Cách đây không lâu, công nghệ blockchain được người ta hứa hẹn đủ chức năng, từ giám sát đàn cá ngừ đến việc thay thế ngân hàng hay lưu trữ hồ sơ tài sản. Song thực tế hiện đang chứng minh một thách thức khó khăn hơn thế nhiều.
Vào đầu năm 2018, Amos Meiri đã có cơ hội đủ để khiến nhà sáng lập của các startup ghen tị. Công ty của Meiri, Colu, được giao nhiệm vụ phát triển một đồng tiền kĩ thuật số, chính xác hơn là một loại phiếu giảm giá, cho một thành phố nhằm khuyến khích người dân chi tiêu cho các hoạt động tại địa phương. Công ty này đã được được một số thành công với các dự án thí điểm ở Anh và Israel, nhưng Meiri còn mơ về một thứ gì đó lớn hơn nữa. Anh mơ về một mạng lưới toàn cầu của tiền tệ giữa các thành phố, chúng được kết nối với nhau bởi công nghệ blockchain. Để làm được vậy, anh liền sử dụng một cách thức phổ biến để tài trợ cho ý tưởng của mình: ICO. Nhờ việc bán ra một đồng tiền kĩ thuật số có tên là CLN, Colu đã nhận được gần 20 triệu USD tiền vốn.
Thế nhưng, ở hiện tại, Meiri lại làm một điều kì lạ: trả lại tiền. Sau một năm đau đầu với những vấn đề về hành pháp và kĩ thuật, anh đã bỏ ý tưởng đưa blockchain vào kế hoạch kinh doanh của mình. Anh tin rằng các dự án blockchain khác cũng sẽ có số phận tương tự thôi.
Việc một dự án khởi nghiệp thất bại khi sản phẩm của họ không hoạt động đúng kì vọng hoặc hết vốn là điều chẳng còn mới. Song blockchain đang chứng minh mình là cả một hành trình dài và trắc trở hơn bao giờ hết. Chỉ hai năm trước thôi, các dự án ICO như của Meiri đã thu về được hàng tỷ USD vào các công ty blockchain để rồi một ngành công nghệ của các dự án thí điểm được ra đời. Trong một thời gian dài, blockchain được cho là thứ cứu cánh cho tất cả mọi vấn đề: đánh bắt cá ngừ bất hợp pháp, hồ sơ y tế không đáng tin, vô gia cư,… Bạn còn nhớ đồng tiền WhopperCoin chứ? Chương trình đổ tiền ảo lấy bánh mỳ của Burger King vàng hàng ngàn những dự án khác đã dần mất đi sự hấp dẫn của mình. Thậm chí có dự án ngay từ đầu đã là một cái bẫy hút tiền các nhà đầu tư. Và dù là trong số các dự án hợp pháp thì cũng chỉ có số ít trong đó đạt được thành công. Trong bài viết gần đây về blockchain, Gartner đã sử dụng cụm từ "nỗi chán chường công nghệ blockchain" để mô tả tình hình hiện tại.
Emin Gun Sirer, một giáo sư về khoa học máy tính tại Cornell và là người sáng lập của Ava Labs cho rằng: "Thực tại mà chúng ta đang chứng kiến chính là thực tại của niềm vui đã tàn phai. Công nghệ hiện tại cũng chỉ là thứ nửa vời".
Bitcoin hiện vẫn đang tồn tại dù có phải trải qua vài lần tụt giá sâu. Đã có cả một ngành công nghiệp được dựng lên xoay quanh việc nắm giữ những loại tài sản tương tự đồng tiền này. Nhưng các nỗ lực để xây dụng thứ công nghệ phức tạp hơn bằng cách áp dụng blockchain đã bị cản trở bởi những công nghệ nền móng làm nền nó. Blockchain cho phép xây dựng một cuốn sổ cái dữ liệu bất biến mà không cần dựa vào một tổ chức trung tâm nào, đây thứ chính là tâm điểm của công nghệ này. Song bộ máy mật mã đứng đằng sau blockchain lại nổi tiếng là chậm chạp. Các nền tảng như Ethereum đều là những ngôi sao trong làng ICO, nhưng chúng lại chẳng đủ nhanh để có thể xử lý hầu hết bất kì ứng dụng thương mại nào. Do đó, theo Apolline Blandin – một nhà nghiên cứu tại Trung tâm Biện pháp Tài chính thay thế tại Cambridge, các dự án "phi tập chung" chỉ chiến một phần rất nhỏ trong mục đích sử dụng công nghệ blockchain.
