BREAKING NEWS

Phát triển Tâm thức

MẠNG LƯỚI HỢP NHẤT

Chuyển hóa Địa cầu

Tại sao tiền bạc không "đủ" làm bạn hạnh phúc hơn?

 


Ai cũng đều luôn tìm kiếm hạnh phúc, bằng cách này hay cách khác, đích đến là hạnh phúc vẫn không bao giờ thay đổi. Những rất nhiều người quan niệm nhầm rằng: Hạnh phúc đi liền với sự giàu có!

"Giá như chúng ta ngừng cố gắng để hạnh phúc, chúng ta có thể đã có một khoảng thời gian hạnh phúc."

Đó là câu nói của tiểu thuyết gia và người đoạt giải Pulitzer Edith Wharton (1862-1937). Nó thực sự chính xác. Bạn có thể nghĩ rằng mình không hạnh phúc trong khi thực ra hạnh phúc đang ở bên bạn. Tất cả chúng ta đều luôn tìm kiếm hạnh phúc, bằng cách này hay cách khác, đích đến là hạnh phúc vẫn không bao giờ thay đổi. Tuy nhiên trên thực tế, có rất nhiều quan niệm sai lầm về hạnh phúc.

Tại sao tiền bạc không đủ làm bạn hạnh phúc hơn? - Ảnh 1.

Định nghĩa về hạnh phúc

Có vô số những định nghĩa khác nhau về hạnh phúc, điều này phụ thuộc hoàn toàn vào mỗi cá nhân. Tuy nhiên, xét theo phương diện khoa học, hầu hết các nghiên cứu về chỉ số hạnh phúc của mỗi người đều chỉ ra rằng các yếu tố như sức khỏe, sự giàu có, tình trạng hôn nhân và ngoại hình,… đóng một vai trò rất ít quan trọng trong việc tạo nên hạnh phúc. Điều mà chúng ta vốn luôn nghĩ là sẽ tạo nên phần lớn thành công và hạnh phúc, khiến ta mải mê theo đuổi- hóa ra lại không quan trọng nhiều như ta nghĩ trong việc tạo nên cảm giác hạnh phúc.

Ví dụ, trong một nghiên cứu, các nhà khoa học đã khảo sát vài trăm công nhân tại 10 địa điểm việc làm khác nhau, hỏi họ cảm thấy hạnh phúc như thế nào trong khoảng thời gian 25 phút trong cả ngày làm việc. Bất ngờ là, những người có thu nhập cao hơn thực ra lại không hề hạnh phúc hơn những người thu nhập thấp hơn, thậm chí họ còn phải trải qua nhiều áp lực, căng thẳng và cảm xúc tiêu cực hơn. Những phát hiện như thế này đã liên tục được lặp lại trong hàng loạt nghiên cứu về mối quan hệ giữa thu nhập và hạnh phúc.

Nghiên cứu liên tục chỉ ra rằng những người lạc quan, vui vẻ sẽ khỏe mạnh hơn, sống lâu hơn, thành công hơn và có nhiều mối quan hệ viên mãn hơn. Vì vậy, tất cả chúng ta có thể và nên học cách hạnh phúc hơn.

Tiền có đồng nghĩa với hạnh phúc?

Sự bằng lòng là một khái niệm linh hoạt, bằng lòng sẽ tùy thuộc vào việc ai đó biết thỏa mãn với những gì mình đang có. Phần lớn các nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc có được của cải không làm tăng hạnh phúc. Một người nào đó sống ở một quốc gia có GDP bình quân đầu người cao không phải sẽ hạnh phúc hơn trung bình so với những người tương đương ở một quốc gia nghèo hơn.

Khi bạn chỉ theo đuổi vật chất để kiếm tìm hạnh phúc, thời gian bạn dành cho việc nuôi dưỡng các mối quan hệ cá nhân, nuôi dưỡng tình cảm và các điều tích cực khác bị giảm xuống. Không bằng lòng với những gì mình đang có, bạn rơi vào cái bẫy của sự theo đuổi vật chất mà không biết điểm dừng.

Những người như vậy sẽ chỉ có cảm giác hạnh phúc tạm thời. Sự không bằng lòng và chỉ theo đuổi vật chất sẽ khiến bạn luôn cảm thấy thiếu thốn, không bao giờ là đủ, bạn sẽ luôn căng thẳng mệt mỏi để đạt tới mức của cải bạn cho là “đủ” mà quên đi những gì hiện có và các giá trị tốt đẹp khác trong cuộc sống, giống như câu nói của Mahatma Gandhi: "Trái đất cung cấp đủ để đáp ứng mọi nhu cầu của con người, nhưng không phải mọi lòng tham của con người."

4 cách để trở nên hạnh phúc hơn

1. Hòa đồng hơn

Nhìn chung, những người hạnh phúc dành ít thời gian ở một mình và nhiều thời gian để giao tiếp với người khác. Họ cũng có xu hướng hướng ngoại và dễ kết giao hơn so với những người không hạnh phúc. Nhiều nghiên cứu chỉ ra những người hạnh phúc có mối quan hệ xã hội chặt chẽ bao gồm bạn bè và gia đình. Theo Aristotle, con người là 'động vật xã hội' tìm kiếm sự đồng hành của người khác để đóng góp vào hạnh phúc của mình. Đây là một nhu cầu thiết yếu đối với sức khỏe. Những người nuôi dưỡng các mối quan hệ thân thiết gắn bó thường có khả năng đối mặt tốt hơn khi gặp những căng thẳng lớn trong cuộc sống như mất mát, mất việc hoặc bệnh tật.

Hơn nữa, trong các cuộc khảo sát, 'tình yêu' thường được các cá nhân nhắc đến như một yếu tố còn thiếu mang lại hạnh phúc cho họ. Như vậy, các mối quan hệ chất lượng tạo ra những tình cảm đáng quý mới làm cho cuộc sống có ý nghĩa hơn và là điều cần thiết để hạnh phúc.

2. Tìm các hoạt động khiến bạn tập trung

Có nhiều hoạt động khác nhau, tùy thuộc vào những gì mỗi người giỏi hoặc yêu thích. Đó có thể là một hoạt động thể chất, một buổi sáng tạo, một buổi giải quyết vấn đề phức tạp hoặc thậm chí đàm phán một thỏa thuận kinh doanh. Nó cũng có thể là tập thể dục hoặc sở thích khiến chúng ta đạt được sự tập trung sâu sắc và cảm nhận được dòng chảy của thời gian, thấy ý nghĩa của cuộc sống, từ đó sống tích cực hơn.

Do đó, để nâng cao cơ hội cảm thấy hạnh phúc thường xuyên hơn, hãy cố gắng thử nghiệm nhiều sở thích và hoạt động đa dạng và phong phú cho đến khi bạn tìm thấy những sở thích và hoạt động tốt nhất khiến bạn thư giãn, tích cực lên mỗi ngày.

3. Sống có mục đích và có lòng vị tha

Bạn đã bao giờ tự hỏi tại sao các tình nguyện viên tham gia các hoạt động tình nguyện lại cảm thấy hài lòng như vậy? Đó là bởi vì họ làm việc hướng tới mục đích lớn lao, điều này tạo ra hạnh phúc và ý nghĩa cho cuộc sống của họ. Chúng ta hạnh phúc khi cảm thấy rằng chúng ta quan trọng và những gì chúng ta làm quan trọng.

Các phát hiện tâm lý chỉ ra rằng một khi các mục tiêu cá nhân phù hợp với việc tạo ra 'ý nghĩa' cho mình và cho cả người khác, chúng ta sẽ trở nên hạnh phúc hơn RẤT NHIỀU. Những hành động tốt, sống vị tha sẽ mang lại nhiều lợi ích hơn, giúp ta xây dựng và củng cố các mối quan hệ. Khi các mối quan hệ xung quanh ta đều tích cực và ý nghĩa, bạn sẽ cảm thấy cuộc đời có thật nhiều điều tốt đẹp và bạn sẽ hạnh phúc.

