nhưng sau đó nhóm này đã đi chệch hướng và trở nên bạo động, cướp bóc, họ sử dụng ma túy và chém giết là con đường để tới được con đường khai sáng - Illumination. Và từ đó họ phát triển đến ngày nay.

Thông tin trên bạn có thể tham khảo tại: 
 ooOoo

Các quan niệm về Satan khác nhau
Trong Thiên chúa giáo, quỷ Satan là một thiên thần do Chúa trời tạo ra, nhưng do nổi loạn chống đối nên đã bị đuổi khỏi thiên đường. Sau đó Satan đã trở thành thủ lĩnh của các thiên thần “hư hỏng”. Quỷ Satan có rất nhiều tên giống như tính cách xảo trá và tàn ác của mình: thần tăm tối, cha gian dối, quỷ Luxiphe. Quỷ Satan chẳng phải nam hay nữ, nhưng trong các truyền thuyết, hoặc hình ảnh minh họa thường là nam giới, có cơ thể cường tráng và khuôn mặt dữ dằn với 2 chiếc sừng nhọn hoắt trên đầu. Quỷ Satan cũng có nhiều phép biến hóa, bay lượn và có nội lực khá cao, vương quốc của Satan ở dưới địa ngục và Santan có thể trực tiếp hoặc sai khiến các loại quỷ khác đi phá hoại thế giới.
Trong Kinh thánh có nhắc đến hình ảnh quỷ Satan xuất hiện dưới dạng con rắn để cám dỗ ông Adam và bà Eva trong vườn địa đàng. Trong cuốn kinh khác, Satan lại xuất hiện như con rồng đỏ đi đánh nhau với con người. Trong Kinh thánh cũng mô tả, quỷ Satan luôn tìm cách cám dỗ Chúa Giêsu, các thánh khác và gây rắc rối cho con người. Quỷ Satan được mô tả có tiếng kêu gầm gào như sư tử rống, luôn rình rập, lượn tìm để nuốt sống một ai đó. Satan rất “đa mưu túc kế”, thâm độc, vì thế người ta mới có câu cửa miệng là “quỷ kế”. Một trong những điểm mạnh nhất của quỷ Satan đó là khả năng thuyết phục, các trò xảo quyệt khéo léo vì thế Satan lôi kéo được rất nhiều “tay chân” để thực hiện các kế hoạch phá hoại của mình.
Nhiều quan niệm trong tôn giáo cho rằng Satan có khả năng nhập vào con người và biến những người đó thành những kẻ độc ác. Thậm chí chính Satan đã gây ra các bệnh tâm thần và là nguyên nhân của những vụ giết người.
Mấy năm trước, tại Toulon (miền Nam nước Pháp), cảnh sát đã bắt được 4 học sinh gây ra vụ án kinh dị. Những học sinh này mang trên người nhiều đồ kỳ quái như biểu tượng số 666 (dấu hiệu của quỷ Satan), cây thập giá lộn ngược… và đột nhập vào một nghĩa trang. Chúng đào mộ và cạy nắp quan tài của người chết và múa may quay cuồng xung quanh, lấy thập giá cắm vào nơi quả tim của xác chết sau đó là chụp ảnh lưu niệm. Tại đồn cảnh sát, chúng đã tự xưng là đệ tử của quỷ Satan. Sau khi điều tra, cảnh sát đã phát hiện chúng là thành viên của giáo phái thờ quỷ Satan.
Trước đây, những người theo thuyết đa thần, nhị nguyên cho rằng thế giới có 2 phần thiện và ác, quỷ Satan cầm đầu những thần ác. Vào khoảng thế kỷ 12 đã xuất hiện những nhóm người tôn thờ quỷ Satan trong các buổi Lễ đen ở đền thờ của quỷ Satan. Những thành viên này tiến hành những nghi lễ với các hành vi tình dục kỳ quái, hành xác. Những người thờ phụng Satan giết những con thú và lấy bộ phận sinh dục để tế quỷ Satan. Họ tin rằng sau 100 ngày, những vật tế này sẽ hồi sinh thành đệ tử của Satan. Thậm chí, họ sẵn sàng tự tử để thăng tiến sang kiếp khác sẽ được Satan cho cai trị thế gian. Những lễ hội đen khá thịnh hành ở Pháp vào thế kỷ 16-17. Những người đầu trò nổi tiếng cho lễ hội đen như Catherine de Medicin, nữ hoàng Pháp (thế kỷ 16), thầy tu Catherine Monvoisin (thế kỷ 17).
