BREAKING NEWS

Phát triển Tâm thức

MẠNG LƯỚI HỢP NHẤT

Chuyển hóa Địa cầu

Proof of Concept (POC) là gì? Tìm hiểu chi tiết Bằng chứng năng lực

Các khái niệm về proof of work (POW) và Proof of Stake (POS) đã quá quen thuộc với các nhà đầu tư tiền điện tử, nhưng chắc chắn rằng Proof of Concept là 1 trong những khái niệm khá mới mẻ và chưa được nhiều người biết tới. Và trong bài viết này hãy cùng Blockzone.tech tìm hiểu Proof of Concept (POC) là gì? và những thông tin liên quan tới POC nhé.

Proof of Concept là gì?

Proof of Concept có thể hiểu đơn giản là việc triển khai thử nghiệm 1 ý tưởng, để có thể chứng minh tính khả thi của lý thuyệt đó trong thực tế ra sao. Thông thường các Proof of Concept sẽ chỉ được triển khai trong quy mô nhỏ.

Nói tóm lại, Proof of Concept được hiểu nôm na là bằng chứng về khái niệm ý tưởng POC lần đầu tiên được giới thiệu bởi Ông Bruce Carsten vào năm 1984, tạo ra Prototype (còn được gọi là nguyên mẫu) để tiến hành thử nghiệm xem hoạt động của vi mạch ra sao, nếu thành công sẽ được sản xuất hàng loạt.

Tìm hiểu thêm một số cơ chế đồng thuận phổ biến:

Vì sao Proof of Concept có ích cho cộng đồng?

+ Giúp giảm thiểu tối đa tiền bạc, thời gian, công sức để triển khai 1 dự án, để xem kết quả nó có tốt hay không

+ POC sẽ là bằng chứng để chứng minh rằng ý tưởng, lý thuyết này là đúng, để có thể thuyết phục các nhà đầu tư.

7 Ứng dụng quan trọng của Proof of Concept

Đánh giá thị trường

Bất kỳ 1 doanh nghiệm, công ty, hay thậm chí là các Star-Up đều sẽ dùng POC để đánh giá tiềm năng của sản phẩm, dịch vụ,… có được thị trường đón nhận hay không.

Theo đó, họ sẽ phải thực hiện: nghiên cứu , đánh giá, Test thị trường,… Kể từ đó sẽ đưa ra được những thay đổi và điều tiết cho phù hợp.

Lĩnh vực phát triển phần mềm.

Tất nhiên rồi, đầu tiên cần phải chứng minh 1 phần mềm, 1 ứng dụng khi triển khai sẽ ra sao? công nghệ có những gì? giá bán như thế nào?

Ở thời điểm hiện tại, tạm có thể gọi rằng công nghệ Blockchain đã bắt đầu bước qua giai đoạn POC, khi mà đã có 1 số dự án Blockchain đã bắt đầu mang lại những kết quả trong việc giải quyết vấn đề thị trường.

Lĩnh vực phim ảnh

Trong đó phải kể tới những bộ phim ăn khách đã thực hiện Proof of Concept như là: Sky Captain, Sin City,…

Ngoài ra còn phải kể tới Pixar đã ứng dụng POC để làm các bộ phim ngắn, trước khi thực hiện những bộ phim kinh đỉnh đòi hỏi kỹ xảo khó, và kinh phí hoàn thành cao ngất ngưởng.

Trong lĩnh vực Kỹ Thuật

Trong ngành kỹ thuật thì POC có tầm quan trọng đặc biệt, bởi vì các ý tưởng ban đầu là rất quan trọng, sau đó mới quyết định được việc triển khai dự án ý tưởng có ra sao.

Trong lĩnh vực kinh doanh

Giúp cho các doanh nghiệp có thể dễ dàng giới thiệu và phát triển sản phẩm của mình tốt hơn, ví dụ như cho khách hàng được trải nghiệm thử sản phẩm, dịch vụ. Sau đó sẽ ra quyết định tới mua hàng hóa và trở thành khách hàng trung thành.

Trong giai đoạn thử nghiệm sản phẩm cũng giúp cho doanh nghiệp có thể thu được các phản hồi, đánh giá của khách hàng về chất lượng, nếu chưa tốt chỗ nào thì có thể thay đổi kịp thời với thị hiếu và nhu cầu của thị trường.

Từ đó giúp tạo ra 1 sản phẩm, dịch vụ hoàn chính được cộng đồng chấp nhận.

Trong lĩnh vực bảo mật

Trong lĩnh vực mã hóa và bảo mật thông tin, máy móc phần mềm hiện nay được xem trọng tuyệt đối, và Proof of Concept sẽ cho khách hàng thấy rằng hệ thống được bảo mật ra làm sao, hoặc kiểm tra mức độ an toàn của 1 hệ thống bảo mật khi bị xâm phạm.

Winzapper đã đi đầu trong việc sử dụng POC.

Trong lĩnh vực thuốc y tế

Trong lĩnh vực sản xuất, phát triển thuốc thì ngoài POC ra, người ta thường sử dụng thuật ngữ là Proof of Mechanism (PoM), Proof of Princuctor (PoP)


Xem thêm nhiều bài viết hữu ích tại chuyên mục Blockchain


 
Copyright © 2013-2033 CÔNG NGHỆ ET
Powered by MẠNG LƯỚI HỢP NHẤT