4. Hướng đến sự cân bằng

Điều quan trọng là phải nhìn cuộc sống từ góc độ "toàn diện" để nâng cao và duy trì mức độ hạnh phúc. Một cách để đạt được cái nhìn tổng thể này là chia đều mối bận tâm cho từng lĩnh vực trong cuộc sống. Tập trung quá mức vào bất kỳ lĩnh vực đơn lẻ nào trong khi phớt lờ vấn đề khác sẽ khiến bạn không hạnh phúc.

Điều này nhấn mạnh tầm quan trọng của sự cân bằng. Chẳng hạn, khi đang tập trung cho giai đoạn công việc, bạn bỏ bê sức khỏe tinh thần, điều này sẽ khiến bạn bực tức, nóng nảy, mệt mỏi và khiến cuộc sống của bạn không còn hoàn hảo.

Như vậy, tiền bạc, của cải không phải là mấu chốt dẫn đến hạnh phúc. Sự bằng lòng đối với hiện tại, trân trọng những điều mình đang có và hướng tới sự cân bằng chính là chìa khóa cho hạnh phúc dài lâu!

  Theo Medium

Cách tư duy hiệu quả: 6 giai đoạn của tư duy phản biện

 Một mô hình tư duy phản biện được phát triển bởi một nhà tâm lý học có thể giúp dạy những kỹ năng tinh thần cần thiết cho thời gian của chúng ta.

Lý thuyết các giai đoạn phát triển tư duy phản biện được các nhà tâm lý học Linda Elder và Richard Paul nghĩ ra, có thể giúp chúng ta đánh giá sự tinh tế trong cách tiếp cận tinh thần hiện tại của chúng ta và đưa ra lộ trình suy nghĩ của người khác.

Các nhà nghiên cứu đã xác định sáu cấp độ của những nhà tư duy phản biện, từ những người có chiều sâu và nỗ lực thấp hơn đến những bậc thầy về tư duy tiên tiến, những người luôn đi trước.

Như các nhà khoa học viết, tiến lên trên kim tự tháp tư duy này “phụ thuộc vào một mức độ cam kết cần thiết từ phía một cá nhân để phát triển như một nhà tư duy phản biện.”

Sử dụng trí óc của bạn hiệu quả hơn không phải là tự động và không giống như việc chúng diễn ra trong tiềm thức. Nói cách khác – bạn phải làm việc và giữ vững điều đó, nếu không nó sẽ mất tác dụng.

Giai đoạn 01: Nhà tư duy không có tính phản ánh – Unreflective Thinker

Đây là những người không phản ánh về tư duy và ảnh hưởng của nó đến cuộc sống của họ. Như vậy, họ hình thành ý kiến ​​và đưa ra quyết định dựa trên định kiến ​​và quan niệm sai lầm trong khi suy nghĩ hay tư duy của họ không được cải thiện.

Những người tư duy thiếu tính phản ánh thiếu những kỹ năng quan trọng điều sẽ cho phép họ phân tích quá trình suy nghĩ của họ. Họ cũng không áp dụng các tiêu chuẩn như chính xác, phù hợp và logic theo một cách nhất quán.

Có bao nhiêu người như vậy ngoài kia? Bạn có thể dự đoán dựa trên các ý kiến trên ​​truyền thông mạng xã hội. Hay như Elder và Paul viết, “Nó có thể rất phù hợp đối với học sinh, sinh viên, đa số họ vẫn chủ yếu là những nhà tư duy thiếu tính phản ánh”.

Giai đoạn 02: Nhà tư duy đầy thách thức – The Challenged Thinker

Nhà tư duy ở cấp độ kế tiếp này có nhận thức về tầm quan trọng của tư duy đối với sự tồn tại của họ và biết rằng sự thiếu sót trong tư duy có thể mang lại những vấn đề lớn.

Như các nhà tâm lý học giải thích, để giải quyết một vấn đề, trước tiên bạn phải thừa nhận bạn có một vấn đề.

Những người ở giai đoạn trí tuệ này bắt đầu hiểu rằng “tư duy chất lượng cao đòi hỏi phải tư duy phản xạ có chủ ý về tư duy” và có thể thừa nhận rằng các quá trình về tinh thần của chính họ có thể có nhiều sai sót. Họ có thể không thể xác định tất cả các sai sót.

Một nhà tư duy đầy thách thức có thể có cảm giác rằng tư duy vững chắc liên quan đến việc điều hướng các giả định, suy luận và quan điểm, nhưng chỉ ở mức độ ban đầu.

Họ cũng có thể phát hiện ra một số trường hợp tự lừa dối bản thân. Các nhà nghiên cứu giải thích, khó khăn thực sự đối với các nhà tư duy thuộc loại này là không “tin rằng suy nghĩ của họ tốt hơn thực tế khiến rất khó để nhận ra các vấn đề vốn có trong các tư duy nghèo nàn”.

Giai đoạn 03: Nhà tư duy mới – The Beginning Thinker

Những người tư duy ở cấp độ này có thể vượt xa sự khiêm tốn của trí tuệ non trẻ và chủ động tìm cách kiểm soát suy nghĩ của họ trên các lĩnh vực của cuộc sống.

Họ biết rằng suy nghĩ của chính họ có thể có những điểm mù và các vấn đề khác và thực hiện các bước để giải quyết những vấn đề đó, nhưng trong một khả năng hạn chế.

Những nhà tư duy mới bắt đầu đặt nhiều giá trị hơn trong lý trí, trở nên tự nhận thức trong suy nghĩ của họ. Họ cũng có thể bắt đầu xem xét các khái niệm và thành kiến ​​trong ý tưởng của họ.

Ngoài ra, những nhà tư duy như vậy phát triển các tiêu chuẩn nội bộ cao hơn về sự rõ ràng, chính xác và logic, nhận ra rằng bản ngã của họ đóng vai trò chính trong các quyết định của họ.

Một khía cạnh lớn khác để phân biệt những nhà tư duy đầy mạnh mẽ này là – một số khả năng đưa ra lời chỉ trích hay phê phán về phương pháp tiếp cận mang tính tinh thần của họ, mặc dù họ vẫn còn việc phải làm và có thể thiếu các giải pháp đủ rõ ràng cho các vấn đề họ phát hiện.

Giai đoạn 04: Nhà tư duy thực hành – The Practicing Thinker

Nhà tư duy có nhiều kinh nghiệm hơn này không chỉ đánh giá cao sự thiếu sót của chính họ, mà còn có kỹ năng để đối phó với chung. Một người tư duy ở cấp độ này sẽ thực hành thói quen suy nghĩ tốt hơn và sẽ phân tích các quá trình tinh thần của họ một cách thường xuyên.

Mặc dù họ có thể thể hiện điểm mạnh và điểm yếu của tâm trí mình, nhưng theo cách tiêu cực, những nhà tư duy thực hành có thể vẫn chưa có một cách có hệ thống để hiểu sâu hơn về suy nghĩ của họ và có thể trở thành ‘con mồi’ cho lý luận tự nhiên và tự lừa dối.

Làm thế nào để bạn có thể đến được giai đoạn này? Một đặc điểm quan trọng để đạt được, theo các nhà tâm lý học, là “sự kiên trì đầy trí tuệ“.

Giai đoạn 05: Nhà tư duy tiên tiến – The Advanced Thinker

‘Người ta thường không đến được giai đoạn này cho đến khi học đại học và hơn thế nữa’, theo ước tính của các nhà khoa học. Nhà tư tưởng cấp cao hơn này sẽ có những thói quen mạnh mẽ cho phép họ phân tích suy nghĩ của họ với cái nhìn sâu sắc về các lĩnh vực khác nhau của cuộc sống.