Chữ Satan được nhìn rất ác cảm trong suốt thời gian dài của lịch sử, phần đông nhìn Satan như là phần tà, thuộc về ma quỉ, độc ác. Dưới cái nhìn của những người thiên chúa giáo cái tên và danh từ Satan để ám chỉ những chuyện làm nghịch với Thiên Chúa và đức tin của họ . Kể từ khi có đạo Thiên chúa, sự thực tập luyện tà thuật bị cấm đoán và nguyền rủa . Cho nên những buổi tập luyện đều được giữ bí mật và kín đáo. Bất cứ người nào thực tập tà thuật đều là kẻ thù của giáo hội và đươc dán cho nhãn hiệu thầy pháp và phù thủy ,đôi còn bị giết chết . Cho mãi đến năm 1996 giáo đường Satan đã được chính thức tìm ra . Kể từ đó tôn giáo Satan được công khai ra đời .
Theo Satan giáo, tên Satan: là biểu tượng như một nguồn lực tinh khiết thực sự từ thượng đế lan toả ra khắp nơi . Và rồi thì kẻ thù của Thượng đế cũng chính là thượng đế . Cũng là kẻ thù trong đức tin tôn giáo đặt ra nhằm đổ thừa cho sự tàn ác của con người , theo quan điểm của Satan giáo: thượng đế không có sự tương phản như vậy . Thượng đế là Thượng Ðế và không thể diễn tả Thượng Ðế qua hình ảnh của con người . Mặc dù vậy, theo kịch bản thượng đế đã đóng một vai tuồng mang mặt nạ đen mà trong thế hệ vừa qua đó là điều cần thiết cho con người, là kẻ nghịch với thượng đế mà các tôn giáo ngày nay đang thờ phượng .
satanism
Tổ chức Satan giáo và nhà thờ của Satan 
Nhà thờ của Satan được thành lập vào ngày 30 tháng 4 năm 1966 bởi Anton Szando LaVey, LaVey sinh năm 1930 ở Chicago, mất năm 1997 . Ðó là nhà thờ Satan đầu tiên trong lịch sử được thành lập công khai có giấy phép của tiểu bang California . Rất ít người biết được ông này đã sáng lập ra nhà thờ Satan . Những gì được biết là khoảng đầu năm 1996 ông ta đã có những buổi thuyết giảng mỗi tuần về nhũng điều huyền bí và mỗi người tham dự phải trả $2 dollar. Sau đó một nhà báo tên là Edward Webber đã gợi ý cho LaVey sẽ làm được nhiều tiền hơn nếu mở ra những buổi lễ ngắn và xin giấy phép độc quyền tại tiểu bang California .
LaVey đã sáng tác và phát hành cuốn Satanic Bible vào năm 1969 . Sau đó cuốn The Compleat Witch “Tối thượng Phù Thủy” được phát hành năm 1970 , và cuốn Santanic Rituals (nghi lễ của Satan Giáo) được phát hành năm 1972 . Những cuốn sách này dễ dàng tìm thấy tại hầu hết các tiệm bán sách . Số người theo đạo Satan Có vào khoảng gần 10,000 tín đồ theo đạo thờ Satan ỏ khắp nước Mỹ . Những chi nhánh của nhà thờ Santan được gọi là Grotto và được điều hành bởi mỗi cá nhân và những người tham dự viên là những người đã được chọn lựa qua những buổi phỏng vấn và được yêu cầu trước khi tham gia nên đọc cuốn Satanic Bible, nếu thích hợp với họ sẽ được cho biết địa điểm để đến sinh hoạt phần đông là sinh hoạt tại nhà của người điều hành . Sau đó nếu muốn gia nhập đế trở thành hội viên thực thụ phải làm đơn, đóng tiền niên liễn là $100 dollar . Nhiều giáo đồ Satan chọn cho họ con đường tập luyện một mình như là một ẩn sĩ .
Họ dùng mề đay với mầu sắc khác nhau để phân định cấp bậc, muốn thăng tiến phải qua một kỳ thi căn cứ trên sự thực hành những đề tài của Satan giáo chứ không căn cứ trên sự chứng nghiệm huyền bí, kiến thức về đời và đạo phải được trao dồi liên tục và phải lập lời thề cho mỗi cấp bậc .