Số còn lại thì đi tắt ngang tắt dọc, họ mượn ý tưởng và thuật ngữ từ Bitcoin nhưng cắt giảm ở góc độ tốc độ và sự đơn giản. Họ giữ lại cái phần thực thể trung tâm kiểm soát dữ liệu và loại bỏ những cái lõi đổi mới của blockchain. Những dự án như thế này được nuôi sống nhờ nguồn vốn thổi phồng và xa hoa. Song đa số những ứng dụng đó có thể được xây dựng lên từ những công nghệ ít giật gân hơn. Khi mà cái cụm từ "bắt tai" ấy dần mất đi giá trị, đó chính là lúc người ta tự hỏi đâu là ý nghĩa của các dự án kể trên.
Khi Donna Kinville, một thư kí thành phố tại South Burlington, Vermont, được tiếp cận bởi một công ty khởi nghiệp với mong muốn đưa hồ sơ đất đai của cả thành phố này lên trên blockchain, khi ấy cô đã sẵn lòng ngồi lắng nghe. Co kể: "Chúng tôi được người ta đánh giá là biết đi trước mọi thứ". Công ty kể trên là Propy, họ đã gây dựng được khoản vốn 15 triệu USD thông qua ICO và năm 2017, rồi từ đó tiến tới xây dựng mối liên kết với Vermont, bao gồm cả việc vận động về một hành lang pháp luật thân thiện với công nghệ blockchain.
Propy tung hô rằng blockchain là một phương thức an toàn hơn để xử lí các hồ sơ nhà đất. Kinville kể lại: "Chẳng cần phải tốn quá nhiều thời gian để thấy rằng họ quá hăng hái". Cô đã làm việc với công ty này trong khoảng một năm, khi nền tảng này dần được thiết kế để và ghi lại dữ liệu trong quá khứ của công ty này lên trên mạng lưới blockchain của Ethereum. Propy còn đã ghi lại một hoạt động chuyển nhượng đất của công ty cho một thửa đất trống của một chủ sở hữu có khá nhiều thời gian.
Tháng trước, Propy đã giới thiệu với Kinville một sản phẩm gần hoàn thiện nhưng cô chẳng còn chút hứng thú nào để nghe. Hệ thống của nó thiếu đi những tính năng thiết thực mà cô thường sử dụng như liên kết tới một văn bản. Cô thích cái phần mềm mà mình đang sử dụng ở hiện tại hơn, thứ được hoàn thiệt bởi một công ty thành lập đã lâu và sẵn sàng hỗ trợ cô ở bên kia đường dây trong trường hợp mọi thứ vượt quá tầm kiểm soát.
Cô kể: "Tôi đã có một khoảng thời gian khó khăn để hiểu được liệu thứ công nghệ này sẽ mang tới những tác dụng tích cực tới công dân của mình như thế nào. Tốc độ chăng? Hay là tính bảo mật? Với fax và email, mọi thứ được thực hiện nhanh chóng". Dữ liệu của thành phố này được sao lưu trên ba máy chủ khác nhau, Kinville cũng giữ một bản in. Cô cho biết thêm: "Các cấp trên của tôi cũng khá hoài nghi. Chúng tôi thích giấy tờ, bạn có thể sử dụng chúng bất cứ khi nào". Kinville đã gửi cho Propy một ghi chú về những điều mà công ty này cần phải cải thiện sản phẩm của mình, nhưng cô không hề có ý định muốn mua nó.