Họ sẽ có đầu óc công bằng và có thể phát hiện ra các khía cạnh định kiến ​​theo quan điểm của người khác và sự hiểu biết của chính họ.

Mặc dù họ có khả năng xử lý tốt vai trò của cái tôi trong luồng ý tưởng, nhưng những người suy nghĩ như vậy vẫn có thể không nắm bắt được tất cả những ảnh hưởng ảnh hưởng đến tâm lý của họ.

Nhà tư tưởng tiên tiến thoải mái với việc tự phê bình và làm như vậy một cách có hệ thống, tìm cách cải thiện. Trong số những đặc điểm chính cần có ở cấp độ này là “hiểu biết trí tuệ” để phát triển thói quen suy nghĩ mới.

Chính trực trí tuệ” để “nhận ra những lĩnh vực không nhất quán và mâu thuẫn trong cuộc sống của một người, “đồng cảm trí tuệ “để đặt mình vào vị trí của người khác để thực sự hiểu họ và “lòng can đảm trí tuệ” để đối đầu với những ý tưởng và niềm tin mà họ không nhất thiết phải tin tưởng và có những cảm xúc tiêu cực đối chúng.

Giai đoạn 06: Nhà tư duy bậc thầy – The Master Thinker

Đây là những người siêu tư duy, người hoàn toàn kiểm soát cách họ xử lý thông tin và đưa ra quyết định. Những người như vậy liên tục tìm cách cải thiện kỹ năng tư duy của họ, và thông qua kinh nghiệm “thường xuyên nâng cao suy nghĩ của họ lên mức độ nhận thức có ý thức”.

Một nhà tư duy bậc thầy đạt được những hiểu biết sâu sắc về các cấp độ tinh thần sâu sắc, cam kết mạnh mẽ để công bằng và giành quyền kiểm soát đối với chủ nghĩa tự chủ của chính họ.

Một nhà tư tưởng cấp cao như vậy cũng thể hiện kiến thức và hiểu biết thực tế vượt trội, luôn kiểm tra lại các giả định của họ về các điểm yếu, logic và sự sai lệch.

Và, tất nhiên, một nhà tư tưởng bậc thầy sẽ không buồn khi phải đối mặt với những rắc rối và dành một lượng thời gian đáng kể để phân tích các phản ứng của chính họ.

Vậy làm thế nào để bạn trở thành một nhà tư duy bậc thầy? Các nhà tâm lý học nghĩ rằng hầu hết các sinh viên sẽ không bao giờ đạt được điều đó.

Nhưng nếu bạn thực hành những đặc điểm trí tuệ tốt nhất có thể đưa bạn đến vị trí đó khi “những người có ý thức tốt luôn tìm kiếm những nhà tư duy bậc thầy, vì họ nhận ra và coi trọng khả năng của những nhà tư duy bậc thầy trong việc tư duy thông qua những vấn đề phức tạp bằng sự phán xét và thấu hiểu.”

NÓI VỀ DẠY TRẺ

 

Thơ ghi nhớ:

                                    Là ai, món nợ thế nào

                                    Cần gì, không được làm sao cõi trần

                                   Quyền gì, phải học thành Nhân

                                   Tự chủ Sáng tạo Tiến dần lên Thiên…

                                             1-Nó là ai: 2 thể.

-Nó là con Trời, có gốc quê ở chòm sao Bắc Đẩu, linh hồn nó đầu thai xuống trần gian, qua nhiều đời nhiều kiếp để học hỏi, trần gian chỉ là trường học mà thôi, rồi nó phải trở về. Muốn trở về nó phải hoàn tất quá trình tiến hóa ở cuộc đời này.

-Thân xác bản thể của nó chỉ là mượn giả tạm để học hỏi ở kiếp này mà thôi. Nhưng phải chăm lo và kính trọng Thể xác, bản mệnh, vì tất cả cũng là Thượng đế tạo ra như thế, muốn thế.

                                            2-Nó nợ gì: 5 nợ.

-Nợ Trời: Vì Thượng đế sinh ra Linh hồn nó, cho nó một trí tuệ, biết suy nghĩ và tồn tại qua hàng tỷ năm, đã có tỷ tuổi. Trả nợ Thượng đế bằng cách Tu luyện để về quê xưa và sống như Thượng đế với con người, muôn vật: Đó là yêu thương tuyệt đối, không phân ranh giới và bao trùm tất cả, là tất cả. Tuyệt đối vị tha, nhân ái, độ lượng và giúp đỡ mọi người vô điều kiện.

-Nợ Bố mẹ trần gian và tiên tổ: Bố mẹ trần thay mặt Thượng đế sinh ra nó tại trần gian này, thương nó như Thượng đế thương chúng sinh. Tiên tổ tạo ra gốc nòi dòng giống. Nên phải kính trọng, tôn thờ bố mẹ trần và tổ tiên.

-Nợ Đất mẹ: Đất đai nuôi sống con người, uống nước là máu, ăn đồ ẩm thực là thịt của Mẹ đất. Phải sống cho sạch sẽ và không làm bẩn, phá hại đất đai, môi trường, không để đất Mẹ đau.

-Nợ Chính mình: Vì mình đã sống qua nhiều kiếp rồi, có nợ với mình vì mình đã từng sống có nhiều nghiệp ác, nợ trần gian, nợ không gian, nên mình đã mắc nợ với Linh hồn gốc của mình. Trả nợ bằng cách không ngừng ban phát tình thương, sống hy sinh vì người khác và bản thân phải lành thiện, không được làm ác, nghĩ ác, hại người, hại vật.

-Nợ Nhân loại: Vì Nhân loại cùng gốc là anh em của mình, đều là do Thượng đế sinh ra, nên Nhân loại chung đều là như nhau, không phân biệt. Phải sống Công bình và Bình đẳng, đem hạnh phúc chia đều, đem An lạc hoàn toàn đến cho Nhân loại. Hiền tài là Ý chí của Thượng đế ở Trần gian để cải hóa xã hội, nên phải kính trọng Nhân dân và kính trọng Hiền tài.

                                   3-Nó cần phải làm gì: 7 điều cần.

-Cần phải ăn để nuôi lớn bản thân. Vậy phải ăn, ăn sạch.

-Cần phải khỏe mạnh, thân thể tươi đẹp. Vậy phải luyện tập thể thao và học Huyền công.

-Cần phải học để trở thành các nhà Thông thái như Thượng đế.

-Cần phải sinh hoạt, sống có khoa học và ngăn nắp, sạch sẽ, để có lối sống thanh cao và tác phong Thông thái.

-Cần phải lao động, lao động là vinh quang, để phục vụ bản thân và xã hội, không trở thành kẻ ăn bám, hại người khác.

-Cần phải tu học có thần thông siêu đẳng, bay lên Trời cao khi còn cả thân xác và bay lên Trời cao khi bỏ xác trần, để về với Thượng đế-Vị Cha già đang mong con về!

-Cần phải Nhẫn nhịn, Vị Tha, Cao Thượng: để trở thành Hiền Nhân.

Nhẫn nhịn là biết kìm chế mọi cái bực, ác, khổ, nhục nảy sinh, để không thành nghiệp xấu. Nghiệp là gì: Đơn giản là nó là thứ phải ghánh trên đầu qua các kiếp vì tham, ác, nóng nảy, thù hận, đố kỵ, ghanh ghen, hồ đồ, gian dối…

Vị tha để thương yêu mọi người, không thành nghiệp xấu.

Cao thượng là trở thành Thượng đế, cao lên và bao trùm muôn vật, Nhân loại, sống tha thứ và Minh triết.

Hiền nhân: Là người hiền lành, tâm tính thuần lương có đạo đức, tôn trọng người khác, thiện như một ông tiên, bà tiên tại trần gian.