Sau đây là những cấp bậc trong Ðạo Satan 
Register Member = Tham dự (không cấp bậc)
Active Member = Ðược gia nhập (cấp 1)
Witch/Warlock = Phù Thuỷ (cấp 2)
Priestess/Priest = Thầy tế (cấp 3)
Magistra/Magister = Bậc Thầy (cấp 4)
Maga/Magus = Thầy Pháp (cấp 5)
Những người điều hành (Administrator, Agent,Grotto Master) thì không có cấp bậc , những công việc này được đảm nhận bởi những giáo đồ không phân biệt cấp bậc, nhưng những người điều hành các chi nhánh (Grotto Master) phải từ câp 3 hay cấp 4 . Cấp điều hành cao nhất được gọi là Hight Priest do cấp 4 và 5 giữ. Những người ở cấp 3 trở lên đều được gọi bằng “moat” danh từ tôn kính là Ðức Ông hoặc Ðức Bà. Những người ở cấp này được coi như là những nhà truyền giáo chính thức của nhà thờ Satan . Ðừng bao giờ hỏi là làm thế nào để trở thành những cấp này, vì những cấp này do một hội đồng gồm 9 người sau khi đánh giá mỗi thành viên và họ sẽ nâng cấp. Cấp bậc cao nhất trong giáo phái là Black Pop dành cho LaVey . Họ không bắt buộc người này phải thích hoặc kính trọng người kia, nhưng họ yêu cầu nói chuyện và đối xử với nhau cho lịch sự . Những ai vi phạm luật sẽ bị đuổi ra tôn giáọ.
Những đệ tử theo giáo phái này mặc và đeo những đồ kỳ quái như nhẫn đầu dê, chữ thập ngược, lập bàn thờ Satan bày đầu lâu, dao sắc. Một năm những đệ tử của quỷ Satan có 8 ngày hành lễ vào các tháng 3, 4, 6, 8, 9 và tháng 12. Trong những buổi hành lễ, họ sử dụng ma túy, rạch những vết thập lên người, cắt tay để lấy máu hiến cho quỷ Satan và làm tình tập thể. Khẩu hiệu của họ đại khái như: “Hãy hiến linh hồn cho Satan”, “Tấn công kẻ dữ để siêu thoát”…
Nhiều nước trên thế giới đang phải đương đầu với các đệ tử của quỷ Satan. Ở nước Ý có khoảng 8.000 nhóm thờ quỷ dữ hiện làm nhà chức trách đau đầu. Nguyên ở Pháp, có 40.000 phù thủy và thần thị với 500 pháp sư tà thuật (magic noire). Họ làm ăn thịnh vượng, lợi tức lên đến 20 tỷ đồng tiền Pháp. Ở Nam Phi, một mảnh đất mê tín lâu đời, theo thống kê của cảnh sát vào năm 1990, ít là có 12 trẻ em bị giết để tế thần. Trong cuốn sách nhan đề: “Tiết lộ về ma quỷ” xuất bản năm 1992, tác giả – một trưởng ban cảnh sát về tội ác, có viết: “Nam Phi bước vào một kỷ nguyên mới với nhiều vấn đề đang chờ đợi, như độc dược, bệnh SIDA (AIDS) và cả ma quỷ cũng đang trở về trong vinh quang”.
Aleister Crowley(1875-1947) người sáng lập ra Satan giáo hay còn gọi là giáo phái Thelema Crowley không những rất nổi tiếng, mà còn được rất nhiều ban nhạc tôn thờ như King Daimond, Marilyn Manson… Trong đó, nổi tiếng nhất là việc ông xuất hiện trên bìa đĩa Sgt. Pepper”s Lonely Hearts Club Band của ban nhạc huyền thoại The Beatles. Aleister Crowley xây dựng nên tu viện Thelema để tôn thờ quỷ Satan. Những người mới gia nhập tôn giáo này sẽ được thử thách bằng việc chích ma túy và ngủ qua đêm trong “căn phòng ác mộng”, nơi treo các bức tranh địa ngục và quỷ Satan.
