BREAKING NEWS

Phát triển Tâm thức

MẠNG LƯỚI HỢP NHẤT

Chuyển hóa Địa cầu

Hồng Trần chính là Đạo trường Rộng lớn

Tu hành đâu nhất thiết phải ở trong núi sâu, hồng trần cũng là đạo trường rộng lớn. Thật ra tu hành và cuộc sống là một thể thống nhất, mục đích của tu hành cũng chính là để giải quyết các vấn đề thực tế trong cuộc sống, bàn chuyện tu hành mà rời xa cuộc sống, sẽ không tránh khỏi việc trốn tránh vấn đề. Nấu cơm, rửa bát, làm việc nhà, thực hiện nhiệm vụ bản thân cũng là một loại tu hành.

Thật ra tu hành và cuộc sống là một thể thống nhất, mục đích của tu hành cũng chính là để giải quyết các vấn đề thực tế trong cuộc sống. (Ảnh từ guucdn)
Con người nhờ công việc mà trở nên cao quý, cũng thể hiện được giá trị của bản thân. Chỉ cần bạn có một nội tâm vững vàng, vậy thì vào bất cứ thời điểm nào, bạn đều có thể tu hành trong công việc. Nói cách khác, bất kể hiện tại bạn đang ở trong hoàn cảnh nào, chỉ cần bạn có thái độ đúng đắn với công việc, bạn chính là một người cao quý, một người có giá trị.
Người ta thường nói, hành động bồi dưỡng thói quen, thói quen hình thành nên tính cách, tính cách quyết định vận mệnh. Một người muốn xử lý công việc phức tạp một cách dễ dàng và hiệu quả, anh ta không chỉ cần phải hình thành thói quen mỗi một lần chỉ làm một việc, mà còn phải có ý thức rèn luyện sự tập trung cao độ.
Chẳng hạn, khi anh ta đang có một việc cần làm, trong lòng chỉ được nghĩ đến việc đó, giống như trên thế gian này chỉ còn duy nhất một việc. Trạng thái này, chính là chữ “kính” trong Nho giáo, cũng là chữ “định” mà Phật giáo hay nhắc đến.
Tu hành là gì? Có nhất định phải thoát ly cuộc sống chạy lên chùa hay đạo quán để tụng kinh niệm Phật? Có phải nhất định phải chuyên tâm ngồi thiền, đọc sách tu hành?
Khi cuộc sống nảy sinh các vấn đề rắc rối, chúng ta luôn cảm thấy các vấn đề trong cuộc sống đã làm rối loạn sự tu hành của mình. Tu hành chân chính không phải trên núi, không phải trong đạo quán, không thể rời xa xã hội, không thể thoát ly hiện thực. Cần phải tu hành trong cuộc sống, tu hành trong công việc. Kỳ thực, cuộc đời chính là sự tu hành.
Tu hành, hai chữ này khiến người ta nghĩ đến một ẩn sĩ an phận một chỗ trên núi rừng, không nhà không cửa, tĩnh tọa, nay đây mai đó, khổ não suy tư về sự sống trong vũ trụ. Tuy nhiên định nghĩa về sự tu hành tuyệt đối không chỉ hạn hẹp như vậy. Tu hành trong cuộc sống, coi công việc là một sự tu luyện dũng cảm hơn nhiều lần so với việc tự mình “trốn đi” tu thân.
Việc cân bằng giữa công việc và gia đình, giữa áp lực và sức khỏe, giữa dục vọng, vô thường và hỉ nộ ái ố… tìm kiếm sự cân bằng trong các mối quan hệ phức tạp, ngược lại càng khiến chúng ta nhìn thấy bức tranh chân thực về cuộc sống.
Tu hành đâu nhất thiết phải ở trong núi sâu, hồng trần cũng là đạo trường rộng lớn. Thật ra tu hành và cuộc sống là một thể thống nhất, mục đích của tu hành cũng chính là để giải quyết các vấn đề thực tế trong cuộc sống, bàn chuyện tu hành mà rời xa cuộc sống, sẽ không tránh khỏi việc trốn tránh vấn đề. Nấu cơm, rửa bát, làm việc nhà, thực hiện nhiệm vụ bản thân cũng là một loại tu hành.
Tu hành đâu nhất thiết phải ở trong núi sâu, hồng trần cũng là đạo trường rộng lớn. 