                                        4-Nó không được: 9 Không.

            Không: Bỏ-Chiếm-Tham-Nói-Quên-Gây-Ở-Nghiện-Ngừng

                                          5-Nó có quyền: 7 quyền

-Có quyền tự vệ chân chính để bảo vệ bản thân, hợp pháp luật.

-Có quyền Sống công bằng, bình đẳng, công bình như người khác.

-Có quyền về việc làm, nhà ở, gia đình, con cái và tài sản cá nhân của riêng mình, nhưng không vượt người khác.

-Có quyền về lối sống riêng mình và tính cách riêng, tự do hoàn toàn trong khuôn khổ gia đình và xã hội. Nếu vượt qua các khuôn khổ đó, nó sẽ bị mất tự do, như con cá nhảy lên bờ.

-Có quyền sáng tạo Không giới hạn, phục vụ tiến hóa của Loài người và Thượng đế.

-Có quyền phục vụ và kết bạn với mọi người. Không phân biệt văn hóa, dân tộc, màu da sắc tộc.

-Có quyền dân chủ tại cộng đồng, được nêu ý kiến; có thể tâu ý kiến lên Quốc Vương và Thượng đế, dù nó còn bé hay đã lớn khôn.

                                            6- Nó phải học: 4 phần.

-Học Bản thể Tự nhiên và Vũ trụ Toàn thể: Tức là Thượng đế. Qui luật Vũ trụ và bản thân nó. Các mức năng lượng Vũ trụ và bản thể nó.

Gồm: Dần học toàn bộ Hệ thống Đạo Pháp-Chính Pháp-Huyền Pháp theo các cấp học từ thấp đến cao. Kết thúc lý thuyết ở cấp học thứ 3: Phổ thông. Cấp 4 chỉ có học đào tạo nghề và chuyên sâu. Luyện Huyền công thì cả đời.

-Học cá nhân: học mọi thứ để phục vụ tiến hóa bản thân và loài người. Được phép học những gì nó thấy thật cần thiết-nhưng không tạo nghiệp ác cho nó.

-Học nhà trường: mọi phương pháp, tri thức để kích thích trí tuệ phát triển, tiến hóa và biết sáng tạo. Có nghề lao động đúng với tài năng, năng khiếu và sở thích.  

-Học xã hội: Trường đời học mãi, cho đến khi mãn trần.

 

                       7-Nó phải trở về với Đấng Sáng tạo. Hợp với Một.

-Là một phần của  Thượng đế. Là một tiểu Vũ trụ thu nhỏ.

Đắc Đạo Trời ngay tại Trần gian này. Học cách bảo vệ Vũ trụ và Thế giới, cải tạo Thế giới này không ngừng.

 

Đây là 7 Điều qui định về Quyền Trẻ em Thánh Đức-phổ giáo thành các Điều Luật.

-Gia đình phải dạy dỗ, giáo hóa từ nhỏ về các điều này. Muốn làm được thì phải là Tấm gương cho trẻ.

-Nhà trường nương theo cách này để làm các chương trình học tập phù hợp.

-Xã hội cộng đồng tôn trọng, động viên và có các Thiết chế để tạo ra Con người Mới Thánh Đức.

                                            Giáo xử với trẻ em

1-Đừng bao giờ bắt ép nó phải hoàn thành một công việc nào, mà hãy quan tâm và động viên nó hoàn thành công việc, trong khả năng của mình.

2-Đừng bao giờ bắt nó phải kỳ vọng vào ước mơ của mình, trong khi nó chưa hiểu và chưa sẵn sàng vào việc đó.

3-Chơi và học là hai đặc trưng của trẻ; không có giải trí, chúng sẽ già trước tuổi. Khi chúng mất tính hồn nhiên, thì bạn nên buồn hơn là nên vui, vì đó là điều báo hiệu sự khổ đau của chúng trong tương lai. Trong khi chúng ta cần sự hồn nhiên suốt đời để tu luyện và hành đạo an lạc.

4-Không gây áp lực với trẻ trong mọi việc.

5-Không sử dụng bạo lực; không sử dụng trẻ em làm các việc của người lớn.

6-Tuyệt đối coi chúng là các thiên thần nhỏ bé. Nếu coi chúng là các Linh hồn tái kiếp để học hỏi, trước hết là học bạn-tức bố mẹ chúng, bạn phải luyện cho chúng vào đường đạo, thì bạn đã giác ngộ Chân Lý.

7-Không nên phát triển tính tự cao, tự mãn, ích kỷ chỉ biết đòi hỏi, thích cưng nựng nuông chiều, mà nên hài hòa giữa chăm sóc và vui tươi trong gia đình; nếu chúng có lỗi trong gia đình, trong trường lớp, thì trước hết phân tích cái sai, cảnh báo điều sai, rồi mới xử phạt nếu chúng không sửa.

8-Tuyệt đối không miệt thị chúng, chửi nhục.

9-Khi chúng hờn dỗi, không nên nịnh chúng ngay, mà làm cho chúng nhanh chóng xóa cơn bực tức, bằng cách thay đổi công việc, hiện trạng, để thay đổi trạng thái tâm lý, để chúng quên giận; sau đó, tùy cơ sẽ vui hòa. Trẻ em thường mau lành, không giận lâu; hầu như không biết hận thù, đố kỵ, tranh dành, ghanh ghen, hằn học với người hơn mình, không biết vu gian, thâm hiểm, hồ đồ, xảo ngôn. Chúng ta phải học chúng điều đó. Trẻ em chính là thiên thần, cũng là nhân tố hài hòa nhất của một gia đình, đó vừa là sức sống, vừa là cán cân hạnh phúc cho chúng ta. Trẻ em làm chúng ta thấy cuộc đời có ý nghĩa và giác ngộ hơn về Chân lý tối cao, chúng ta trở thành vị Thượng đế khi sinh ra chúng, hãy làm cho chúng hạnh phúc. Kẻ nào khinh ghét trẻ em, sợ gần trẻ em, không quý trọng trẻ em, kẻ đó không xứng được làm bố mẹ.

10-Dạy trẻ mọi điều đạo đức là cần thiết, nhưng có một điều phải dạy trẻ ngay từ lúc nhỏ là sự vô chấp, trung dung và không giáo điều. Nếu giáo điều, chúng ta sẽ làm khô cứng cả thế giới này. Tức không bám vào kinh sách, sách vở, rồi thì ra rả như ve, như cuốc kêu mùa hè, để con cháu chúng ta thành đám vỏ đỗ vỏ lạc ngay từ nhỏ.

Bố mẹ vô chấp, vô tư, hồn nhiên, thì con cái sẽ như thế. Bố mẹ vị tha, cao thượng, độ lượng, nhân từ, biết sống vì người khác, vì xã hội, thì con cái cũng như thế.

Nếu nó không được như thế, thì phải xem lại phương pháp.

11-Lòng hy sinh vì con, sẽ biến nó có lòng hy sinh vì mọi người, đừng biến lòng hy sinh của mình vì chúng thành sự ích kỷ của chúng. Đó là điều khó.

12-Các trẻ em, là những Linh hồn tái kiếp, sẽ có những năng khiếu cũ, kinh nghiệm cũ của chúng được biểu lộ. Nền giáo dục và phương pháp giáo dục làm sao làm phát lộ, nâng cao, phát huy, sử dụng và tạo môi trường tốt nhất cho những kinh nghiệm ấy, thành tài năng, năng lực, thiên tài.

13-Sáng tạo, sáng tạo không ngừng, tiến hóa, tiến hóa không ngừng, trên cái nền vĩ đại. Hãy dạy tuổi trẻ điều đó.

14-Lúc bé, là thiên thần, lớn lên, thành kẻ ăn mày quá khứ, có thể hư hỏng, phải tu luyện để không thành kẻ ăn mày quá khứ, để đến già, thành lại thiên thần.