Theo một số nghiên cứu về Karl Marx cho biết, vào thời niên thiếu, Marx là một giáo đồ Cơ Đốc; nhưng sau khi vào đại học, ông ta gia nhập giáo hội Sa-tăng (Satanist Church) do Joanna Southcott chủ trì, và trở thành một thành viên của giáo phái này. Mikhail Bakunin – một người Nga theo chủ nghĩa vô chính phủ, cùng Marx sáng lập “quốc tế thứ nhất”, cũng là một giáo đồ Satan.
Ðức Tin và sự thực hành của nhà thờ Satan chính thống 
Nhà thờ Satan lấy tên Satan chỉ là một biểu tượng . Họ không thờ phượng Satan. Satan giáo là một tôn giáo đầu tiên theo chủ nghĩa dục vọng trần tục của con nguời, đã được hệ thống hoá bởi Anton Szando LaVey . Là một tôn giáo mà đức tin dựa trên bản chất thật sự của con người :trong mỗi con người đã có sẵn bản chất Satan (tánh quỷ quyệt, tánh ác), cái tánh đó nó đã nằm tiềm ẩn trong mỗi con người ,có khi ta không nhận biết tưởng ta là một con người đạo đức, cho đến khi Satan tánh trong con người của ta nó xuất hiện, và điều quan trọng là ta có nhận biết được nó không .
Một số có quan niệm sai lầm Satan hoặc evil (ma quỉ) tánh nó không phải là của ta, vì lý do nào đó có nó đã chọn lựa ta như là một đối tượng. Có phải sự tàn ác là phát xuất từ thế giới của Ma quỉ không ? Nó tuỳ thuộc vào sự suy diễn của ta . Chính mỗi cá nhân phải có trách nhiệm trong tất cả những hành động mình đã làm kể cả xấu và tốt . Con người tự tạo dựng cho mình một thói quen là bất cứ khi nào làm một chuyện gì xấu xa tàn ác đều đổ thừa cho là ma xui quỉ khiến .


Thần học của Satan giáo
1. Con người đã tạo ra thượng đế dưới nhiều hình ảnh khác nhau: chọn một cho sự lợi ích của ta
2. Thiên Ðàng và Ðịa Ngục không có
3. Satan không phải là hình ảnh do đạo thiên chúa giáo quan niệm, Tín đồ Satan nhìn Satan như là nhục dục, thế tục, những thú vui của phàm tục
4. Satan không là một cái gì hết, chỉ là một nguồn lực trong thực thể đời sống
5. Sự sống được quan tâm gìn giữ rất thiêng liêng
6. “Satan … đại diện cho tình thương, thân ái, kính trọng cho những ai muốn được đối xử như vậy”
7. Ngày lễ hội quan trọng nhất của Satan giáo là ngày Birthday của mỗi tín đồ
8. Nhiều giáo đồ Satan không thích những ngày lễ bên Thiên chúa giáo vì nó không thực tế
9. Nghi lễ đen (nhái theo nghi lễ của nhà thờ Thiên chúa giáo) thỉnh thoảng biểu diễn cho bá tánh coi thôi chứ thực ra không đúng như vậy.
Nghi thức và nghi lễ 
1. Tên được dùng là Satan, Lucifer, Belial (thiên thần đã phản chúa hay Satan) and Leviathan ( thủy quái) trong tất cả buổi lễ
2. Nghi lễ là một đám rước, được dùng như là chúc mừng cho một cá nhân hoặc một cái gì đó tượng trưng dùng cho đức tin
3. Nghi thức ma thuật gồm có 3 loại :
a) Ma thuật tình dục (Sex magic) kể cả masturbation (diễn tả sự khao khát của nhục dục hay có thể intercourse)
b) Trị bệnh và nghi thức sảng khoái
c) Nghi lễ phá hoại tiêu diệt (đâm kim vô hình nộm, vẽ bức hình, diễn tả bằng cách viết ra các chết của kẻ thù, bày tỏ sự thù ghét, chửi rủa bằng lời nói một mình)
4. Tín đồ đàn ông mặc áo thụng đen và có hoặc không có trùm đầu
5. Tín đồ phụ nữ trẻ thì mặc đồ khêu gợi, phụ nữ già mặc đồ toàn bộ mầu đen
6. Tín đồ Satan mặc trang phục theo truyền thống khác nhau có kẻ mang hình bùa của Sigil of Baphomet, mang hình đầu con dê và nhiều symbol khác nhau
9 điều phạm tội của Satan Giáo 
1. Sự ngu dốt – là điều đầu tiên trong danh sách của những điều tội lỗi của người Satan Giáo . Ðó là tội chính của Satan Giáo . Tín đồ Satan phải học hỏi để thấy xuyên qua những mánh khóe đảo ngược sự thật, đánh lừa sự hiểu biết và không thể chấp nhận sự ngu dốt .