Có phương pháp cụ thể nào để bồi dưỡng nhân cách và rèn luyện tâm hồn không? Có nhất định phải thực hiện những loại tu hành đặc biệt, ví dụ như bế quan trong núi sâu, để cơ thể phải chống chọi với những chuyện như thác nước cuồn cuộn từ trên trời đổ xuống? Quan trọng nhất, chính là việc chúng ta hàng ngày nỗ lực làm việc ở tại nơi mà chúng ta đang sống.
Kazuo Inamori, một trong bốn vị doanh nhân nổi tiếng nhất của Nhật Bản từng nói: “Làm việc chính là tu hành, môi trường làm việc chính là đạo trường. Mỗi một công việc đều là một cơ hội tu hành. Sự tu hành trong công việc, không phải là ngồi ngay ngắn nghiêm trang niệm kinh bái Phật, cũng không phải ra vẻ hiểu biết, nó là một hành vi được phát sinh từ nội lực mạnh mẽ”.
Công việc có giá trị và ý nghĩa vừa cao cả lại sâu rộng đối với mọi người. Lao động có thể khiến chúng ta chiến thắng dục vọng, tôi luyện tâm tính, bồi dưỡng nhân cách. Mục đích của nó không chỉ là trao đổi nhu cầu cuộc sống, bởi vì trao đổi nhu cầu cuộc sống chỉ là một công dụng phụ mà lao động mang lại. Vì vậy, dồn toàn bộ tinh thần vào công việc hàng ngày, là một việc rất quan trọng, chỉ như vậy mới có thể đạt được mức “tu hành” tối cao trong việc rèn luyện tâm hồn, nâng cao tâm tính.
Phật Thích Ca Mâu Ni cho rằng “tinh tấn” là điều vô cùng quan trọng, là một trong những phương pháp để đạt đến cảnh giới giác ngộ trong tu hành. Tinh tấn là chỉ sự nỗ lực trong công việc, tâm tư tập trung vào công việc trước mắt. Trong công việc, tự giác đào sâu tiềm năng vốn có, phát huy hiệu quả bồi dưỡng nhân cách, tôi luyện tâm tính, nâng cao trình độ. Vì thế, chỉ tập trung tinh thần vào một việc, đối với công việc luôn chăm chỉ không ỷ lại, quá trình nỗ lực ngày qua ngày sẽ rèn luyện được tâm hồn của bạn, đồng thời nuôi dưỡng được một nhân cách có chiều sâu.
Có câu ngạn ngữ: “Thành tựu trong công việc, không bằng thành tựu một người biết làm việc”. Lao động đáng được tôn sùng, đạo lý chính là đây. Tôi luyện tâm tính, cụm từ này có thể khiến mọi người liên tưởng đến tu hành tôn giáo, thực ra muốn yêu thích một công việc từ tận đáy lòng, thì phải toàn tâm toàn ý.
Nhân cách phải được trau dồi thông qua công việc, cũng có nghĩa là, triết học được thai nghén ra từ mồ hôi nước mắt, tâm tính cũng phải được tôi luyện trong lao động hàng ngày. Toàn tâm toàn ý vào công việc mình phải làm, không ngừng động não suy nghĩ, cố gắng thực hiện, như vậy mới biết trân trọng mỗi ngày mỗi thời khắc có được trong cuộc sống.
Cuộc sống chỉ có một lần, mỗi ngày đều phải sống “cực kỳ nghiêm túc”, không mảy may lãng phí, phải sống chân thành nghiêm túc cho đến “cực kỳ” nghiêm túc. Thái độ cuộc sống xem chừng có vẻ ngu ngốc này, nếu như có thể kiên trì trong thời gian dài, thì bất kể người tầm thường nào cũng có thể trở thành nhân vật siêu phàm.
Những người giành được danh tiếng “người nổi tiếng” trên thế giới, những người có tài dẫn đầu trong các lĩnh vực, e rằng đều đi theo con đường này. Lao động không những có thể sản sinh ra giá trị kinh tế, cũng có thể tạo ra giá trị cho nhân loại.
Vì vậy, con người đâu cần phải rời xa chốn phàm trần? Môi trường làm việc chính là môi trường tôi luyện tinh thần tốt nhất, làm việc chính là một loại tu hành. Chỉ cần mỗi ngày thực sự nỗ lực làm việc, bồi dưỡng nhân cách thanh cao, sẽ có được cuộc sống tươi đẹp một cách dễ dàng.