15-Giáo dục đạo đức từ bé đến trung học; đến đại học cao, thì khỏi cần giáo dục đạo đức, mà dạy học và hành nghề. Đến lúc đại học mà còn giáo dục đạo đức, thì đó là thiếu xót của cả xã hội.

16-Về già mà vẫn giữ được tính hồn nhiên như trẻ thơ, mới gọi là đắc đạo.

Đã hồn nhiên thì không thể thâm hiểm, âm hiểm.

17-Học không bằng hành. Hành không bằng quả tốt. Tốt không bằng cho người.

18- Ý chí của trẻ em là chỉ ghi nhớ điều nó hiểu biết. Nên nhớ hiểu biết khác học giáo khoa. Học giáo khoa vốn học chuyên, trong khi hiểu biết là cả trường đời là lớp học.

 

Sự gục ngã của Hoa Kỳ

 Nhà nhân chủng học Wade Davis viết về cách COVID-19 báo hiệu cái kết của thời đại Hoa Kỳ.

Wade Davis, ngày 6 tháng 8, 2020
Translated from Rolling Stone article The Unraveling of America

Cơn khủng hoảng COVID đã phá hủy ý tưởng về chủ nghĩa ngoại lệ của Hoa Kỳ.

Gary Hershorn/Getty Images


Wade Davis giữ chức Chủ tịch Lãnh đạo giám sát Rủi ro về Văn hóa và Môi sinh tại Đại học British Columbia. Các sách đoạt giải thưởng của ông bao gồm “Into the Silence” (Về miền thinh lặng) và “The Wayfinders” (Người dò đường). Tác phẩm mới, “Magdalena: River of Dreams” (Magdalena: Dòng sông mộng ước) được Knopf xuất bản.


Suốt cả đời người, chưa bao giờ chúng ta chứng kiến một hiện tượng toàn cầu như vậy. Lần đầu tiên trong lịch sử thế giới, toàn nhân loại, với độ phủ thông tin chưa từng có nhờ công nghệ số, cuối cùng tập trung vào một mối đe dọa sống còn, cùng chìm trong những nỗi sợ hãi và bất trắc, cùng háo hức trông đợi những lời hứa hẹn chưa được hiện thực hóa của giới y khoa.


Chỉ trong vẻn vẹn một mùa, cả nền văn minh [nhân loại] đã bị chế ngự bởi một loài ký sinh trùng nhỏ hơn hạt muối 10,000 lần. COVID-19 tấn công không chỉ cơ thể, và cả các nền tảng văn hóa của cuộc sống chúng ta, hộp công cụ cộng đồng và kết nối quan trọng với loài người như thể nanh vuốt đối với loài hổ.


Các biện pháp can thiệp cho đến nay chủ yếu tập trung làm giảm mức độ lây truyền dịch, hạ tỷ lệ nhiễm bệnh. Vẫn chưa có phương thức điều trị nào trong tầm tay, và vaccine không chắc chắn sẽ xuất hiện trong tương lai gần. Vaccine từng được phát triển nhanh nhất là chủng ngừa bệnh quai bị. Quá trình đó mất 4 năm. COVID-19 đã tước đi 100,000 sinh mạng người Mỹ trong 4 tháng. Một số bằng chứng cho thấy sự lây nhiễm tự nhiên không đồng nghĩa với khả năng tự miễn nhiễm, khiến một số người hoài nghi về tính hiệu quả của vaccine, ngay cả với giả định rằng người ta sẽ tìm ra nó. Và nó phải an toàn. Khi dân số toàn cầu được tiêm chủng, nếu tỷ lệ biến chứng gây tử vong là một phần nghìn thì hàng triệu người cũng có khả năng thiệt mạng.


Đại dịch và các bệnh truyền nhiễm có cách thay đổi tiến trình lịch sử, mà những người sống sót không phải lúc nào cũng có thể thấy rõ ràng ngay. Ở thế kỷ 14, Cái Chết Đen đã giết gần một nửa dân số Châu Âu. Tình trạng thiếu hụt lao động dẫn đến tăng lương. Kỳ vọng gia tăng đạt đỉnh điểm trong cuộc Nổi dậy của Nông dân năm 1381, bước ngoặt đánh dấu sự kết thúc của chế độ phong kiến đã thống trị Châu Âu thời trung cổ hơn 1,000 năm.


Đại dịch COVID sẽ được ghi nhớ như một khoảnh khắc lịch sử tương tự, một sự kiện quan trọng mà ý nghĩa của nó chỉ lộ diện sau khi cơn khủng hoảng đi qua. Nó sẽ đánh dấu kỷ nguyên này như cách vụ ám sát Thái tử Ferdinand năm 1914, sự sụp đổ của thị trường chứng khoán năm 1929, và sự trỗi dậy của Adolf Hitler năm 1933 đã trở thành những cột mốc nền tảng trong thế kỷ vừa qua, tất cả đều là điềm báo cho những hệ quả với quy mô và tầm ảnh hưởng lớn hơn.


Ý nghĩa lịch sử của COVID không nằm ở cách nó ảnh hưởng đến của cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Sự thay đổi, xét cho cùng, là điều bất biến duy nhất trong văn hóa. Tất cả dân tộc ở mọi nơi tại mọi thời điểm đều tập nhảy múa với những thay đổi mới trong cuộc sống. Khi các công ty loại bỏ hay thu hẹp các văn phòng trung tâm, nhân viên làm việc tại nhà, các khu thương mại đóng cửa, các sự kiện thể thao và giải trí được phát trực tuyến đến nhà, và việc di chuyển bằng đường hàng không trở nên khó khăn hơn bao giờ hết, con người sẽ thích nghi, như chúng ta từng làm. Trí nhớ linh hoạt và khả năng lãng quên có lẽ là đặc tính ám ảnh nhất với loài người. Như lịch sử minh chứng, nó cho phép chúng ta đối diện với bất cứ mức độ suy thoái nào của xã hội, đạo đức, hoặc môi trường.


Chắc chắn, ảnh hưởng của bất ổn tài chính sẽ kéo dài. Trong một khoảng thời gian, bao trùm nền kinh tế toàn cầu sẽ là nhận thức nghiêm túc rằng tất cả của cải của mọi các quốc gia trên Trái đất sẽ không đủ để bù đắp những mất mát kéo dài khi cả thế giới ngừng hoạt động, khi công nhân và doanh nghiệp khắp nơi phải chọn lựa giữa kinh tế và sinh mạng.


Mặc dù những sự dịch chuyển và hoàn cảnh này đều đáng lo ngại, chỉ trừ khi toàn bộ nền kinh tế sụp đổ, không có hiện tượng nào nổi bật như một bước ngoặt lịch sử. Điều nổi bật là hệ quả tàn khốc đại dịch gây nên đối với danh tiếng và vị thế quốc tế của Hoa Kỳ.


Trong thời khắc đen tối, COVID đã làm làm vỡ vụn ảo tưởng về chủ nghĩa ngoại lệ của Hoa Kỳ. Tại đỉnh điểm của cuộc khủng hoảng, với hơn 2,000 người tử vong mỗi ngày, người Mỹ nhận ra mình là thành viên của một nhà nước thất bại, dưới sự điều hành của một chính phủ rối loạn và kém năng lực chịu phần lớn trách nhiệm cho tỷ lệ tử vong nối thêm đoạn kết bi thảm cho bản tuyên ngôn của Mỹ về vị thế tối cao trên thế giới.