2. Tánh khoe khoang tự phụ
3. Chủ thuyết Duy ngã – có thể gấy nguy hại cho người Satan Giáo. Một điều sai lầm khi đòi hỏi người khác đối xử với mình giống như mình đối xử với họ . Thay vì đòi hỏi như vậy người Satan giáo áp dụng câu người khác đối xử với ta như thế nào thì ta sẽ đối xử với họ như vậy (gậy ông đập long ông)
4. Bề ngoài giả dối – không cần phải tỏ ra tôn kính với con Bò được thần thánh hóa . Chỉ 1 lần cho phép sử dụng giả dối trong những dịp sinh hoạt vui nhộn, có thể sử dụng sự giả dối khi muốn làm cho vui nhộn hơn nhưng trong sự nhận thức .
5. Hòa đồng với số đông – Ðó là lập trường rõ ràng của người Satan Giáo . Hoà đồng với số đông tùy theo ý của mỗi người. Nhưng đừng về hùa theo số đông. Nên tự làm chủ để đễ dàng phán xét hơn là hùa theo sự bốc đồng của đa số
6. Thiếu tiến bộ – Lần nữa, điều này sẽ dẫn đến nhiều đau khổ cho người Satan Giáo . Bạn không bao giờ được ngưng quên mình là ai, mình là cái gì , cái gì đe doạ cho sự tồn tại của mình . Bây giờ chúng ta đang làm nên lịch sử, mỗi ngày chúng ta luôn giữ trong đầu hình ảnh của xã hội và lịch sử đang rộng mở . Ðó là một chìa khóa quan trọng cho cả thần thông và đại thần thông . Không nên ba phải với sự ép buộc của số đông – nhận biết rằng chúng ta đang làm những việc trên một cấp cao hơn của nhân loạị
7. Quên đi nguyên thuỷ: Ðề phòng những chuyện có thế tẩy nảo làm cho ta chấp nhận đó là những điều khác biệt mới mẻ, nhưng thật sự những sự việc đó đã được số đông biết đến lâu rồi, nhưng bây giờ nó được sửa đổi một chút và được bọc trong một gói mới . Chúng ta gào lên cho là đó là một sự sáng tạo mới mẻ, thông minh và quên đi nguồn gốc của nó.
8. Kiêu căng: Ðó là một chữ rất quan trọng . Luật của Satan Giáo là: Khi nào thấy sự kiêu căng làm hại cho chính ta, cách tốt nhất để thoát ra khỏi là phát ra lời tôi xin lỗi, tôi đã làm sai, tôi sẽ cố gắng để sửa đổi và làm đi .
9. Thiếu thấm mỹ: Thẩm mỹ là chuyện cá nhân, nó phản ảnh của sự tự nhiên, nhưng đó là sở thích của số đông và hình thể hài hòa thì không nên từ chối.
Mối liên hệ giữ Satan giáo và Illuminati (Hội tam điểm)
Hội kín Illuminati Kể từ buổi đầu lịch sử,đã tồn tại mối bất đồng sâu sắc giữa khoa học và tôn giáo.Những nhà khoa học nổi tiếng như Copernicus đã bị giết chết.Bị nhà thờ ra lệnh hành hình vì dám cả gan tiết lộ những chân lí khoa học.Tôn giáo luôn khủng bố khoa học.Nhưng vào khoảng thế kỉ 16 ,một nhóm người ở Rome đã chiến đấu chống lại nhà thờ.Một vài trong số những nhà khai sáng giỏi nhất ở Ý-các nhà vật lí,toán hoc,thiên văn học bát đầu nhóm họp 1 cách bí mật nhằm chia sẻ mối quan tâm của họ đối với những tín điều kô chính xác của nhà thờ.Họ sợ rằng sự độc quyền của nhà thờ về “chân lí” sẽ đe dọa quá trình khai sáng học thuật trên toàn thế giới.Họ thành lập nhóm cố vấn khoa học đầu tiên trên thế giới,họ gọi đó là “ILLUMINATI” (I) (những người khai áng ).