Natalia Karayaneva, nhà sáng lập của Propy cho biết rằng nền tảng lưu trữ hồ sơ đất hiện đang được thử nghiệm tại một thị trấn khác thuộc Vermont nơi mà không hề có một hệ thống máy tính. Nhưng cô hiểu rằng vấn đề về riêng tư cũng như quy tắc của các địa phương, cùng với đó là hệ thống máy tính đã cũ chính là những nguyên nhân khiến công nghệ blockchain không phù hợp với mục đích của chính phủ.Propy hiện đang tập chung vào một nền tảng tự động cho các nhà môi giới. Nền tảng này cũng sử dụng công nghệ blockchain nhưng công ty này không quá thổi phồng điều này.
Andrew Stevens, một nhà phân tích tại Gartner, đồng tác giả cả những nghiên cứu về "nỗi chán chường công nghệ blockchain". Stevens và nhóm của mình tập chung vào những dự án ứng dụng blockchain để phát hiện hành hóa bất hợp pháp và bị nhiễm bẩn trong chuỗi cung ứng. Họ đã dự đoán rằng 90% số dự án kể trên sẽ sớm phải rơi vào tình trạng đình trệ. Cuối cùng những nhà truyền giáo blockchain đã nhận ra rằng chuỗi cung ứng không phải là thứ đơn giản, và rằng blockchain không hề mang lại bất kì giải pháp "ăn liền" nào. Nói về các dự án blockchain quan trọng, Stevens cho biết: "hiện vẫn chưa hề có sản phẩm nào được triển khai vào bất kì chuỗi cung ứng nào".
Song Stevens cũng cho rằng khái niệm về blockchain có thể chứng minh tính hữu dụng của mình trong việc trở thành một cách để thúc đẩy các bên cạnh tranh và các tổ chức thiếu tin cậy khác chia sẻ dữ liệu và công cụ mình có. Ông so sánh ứng dụng này với những thử nghiệm đầu tiên của mạng internet, trước cả khi người ta người ta có thể đoán được sự thành công của mạng internet. Dù rằng những dự án kiểu này được khởi động như một kiểu mánh khóe kinh tiếp thị thì nó cũng có thể khiến phía lãnh đạo công ty cân nhắc về những lợi ích và mối hợp tác mà họ có thể nhận được.
Blandin, nhà nghiên cứu tại Cambridge, lấy IBM làm ví dụ, công ty này hiện đang có hơn 1.000 nhân viên phát triển sản phẩm dựa trên công nghệ blockchain. Một trong số sản phẩm ấy là Food Trust được sử dụng bởi Walmart để truy xuất nguồn gốc của rau diếp; là TradeLens, một nền tảng mà Maersk và các đối thủ của công ty này sử dụng để chia sẻ dữ liệu vận chuyển, dự án này đã thu hút sự chú ý của 4/5 hãng tàu vận chuyển lớn.
Jerry Cuomo, giám đốc công nghệ của IBM Blockchain cho rằng sử dụng công nghệ blockchain để tự theo dõi và truy xuất các sản phẩm là một điều vô nghĩa, chúng ta vốn đã có các công cụ để làm điều này. Nhưng trong trường hợp xảy ra mâu thuẫn, ví dụ như là giữa một nhà bán lẻ và công ty đóng gói trong chuỗi cung ứng, blockchain sẽ hữu dụng nhờ vào những bản ghi được tạo nên hoàn toàn từ sự thực. Về mặt lí thuyết, blockchain được xây dựng chỉ để dành cho mục đích này. Song Cuomo cho rằng vẫn đây vẫn mới chỉ là giai đoạn đầu để đưa ra kết luận. Trong một số dự án của IBM, thành phần blockchain thường chỉ là những phần nhỏ hơn của cả một hệ thống lớn. Một ứng dụng phổ biến chính là "sổ cái ẩn", đây là nơi mà hệ thống blockchain sẽ ghi lại dữ liệu song song và đồng thời với hệ thống đã có sẵn. Theo đánh giá của Cuomo thì tốc độ theo dõi của blockchain khá ổn.