Lần đầu tiên, cộng đồng thế giới thấy cần phải gửi hàng viện trợ đến Washington. Hơn hai thập kỷ qua, theo tờ Irish Times, “Hoa Kỳ đã khuấy động rất nhiều cảm xúc đối với phần còn lại của thế giới: yêu thương và thù ghét, sợ hãi và hy vọng, ghen tị và khinh thường, ngưỡng mộ và giận dữ. Nhưng có một thứ cảm xúc lâu nay chưa từng nhắm vào Hoa Kỳ: sự thương hại.” Khi các bác sĩ và y tá Hoa Kỳ trông chờ máy bay vận chuyển khẩn cấp những dụng cụ cơ bản từ Trung Quốc, cánh cửa lịch sử đã mở ra với kỷ nguyên Châu Á.


Không đế chế nào tồn tại vĩnh hằng, kể cả khi ít ai tiên đoán sự suy vong của nó. Mọi vương quốc đều được sinh ra để chết. Thế kỷ 15 thuộc về người Bồ Đào Nha, thế kỷ 16 là của Tây Ban Nha, thế kỷ 17 của Hà Lan. Pháp thống trị thế kỷ 18 và Vương quốc Anh nắm thế kỷ 19. Trắng tay và phá sản sau cuộc Đại chiến, người Anh cố duy trì sự thống trị giả tạo đến tận 1935, khi đế chế đã mở rộng chiều dài lãnh thổ ở mức tốt nhất. Lúc đó, tất nhiên, ngọn đuốc từ lâu đã vào tay Hoa Kỳ.


Vào năm 1940, khi Châu Âu đã chìm trong biển lửa, Hoa Kỳ chỉ có một đội quân nhỏ hơn cả Bồ Đào Nha hay Bulgaria. Trong vòng 4 năm, 18 triệu nam giới và nữ giới đã tham gia quân ngũ, với hàng triệu người khác làm việc tăng ca gấp đôi gấp ba trong các hầm mỏ và nhà máy để tạo nên nước Mỹ, như Tổng thống Roosevelt hứa hẹn, là kho vũ khí của nền dân chủ.


Khi Nhật Bản trong 6 tuần của trận Trân Châu Cảng nắm giữ 90% nguồn cung ứng cao su của thế giới, Hoa Kỳ giảm giới hạn vận tốc xe xuống 35 dặm mỗi giờ để bảo vệ lốp xe, và sau đó, trong ba năm, phát minh ra ngành công nghiệp cao su tổng hợp, tạo điều kiện cho quân đội Đồng Minh tấn công Đức quốc xã. Vào lúc đỉnh điểm, xưởng Willow Run của Henry Ford cứ hai giờ đồng hồ lại cho xuất xưởng một chiếc chiến đấu cơ B-24 Liberator, liên tục cả ngày. Các xưởng đóng tàu ở Long Beach và Sausalito sản xuất những con tàu vận chuyển hàng Liberty với sản lượng làm ra 2 chiếc mỗi ngày trong vòng 4 năm; kỷ lục là một con tàu được đóng trong 4 ngày, 15 giờ và 29 phút. Chỉ riêng một nhà máy của Hoa Kỳ, Detroit Arsenal của Chrysler, đã chế tạo nhiều xe tăng hơn cả Đệ Tam Đế chế (Đức Quốc xã).


Sau chiến tranh, trong khi Châu Âu và Nhật Bản hoang tàn thì nước Mỹ, với 6% tổng dân số thế giới, lại chiếm 50% nền kinh tế toàn cầu, bao gồm việc sản xuất 93% lượng xe hơi. Sự vượt trội về kinh tế đã tạo nên một giới trung lưu thịnh vượng, một phong trào công đoàn cho phép một gia đình với chỉ một người có trình độ học vấn giới hạn đi làm, nhưng vẫn có thể sở hữu một ngôi nhà và một chiếc xe, nuôi gia đình, và gửi con trẻ đi học trường tốt. Thế giới đó không hoàn hảo nhưng sự sung túc đó đã cho phép một sự đình chiến giữa nguồn vốn và nhân công. Đó là một sự tương hỗ cơ hội trong một thời kỳ tăng trưởng cao đi kèm với bất bình đẳng thu nhập được thu hẹp, được đánh dấu bằng mức thuế suất cao cho giới siêu giàu - nhóm người tuyệt nhiên không phải duy nhất hưởng lợi từ thời hoàng kim của tư bản Mỹ.


Nhưng tự do và sung túc có giá phải trả. Hoa Kỳ, một quốc gia dường như hoàn toàn phi quân sự trước Đệ nhị Thế chiến, đã không buông súng sau thắng lợi. Đến nay, quân đội Mỹ được triển khai tới hơn 150 nước. Từ những năm 1970, Trung Quốc đã không tham gia vào bất kỳ cuộc chiến nào; ngược lại, nước Mỹ chưa có một ngày bình yên.* Tổng thống Jimmy Carter nhận xét rằng trong lịch sử dài 242 năm, nước Mỹ chỉ hưởng thụ 16 năm dưới thời bình, khiến nó trở thành, như ông đã viết, “đất nước chinh chiến nhất trong lịch sử của thế giới.”


Từ năm 2001, Hoa Kỳ đã tốn $6 triệu tỷ đô la cho hoạt động quân sự và chiến tranh, số tiền lẽ ra có thể để đầu tư vào cơ sở hạ tầng ở hậu phương. Trong khi đó, Trung Quốc đã xây dựng nước họ, đổ nhiều xi-măng mỗi ba năm hơn nước Mỹ làm trong toàn thế kỷ 20.


Trong khi nước Mỹ trấn áp thế giới, bạo lực đã nổ ra ngay trong lòng quốc gia này. Vào D-Day, ngày 6 tháng 6 năm 1944, số người thiệt mạng của phe Đồng Minh là 4,414; năm 2019, bạo lực súng ống trong gia đình đã cướp đi bấy nhiêu sinh mạng người Mỹ chỉ trong 4 tháng đầu năm. Tính đến tháng 6, súng đạn trong tay thường dân Mỹ đã giết nhiều người hơn số quân Đồng Minh bị bắn giết trên bãi biển Normandy trong tháng đầu của một chiến dịch có sự cộng lực của năm quốc gia.


Hơn bất kỳ quốc gia nào, Hoa Kỳ trong thời kỳ hậu chiến đề cao vai trò của cá nhân lên trên cộng đồng và gia đình. Có thể so sánh điều này với việc phân tách nguyên tử. Chúng ta đạt được sự di động và tự do cá nhân bằng việc hy sinh mục đích chung. Ở nhiều khu vực rộng lớn trên đất Mỹ, gia đình như một định chế xã hội bắt đầu lung lay. Đến những năm 1960, 40% những cuộc hôn nhân dẫn đến ly dị. Chỉ 6% gia đình Mỹ có cả thế hệ ông bà và cháu chắt sống cùng nhau; người già bị bỏ rơi ở các viện dưỡng lão.


Với những khẩu hiệu như “24/7” tán dương sự cống hiến hoàn toàn cho chỗ làm, cả đàn ông lẫn phụ nữ kiệt sức vì những công việc chỉ khiến họ xa cách hơn khỏi gia đình. Một người cha Mỹ trung bình chỉ tương tác trực tiếp với con mình khoảng 20 phút một ngày. Khi một đứa trẻ đến tuổi 18, chúng đã dán mắt vào TV hoặc laptop tròn hai năm. Việc này góp phần vào nạn béo phì mà Đồng Tham mưu trưởng từng gọi là một khủng hoảng an ninh quốc gia.

Firestone Tire & Rubber Co. từ Akron, Ohio vào ngày 3 tháng Tư, năm 1944. Khi người Nhật chiếm khoảng 90% nguồn cung cao su trên thế giới, sáu tuần sau Trân Châu Cảng, Hoa Kỳ giảm giới hạn tốc độ xuống còn 35 mph để bảo vệ bánh xe, và rồi, trong vòng ba năm, đã phát minh ra một ngành công nghiệp cao su tổng hợp chưa từng có.