Thế gian này chỉ có người không có chí tiến thủ, chứ không có việc nào không có tiền đồ. Có một người thợ mộc già đã hơn 60 tuổi, một hôm ông nói với ông chủ rằng mình muốn nghỉ hưu, về nhà cùng vợ con an hưởng tuổi già. Ông chủ không muốn ông nghỉ hưu, hết lần này lần khác níu kéo, nhưng lúc này người thợ mộc đã quyết tâm, không gì lay chuyển được, ông chủ đành chấp thuận.
Cuối cùng ông chủ hỏi ông ta có thể giúp xây một căn nhà cuối cùng được không, người thợ mộc già đồng ý. Trong quá trình xây nhà, người thợ mộc già đã không để tâm đến công việc nữa. Việc lựa chọn vật liệu cũng không chặt chẽ, nên xây nhà cũng không đúng chuẩn như trước kia, có thể nói, tinh thần kính nghiệp của ông đã không còn.
Ông chủ nhận ra điều đó nhưng không nói gì cả, chỉ là sau khi căn nhà hoàn thành, ông giao chìa khóa cho người thợ mộc, rồi nói: “Đây là nhà của ông, là món quà tôi tặng cho ông”. Người thợ mộc già sửng sốt, cả đời này ông đã xây bao nhiêu căn nhà, nhưng không ngờ rằng cuối cùng lại xây cho mình một căn nhà được làm cẩu thả như vậy. Nguyên nhân rốt cuộc là vì người thợ mộc già đã không coi tinh thần kính nghiệp, vốn là một phẩm chất cao quý của sự nghiệp để duy trì nó đến cuối cùng.
Một người để kính nghiệp trong một khoảng thời gian thì rất dễ, nhưng để từ đầu đến cuối trong công việc, đều coi tinh thần kính nghiệp là một phẩm chất nghề nghiệp của mình thì rất hiếm thấy. Tinh thần kính nghiệp đòi hỏi chúng ta làm bất kể việc gì đều phải chu toàn từ đầu đến cuối.
Một người cuối cùng sẽ trở thành người thế nào, không quyết định bởi Thượng đế đã ban cho bạn lá bài như thế nào, mà được quyết định bởi bạn dùng tâm thái hay cách gì để chơi lá bài đó. Mà vấn đề then chốt nhất để có thể chơi lá bài cuộc sống này cho thật hay, đó chính là nâng cao sự kính nghiệp và lạc nghiệp. Đặc biệt là trong thời đại cạnh tranh khốc liệt, càng phải có bản lĩnh tu hành hơn người, càng phải tôi luyện một nội tâm mạnh mẽ tràn đầy năng lượng.
Sống không phải là hưởng lạc, mà là một công việc vô cùng nặng nề. Chúng ta đều hi vọng bản thân có thể trở thành một người có chí tiến thủ, nhưng khi gặp một tình huống nào đó thì lại không biết bắt đầu từ đâu. Có lẽ bạn nên xem lại triết lý nhân sinh mà bạn vốn đã sớm hiểu rõ, đây cũng là “nhân tố dinh dưỡng” cần phải có cho một tâm lý lành mạnh.
“Con người sống ở trên đời, sẽ phải thức mãi mãi!”. Có người sống vì công việc, có người sống vì ước mơ, có người vì muốn tìm ra rốt cuộc là sống vì điều gì nên tiếp tục sống. Được sinh ra là quyền lợi mà Thượng đế ban tặng, còn sống lại phải dựa vào trí tuệ và dũng khí của bản thân.
Chỉ có khởi hành, mới có thể đạt được lý tưởng và mục đích; chỉ có nỗ lực, mới có thể giành được thành công rực rỡ; chỉ có gieo hạt, mới có thu hoạch; chỉ có theo đuổi, mới có thể nếm trải thế nào là một con người đường đường chính chính.
Chỉ có chuyên tâm học hành, tập trung làm việc, tu hành trong công việc, tôi luyện tinh thần nghề nghiệp trong công việc, tích cực thay đổi thái độ, giải phóng năng lượng sống ngày một mạnh mẽ hơn, mới có thể đạt được cuộc sống điềm đạm lành mạnh.
 
Copyright © 2013-2033 CÔNG NGHỆ ET
Powered by MẠNG LƯỚI HỢP NHẤT