Song một thách thức là làm thế nào để đưa bên tham gia sát lại gần nhau hơn. Nãy lấy đồng tiền Libra, nỗ lực phát hành tiền ảo của Facebook làm ví dụ. Đồng tiền này hiện đã mất 1/4 thành viên trong hội đồng của mình. Nỗ lực kể trên đã nhanh chóng trở thành một bài học về những khó khăn trong việc làm thế nào để các đối thủ cạnh tranh có thể "chơi đẹp" với nhau. Hiện tại vẫn còn quá sớm để cho sự tồn tại của những nhóm hợp tác kiểu như thế, và cũng là quá sớm cho việc blockchain trở thành chất keo gắt kết các bên tham gia.
Công ty Colu của Meiri có lẽ là một ý tưởng vừa vặn với công nghệ blockchain hiện tại. Đồng tiền điện tử, thứ ứng dụng cơ bản nhất cho blockchain, đang dần tỏ ra tính hữu dụng của mình. Người dùng có thể nhận về tiền ảo nhờ hoạt động tình nguyện tại một cơ sở phi lợi nhuận tại địa phương, họ có thể sử dụng chúng để trả phí vận chuyển cho các cửa hàng địa phương. Nhà bán hàng này có thể sử dụng số tiền trên để đóng thuế hay trả hóa đơn nước, kết thúc một vòng tuần hoàn của đồng tiền ấy tại địa phương. Gần đây, khi chính quyền phố Tel Aviv, Israel muốn xây dựng một tuyến đường sắt, họ đã hợp tác với Colu để phân phát trợ cấp tới các cửa hàng kinh doanh nằm trên khu vực giải tỏa để thi công. Thành phố Belfast hiện đang duy trì một chương trình sức khỏe tâm thần thúc đẩy hoạt động tập luyện bộ môn yoga nhờ vào đồng tiền của chính địa phương này.
Meiri là một người ứng dụng công nghệ blockchain từ sớm, anh còn tham gia vào những dự án giúp làm cho đồng Bitcoin trở nên hữu ích hơn. Anh còn muốn tạo ra một bộ công cụ hoạt động trên Ethereum cho phép chính quyền có thể tự tạo ra đồng tiền của riêng mình, đồng tiền này sau đó có thể được trao đổi nhờ vào đồng CLN làm trung gian.
Vào đầu năm 2018, Colu đã nhận được khoản vốn 20 triệu USD từ hoạt động ICO của mình. Song niềm vui chưa chín đã tàn. Các quy định của Hoa Kì về việc bán ra đồng tiền ảo đã buộc công ty này phải hoàn trả tiền cho các nhà đầu tư tại Mỹ. Và rồi là đến các nhà đầu tư tại nhiều quốc gia khác bởi quy đình về đồng tiền ảo đang dần thay đổi. Meiri kể rằng công ty của mình đã phải điên cuồng đốt tiền do phải vật lộn với những quy định trên toàn thế giới. Dù rằng công ty này dự định sẽ lưu trữ các hồ sơ trên mạng lưới blockchain phi tập chung, song Colu vẫn sẽ là bên chịu trách nhiệm tối đa nếu phá vỡ bất kì quy tắc hay luật lệ nào.
Theo Meiri thì một vấn đề lớn hơn là về công nghệ. Ethereum hiện chưa thể xử lý được các hoạt động giao dịch từ hàng ngàng người dùng và nhà bán hàng. Anh khẳng định: "Với công nghệ hiện tại thì rất khó". Ước mơ về một cuốn sổ cải phi tập chung của anh lại không thể bù đắp cho những khiếm khuyết hiện tại của nó.
Meiri cho biết, số thành phố mà Colu kí kết hợp tác càng nhiều thì cái khía cạnh blockchain càng trở nên mất giá. Anh đã phải gặp gỡ với nhiều luật sư và phát triển một kế hoạch chỉ để mua lại số đồng tiền đã phát hành. Còn khoản chưa phát hành thì sẽ được chuyển đổi thành cổ phần trong công ty.
Khó khăn là vậy nhưng Meiri chưa bao giờ ngừng tin tưởng vào một tương lai phi tập chung: "Tôi không hề có chút hoài nghi nào về định mệnh tái phát minh hệ thống tài chính toàn cầu của công nghệ blockchain. Chỉ đơn giản là thời cơ chưa đến mà thôi".
theo Wired