Chỉ một nửa người Mỹ cho rằng họ có những tương tác xã hội trực tiếp và có ý nghĩa hàng ngày. Quốc gia này tiêu thụ 2 phần 3 tổng số thuốc chống trầm cảm của toàn thế giới. Sự sụp đổ của những gia đình tầng lớp lao động đã góp phần gây ra khủng hoảng thuốc gây nghiện. Cuộc khủng hoảng này đã thay thế cho tai nạn xe cộ để trở thành nguyên nhân gây tử vong hàng đầu cho người Mỹ dưới tuổi 50.


Gốc rễ của sự chuyển hoá và suy thoái này nằm ở sự hố cách ngày càng nứt rộng giữa người Mỹ có của cải và những người có ít, hoặc không có gì cả. Chênh lệch kinh tế xảy ra ở mọi đất nước, gây ra căng thẳng có khả năng gây rối loạn cũng như sự bất bình đẳng là bất công. Tuy vậy, trong bất kỳ bối cảnh nào, những thế lực tiêu cực phá vỡ cơ cấu xã hội được kiềm chế hoặc giảm thiểu nếu có những yếu tố khác để củng cố sự đoàn kết xã hội -- tín ngưỡng, sức mạnh và sự an ủi đến từ gia đình, tự hào truyền thống, lòng trung thành với đất đai, tinh thần của một nơi chốn.

Thế nhưng khi những điều từng được cho là chắc chắn bị vạch ra là dối trá, khi sự hứa hẹn về cuộc sống sung túc cho một gia đình có công ăn việc làm tan vỡ vì nhà máy đóng cửa và lãnh đạo công sở, những người càng ngày càng giàu có, tuyển nhân công giá rẻ ở nước ngoài, khế ước xã hội bị phá vỡ không thể hàn gắn. Trong hai thế hệ, nước Mỹ đã tôn vinh toàn cầu hoá với sự nhiệt thành mang tính biểu tượng. Trong thực tế, như bất kỳ người lao động nào cũng đều thấy, đây chẳng qua chỉ là tư bản săn lùng nguồn nhân công ngày càng rẻ mạt.

Qua nhiều năm, những người cánh hữu bảo thủ ở Mỹ luôn nhắc đến những hoài niệm về những năm 1950, đến một nước Mỹ chỉ có trong lý tưởng. Họ phải tin rằng đã từng có một nước Mỹ như vậy để lý giải cảm giác mất mát và bị bỏ rơi, nỗi lo sợ với thay đổi, sự phẫn uất chua chát và sự khinh rẻ còn vương lại cho những phong trào xã hội của những năm 1960, thời của những khát vọng của phụ nữ, người đồng tính, và người Da màu. Thật ra, ít nhất là về mặt kinh tế, cái đất nước của thập niên 50 vừa giống Đan Mạch, vừa giống nước Mỹ của hiện tại. Thuế suất biên cho giới siêu giàu chiếm 90%. Lương bổng của các CEO chỉ cao gấp 20 lần các nhân viên quản trị tầm trung.

Ngày nay, lương cơ bản cho lãnh đạo thường cao gấp 400 lần tiền lương hàng năm của của một nhân viên, cộng với nhiều khoảng thưởng khác như quyền chọn cổ phiếu và các đặc quyền khác. Giới siêu giàu (the 1%) của Mỹ kiểm soát 30 triệu tỷ đô la tài sản, trong khi 50% người Mỹ ở tầng lớp dưới lại sở hữu nhiều nợ nần hơn tài sản. Ba người Mỹ giàu nhất có nhiều tiền hơn 160 triệu người Mỹ nghèo nhất. Đúng một phần năm hộ gia đình Mỹ có giá trị ròng ở con số 0, hoặc ít hơn 0. Với các gia đình Da Đen, tỉ lệ này tăng đến 37%. Lượng tài sản trung vị của một hộ gia đình Da Đen chỉ bằng 1/10 của gia đình Da Trắng. Phần lớn người Mỹ -- Da Trắng, Da Đen, hay gốc Latin -- chỉ cách bờ vực phá sản một tháng tiền lương. Dù đang sống trong một quốc gia luôn tự khen rằng nó là đất nước giàu có nhất trong lịch sử, đa số người Mỹ đang sống một cách liều lĩnh mà không có một mạng lưới an toàn nào để bảo vệ trước sự cố.

Cuộc khủng hoảng mang tên COVID đã đẩy 40 triệu người Mỹ vào cảnh thất nghiệp, đánh sập 3.3 triệu doanh nghiệp, trong đó khoảng 41% do người Da Đen sở hữu. Tuy chỉ chiếm khoảng 13% tổng dân số Hoa Kỳ, số người Da Đen bị giam tại các nhà tù liên bang lại vượt trội hơn hẳn số người Da Trắng. Những tù nhân da đen này phải đối mặt với nguy cơ bệnh tật và chết chóc cực cao, với tỉ lệ tử vong gấp 3 lần tù nhân Da Trắng. Quy tắc cơ bản trong chính sách xã hội Hoa Kỳ - - không để bất cứ sắc dân nào thiệt thòi và phải chịu sự sỉ nhục hơn dân Da Đen - tồn tại ngay trong bối cảnh đại dịch, như thể chính con virus COVID-19 cũng bắt được tín hiệu từ lịch sử kì thị của Hoa Kỳ.

Đại dịch COVID-19 không hạ gục nước Mỹ mà chỉ vạch trần những mảng tối đã từ lâu bị quên lãng. Khi tai họa ập đến, cướp đi một mạng người Mỹ từng phút mỗi ngày, quốc gia đã từng có khả năng khả năng xuất xưởng máy bay chiến đấu với năng suất thần tốc này giờ lại không thể sản xuất đủ khẩu trang và bông gạc thiết yếu để chống lại dịch bệnh. Quốc gia từng đánh bại bệnh đậu mùa và bại liệt, qua hàng thế hệ dẫn đầu thế giới về phát minh và khám phá y học, giờ trở thành trò cười cho thiên hạ khi chính đương kim tổng thống ủng hộ việc sử dụng các chất khử trùng gia đình như một liệu pháp điều trị cho căn bệnh mà ông không đủ trí tuệ để bắt đầu hiểu..

Trong khi nhiều quốc gia đã nhanh chóng kiềm chế sự lây lan của dịch bệnh, nước Mỹ lại loay hoay phủ nhận sự tồn tại của con virus, như thể cố tình mù quáng. Tuy chỉ chiếm vỏn vẹn 4% dân số thế giới, Hoa Kỳ nhanh chóng góp một phần năm tổng số ca tử vong do COVID trên toàn cầu. Nói cách khác, tỷ lệ tử vong do COVID ở Hoa Kỳ cao gấp 6 lần tỉ lệ trung bình của thế giới. Gặt hái tỉ lệ lây nhiễm và tử vong cao nhất thế giới như vậy không khiến nước Mỹ hổ thẹn, mà chỉ làm lan thêm sự dối trá, đổ lỗi, và khoe khoang trơ trẽn về những liệu pháp thần kỳ đáng ngờ như những lời rêu rao một quản trò lễ hội, một tên lừa đảo đang hành nghề. .

Trong khi Hoa Kỳ đối phó với cơn khủng hoảng như trong một thể chế độc tài tham nhũng thì những lãnh tụ độc tài thực thụ trên thế giới đã nắm bắt thời cơ để vượt lên, tự hào về ưu thế đạo đức hiếm hoi, nhất là sau sự kiện sát hại George Floyd ở Minneapolis. Nhà lãnh đạo chuyên quyền của Chechnya, Ramzan Kadyrov, đã phê phán nước Mỹ “vi phạm nghiêm trọng quyền của dân thường.” Báo chí Bắc Hàn cũng phản đối “sự tàn bạo của cảnh sát" ở Mỹ. Trên báo Iran, Ayatollah Khamenei nhạo báng, “Hoa Kỳ đã bắt đầu quá trình tự diệt vong.”