Đương nhiên những thành viên của I bị giáo hội Cơ Đốc săn đuổi 1 cách tàn bạo.NHờ có cách giữ bí mật tuyệt đối,các nhà khoa học này mới đc an toàn.Những lời truyền đật của các học giả đc truyền đi 1 cách bí mật,và hội I phát triển đến mức thu nạp đc nhiều học giả khắp châu Âu.Các nhà khoa học luôn gặp nhau tại 1 điểm vô cùng bí mật tên là NHÀ THỜ ÁNH SÁNG.Rát nhiều người trong I muốn chiến đấu chống lại ách thống trị cảu nhà thờ = vũ lực,nhưng 1 thành viên đc tôn kính nhất trong I đã thuyết phục họ không làm như vậy.Ông là người theo trường phái ôn hòa và là 1 trong những nhà khoa học đc tôn kính nhất,đó là GALILEO.Ông đã cố gắng giảm nhẹ ảnh hưởng của nhà thờ lên khoa học bằng cách tuyên bố Khoa học kô phủ định Chúa mà chỉ tăng thêm chân lí của Người.Ông viết rằng 1 lần quan sát hành tinh đang quay bằng kính thiên văn ông đã nghe thấy giọng nói của Chúa vang lên trong tiếng nhạc của các Thiên Cầu.Ông nói Khoa học và tôn giáo không phải thù mà là bạn dùng 2 ngôn ngữ khác nhau để kể cùng 1 câu chuyện,câu chuyên về đối xừng và cân bằng …thiên đường và địa ngục,ngày đêm,nóng lạnh.Chúa Trời và quỷ Satan.cả khoa học và tôn giáo đều là niềm hãng diên của chúa… cuộc đua bất tận giữa ánh sáng và bống tối.Thật kô may sự hòa hợp giứa 2 thứ đó là điều nhà thờ kô hề mong muốn.Vì nó sẽ vô hiêu hóa lời tuyên bố của nhà thờ cho rằng 1 là cách duy nhất cho con người hiêu đc Chúa.Họ gọi Galileo là kẻ dị giáo,nên đã kết tội quản thúc ông đén hết đời và sử tử ông.Việc đó làm cho I bắt đầu sơ hở và nhà thở tìm ra 4 người khác ,họ đều bị bắt giữ và điều tra,nhưng họ kô nói gì kể cả khi bị tra tấn.Họ bị khác lên ngực dấu sắt nung khi còn sống.Sau dó họ bị giết hại dã man,xác họ đc rải đi khắp Rome như 1 lời cảnh cáo cho kẻ muốn ra nhập I.vì thế các thành viên I đã bỏ chạy khỏi Ý.Hội I kết hợp vơi những hội khác cũng bị nhà thờ truy đuổi:hội thần bí,hội pháp sư giả kim thuật,Hồi Giáo,Do Thái Giáo.Qua nhiêu năm I thu nạp đc thêm nhiều thành viên mới.1 Hội I mới mang tên Hội I đen tối .
Hãy nhìn vào Tấm hình này và bạn thấy , trên đầu của Satan có ngọn đuốc thắp sáng , tức là dấu hiệu của hội Illuminati
Hình con rắn là 1 symbol , dấu hiệu mạnh mẽ thể hiện dấu ấn hội illuminati , cả satan giáo cũng có symbol này trên ngôi sao , hình con rắn cũng chính là satan , trong kinh thánh , dụ dỗ eva ăn trái táo cấm
Illuminati, một hội kín vốn đã ngừng hoạt động từ gần bốn trăm năm nay và được cho rằng vẫn còn tồn tại đến ngày nay.
Đây là âm bản của con dấu khắc hội Illuminati. Tượng trưng cho 4 nguyên khí của đất trời: đất, khí, lửa và nước. Hãy nhìn kĩ vào bản khắc này, nhìn xuôi và nhìn ngược sẽ thấy 4 yếu tố: earth, air, fire, water. Một viên kim cương hoàn hảo, được sản sinh ra từ những yếu tố nguyên thuỷ, hoàn hảo đến mức tất cả những ai được chiêm ngưỡng nó đều phải kinh ngạc.
Hội tam điểm hay còn gọi là hội kín Illuminati là 1 hội có từ xa xưa , ko ai biết chắc chắn nó bắt đầu từ đâu , theo tiếng Latin có nghĩa là những người được thần linh khai sáng. Illuminati có lẽ là hội kín bí mật nhất trong số các hội kín trên thế giới. . Hình như nó là 1 hội của các người thợ chuyên xây cất các thánh đường xa xưa vốn chứa nhiều điều bí ẩn . Các đoàn viên đều phải giữ bí mật nghề nghiệp nên dần dần trở thành 1 hội kín .
Các hội viên đều được tuyển chọn trong những phần tử trí thức và quyền quí . Mỗi hội viên khi gia nhập đều phải qua 1 nghi lễ rửa tội và nhận 1 con vật làm hộ mệnh . Mục tiêu của hội này là triệt hạ tất cả những tôn giáo , nhất là Thiên Chúa Giáo để xây dựng 1 tòa nhà lý tưởng cho nhân loại
Không dừng lại thời xa xưa đó, Illuminati ngày nay còn được xem là đã xâm nhập tận trong các trung tâm quyền lực ở Mỹ. Marcus Allen của tờ Nexus Magazine cho rằng toàn bộ hệ thống chính trị ở Hoa Kỳ và Anh là do… một nhóm trí thức ưu tú thuộc Illuminati kiểm soát.
Ở Mỹ, Illuminati được xem là có chân rết trong Hội đồng Ngoại giao, một hội đồng hoạch định chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ (xem The Illuminati and the council on foreign relations, Myron Fagan), và một hội kín mang cái tên rất “hình sự” là Skull and Bones” (Sọ và xương người). Đề quyết này cũng tương tự như việc cho rằng ở Pháp hội Tam Điểm len lỏi tận trong các chính quyền. Dấu vết cụ thể nhất của Illuminati ở Mỹ chính là những dấu chỉ bí mật trên tờ giấy bạc 1 đôla Mỹ. Phía sau tờ giấy bạc này ta thấy bên trái có một kim tự tháp chưa xây xong, còn thiếu hòn đá chóp; trên có hình con mắt, con mắt thấy hết mọi sự. Phía dưới tháp có khẩu hiệu “Novus ordo seclorum” (có nghĩa là “trật tự mới toàn cầu”). Bên phải có con chim phượng hoàng, mang một tấm vải vuông trước bụng; trên đó thường có vẽ những biểu tượng bí ẩn. Nếu đúng là như thế, thế lực của Illuminati quả là đáng gờm khi khẩu hiệu và biểu hiệu của họ không hiểu vô tình hay cố ý mà được in trên giấy bạc 1 đôla.
Illuminati tỏa ra khắp các nước châu Âu dưới dạng nhóm bán công khai. Ở Anh có hội Fabian và hội Round Table; ở Mỹ có Hội đồng Ngoại giao. Illuminati còn được xem là có chân trong Câu lạc bộ Rome mà đằng sau các tổ chức này là một thành phần cốt yếu gồm các nhà băng quốc tế; đặc biệt là các tập đoàn tài chính Rothschild và Rockefeller
Illuminati tồn tại dưới nhiều danh xưng, nhiều hình thức bí mật, bán bí mật, công khai, với nhiều cơ quan có “bảng hiệu” khác nhau. Một vài nguồn tin cho rằng Bavarian Illuminati vẫn tồn tại cho đến hôm nay, dù rất ít chứng cứ cho thấy hội kín này của Weishaupt tồn tại đến thế kỷ 19. Tuy nhiên, một vài hội nhóm đã dùng cái tên Illuminati để gọi cho hội nhóm mình như Grand Lodge Rockefeller của David Goldman (Mỹ), Orden Illuminati của Gabriel López de Rojas (Tây Ban Nha), và The Illuminati Order của Solomon Tulbure (Mỹ)
Đầu tiên bạn hãy nhìn vào biểu tượng kim tự tháp:
Dòng chữ Latin: “Annuit Coeptis ” nghĩa là “Thông báo về sự ra đời của ” và ” Novus Ordo Seclorum ” là ” Trật tự thế giới mới ” . Vì vậy nghĩa của nó là : ” Thông báo về sự ra đời của trật tự thế giới mới “.Ngày theo số La Mã trên biểu tượng là 1776 , đó là năm thành lập của hội kín Illuminati và cũng chính là năm ra đời Hợp Chủng Quốc Hoa Kì . Từ Latin ‘E Pluribus Unum’ nghĩa là ” 1 phần của rất nhiều ” , đây là nền móng cho kế hoạch thống nhất toàn thế giới của New World Order về : chính phủ , tôn giáo và tiền tệ . Vì vậy thế giới có thể được kiểm soát dễ dàng 

Tỷ lệ các cạnh của Kim Tự Tháp là 600, 60, 6 tương ứng với con số của quỷ SATAN 666 theo hình sau:
Hệ thống chữ số mà hội Tam Điểm thiết kế nên biểu tượng là hệ lục phân (của người Babylon),nếu quy đổi sang hệ thập phân tương ứng là 1000,100,10.Nếu ta cộng lại các số trên ta được 1000+100+10+600+60+6=1776 là năm thành lâp tổ chức đồng thời là năm thành lập Hợp Chủng Quốc Hoa Kì.Sáu chữ trên các đình tam giác khi ghép lại tạo thành chữ MASON.
Giờ đến biểu tượng con đại bàng .Hãy nhìn lên trên đầu con đại bàng , bạn sẽ thấy có 13 ngôi sao 5 cánh bên trong đám mây . Những ngôi sao 5 cánh được sắp xếp theo hình dạng của 1 ngôi sao 6 cánh . Nhưng có 1 điều : ngôi sao 6 cánh là biểu tượng của những kẻ thờ quỷ Satan . Đó cũng chính là hình có 6 điểm , 6 góc , 6 mặt phẳng ( 666 ) , dấu hiệu của những kẻ chống Chúa
Tiếp tục ta thấy được có:
13 chiếc lá trên cành oliu
13 thanh chắn và vệt sọc trên chiếc khiên
13 mũi tên ở móng phải ( móng vuốt con đại bàng )
13 chữ ở trên ruy-băng
13 ngôi sao
32 chiếc lông dài bên cánh phải tượng trưng cho 32 cấp bậc trong luật Hội Tam Điểm
13 hòn đá trên Kim Tự Tháp.
Ngoài ra , 13 ngôi sao 5 cạnh trên đồng tiền nếu nhân lên sẽ ra số 65 . Đây là 1 con số bí ẩn trong chủ nghĩa thần bí Châu Âu. Năm 1841 , đại bàng đã thay thế cho phượng hoàng vào để trở thành biểu tượng của quốc gia
Kế đến bạn hãy nhìn vào đồng 1 USD của Hoa Kì do hội Tam Điểm thiết kế:
Ta thấy chúng có nhiều điểm tương quan với nhau như: Ở bên phải bức hình chân dung George Washington trên đồng 1$ ( tiền giấy ) bạn sẽ thấy dòng chữ “Seal of the Department of the Treasury” ( nôm na nghĩ là dấu ấn của kho báu ) . Nó gồm có : chìa khóa , cái cân của công lí và hình vuông – biểu tượng cực kì quan trọng của HTD ( xin chú ý là cái hình vuông theo lời của họ chính là hình ^ ngăn cách cái cân và chiếc chìa khá đó ) . Nếu nhìn vào hình ngăn cách bạn sẽ thấy có 13 lỗ trong đó , và có 39 chấm xanh bao quanh 3 hình này ( chìa khóa , cái cân và hình ngăn cách ) . Hãy nhớ đó là 39 . Chia đôi sẽ được 19.5 . Số 19.5 có thể bắt gặp trong các thiết kế của Cydonia, Mars, Avebury, England and Washington D.C.
Hình trên cho bạn thấy được một con cú nhỏ ờ góc bên phài tờ 1 USD.Khá nhiều lần các chính trị gia của Mỹ giơ tay về phía máy ảnh với bàn tay hình con cú. Qua đó ta thấy được sự liên quan nào đó giữa tổ chức Illuminati , biễu tượng của HK,và đồng 1 USD.Vậy liệu thật sự có một tổ chức nào đuợc thành lập để kiễm soát hậu trường chính chị trên thế giới khi đa phần những người thành lâp nên quốc gia HK là thành viên của hội Illuminati

 
Copyright © 2013-2033 CÔNG NGHỆ ET
Powered by MẠNG LƯỚI HỢP NHẤT