Khả năng lèo lái của Trump và cuộc khủng hoảng đang diễn ra tại Hoa Kỳ vô tình lại đánh lạc hướng tâm điểm chú ý ra khỏi sự thất bại của chính Trung Quốc trong việc kiểm soát dịch bệnh thời kì đầu ở Vũ Hán, chưa kể đến động thái đàn áp dân chủ ở Hồng Kông.. Khi một quan chức Hoa Kỳ gióng lên vấn đề nhân quyền qua Twitter, thì phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Trung Quốc, gợi lại cái chết của George Floyd, đáp lại ngắn gọn rằng, “Tôi không thở được.”

Những phát biểu có động cơ chính trị này có thể dễ dàng bị gạt đi. Song, điều đó chẳng giúp gì cho người Mỹ. Quá trình chính trị của Mỹ đã cho phép chức vụ cao nhất trở thành nỗi quốc nhục, nắm giữ bởi một kẻ mị dân suy đồi về luân lý và đạo đức đến tận cùng.. Một ngòi bút người Anh đã châm biếm, ”Quanh ta vốn có rất nhiều người ngu xuẩn và cũng không thiếu những kẻ đáng kinh tởm. Tuy nhiên thật hiếm khi sự ngu xuẩn lại đáng kinh tởm như thế, hay sự kinh tởm lại ngu xuẩn đến như vậy..”

Đương kim tổng thống Hoa Kỳ sống để dung dưỡng oán giận, bôi nhọ đối thủ, và dung túng thù hận. Công cụ quản trị chính của Trump là sự giả dối.. Tính đến ngày 9 tháng 7 năm 2020, theo thống kê, Trump đã nói dối và bịa chuyện 20,005 lần. Nếu như vị tổng thống Hoa Kỳ đầu tiên George Washington nổi tiếng là một người không biết nói dối thì đương kim tổng thống không có khả năng nhận diện sự thật. Đảo lại lời lẽ và ý tứ của Abraham Lincoln, kẻ lừa đảo hắc ám này mang dã tâm với tất thảy, và từ bi không với bất kỳ ai.

Tuy đáng kinh tởm, nhưng Trump lại không phải là nguyên nhân dẫn đến sự tuột dốc của nước Mỹ, mà là thành phẩm của sự suy tàn. Khi họ nhìn vào gương và chỉ thấy ảo giác về sự ngoại lệ của mình, người Mỹ dường như không thể nhìn thấy hình ảnh thật của đất nước mình. Nền cộng hoà đã từng coi tự do thông tin như huyết mạch của nền dân chủ, ngày nay đứng thứ 45 trong tất cả các quốc gia về tự do báo chí. Trên mảnh đất đã từng đón nhận những đoàn người tha hương rệu rã, giờ phần đông tán thành việc xây tường rào ở biên giới phía Nam hơn là ủng hộ việc chăm sóc sức khoẻ và bảo vệ những người mẹ và trẻ em không có giấy tờ gõ cửa nước Mỹ trong tuyệt vọng. Đoạn tuyệt lợi ích tập thể, luật pháp Mỹ định nghĩa tự do là quyền bất khả xâm phạm cho một cá nhân sở hữu một kho vũ khí cá nhân, một quyền tự nhiên đặt cao hơn sự an toàn của trẻ nhỏ. Chỉ trong thập kỷ vừa qua, 346 học sinh và giáo viên Mỹ đã bị bắn trong trường học.

Sự tôn sùng cá nhân chối bỏ không chỉ cộng đồng mà cả chính khái niệm xã hội. Không ai nợ nần gì ai. Tất cả đều phải sẵn sàng tranh đấu cho tất cả: giáo dục, chỗ ở, lương thực, y tế. Tất cả những gì mà các nền dân chủ thịnh vượng và thành công đều cho là quyền cơ bản -- phổ cập y tế, quyền tiếp cận bình đẳng với giáo dục công chất lượng cao, mang lưới an sinh xã hội cho kẻ yếu, người già và người bệnh -- nước Mỹ đều gạt đi, cho là thói hưởng thụ của chủ nghĩa xã hội, như là những dấu hiệu của sự yếu kém.


Làm sao để phần còn lại của thế giới trông chờ vào sự lãnh đạo của Hoa Kỳ để đương đầu với những hiểm hoạ toàn cầu -- biến đổi khí hậu, cuộc khủng hoảng tuyệt chủng, đại dịch -- trong khi quốc gia này không còn ý niệm về một mục đích lành mạnh, hay phúc lợi chung, ngay cả trong nội bộ đất nước mình? Lòng yêu nước được quấn cờ không thể thay thế cho lòng bao dung; tức giận và thù hận không thể sánh với lòng nhân ái.


Những người kéo tới các bãi biển, các quán nhậu, các cuộc tụ tập tranh cử và gây nguy hiểm cho những người xung quanh không phải đang phát huy quyền tự do của mình; họ đang phô trương, như một nhà bình luận đã chỉ ra, sự yếu đuối của một dân tộc vừa thiếu sự cứng rắn để chịu đựng qua đại dịch, vừa thiếu bản lĩnh để đánh bại nó. Dẫn đầu họ là Donald Trump, một chiến binh gai xương, một kẻ dối trá và lừa đảo, một biếm hoạ kỳ dị về một người đàn ông mạnh mẽ, với sống lưng của một tên đầu gấu.


Những tháng qua, cộng đồng mạng lưu truyền một lời bông đùa ví von rằng việc sống ở Canada trong thời gian này giống như sở hữu một căn hộ tầng trên một ổ ma tuý. Canada không phải một nơi hoàn hảo, nhưng đất nước này đã xử lý hiệu quả cuộc khủng hoảng COVID, nhất là ở British Columbia nơi tôi sống. Thành phố Vancouver chỉ cách Seattle, nơi đại dịch ở Mỹ khởi phát, ba giờ đồng hồ đường bộ về phía bắc.


Phân nửa dân số Vancouver là người Châu Á, với hàng tá chuyến bay mỗi ngày từ Trung Quốc và Đông Á. Đáng lẽ đại dịch đã phải ảnh hưởng thành phố này nặng nề. Tuy nhiên, hệ thống chăm sóc y tế đã vận hành tốt hơn dự kiến rất nhiều. Trong suốt cuộc khủng hoảng, tỷ lệ xét nghiệm khắp Canada luôn gấp 5 lần của Mỹ. Tỷ lệ ca nhiễm bệnh và tử vong theo bình quân đầu người ở Canada chỉ bằng phân nửa ở Mỹ. Cứ mỗi ca tử vong tại British Columbia thì có đến 44 ca như vậy tại Massachusetts, một bang có dân số tương đương và là nơi đã ghi nhận nhiều ca nhiễm COVID hơn toàn bộ Canada. Tính đến ngày 30 tháng 7, trong khi tỷ lệ lây nhiễm và tử vong gia tăng chóng mặt tại Mỹ, với 59,629 ca mới được báo cáo chỉ trong một ngày, các bệnh viện tại British Columbia chỉ ghi nhận tổng cộng 5 ca COVID.

Khi các bạn Mỹ yêu cầu một lời giải thích, tôi khuyên họ suy ngẫm về lần họ đi chợ gần đây nhất ở khu vực mình đang sống. Tại Mỹ, dường như luôn có một khoảng cách khó có thể hàn gắn về chủng tộc, kinh tế, văn hóa và học vấn giữa người tiêu dùng và nhân viên tính tiền. Trong khi thực tế này lại khác xa tại Canada. Mỗi cá nhân tại đây, nếu không xem nhau ngang hàng, đều xem nhau như thành viên trong một cộng đồng lớn. Lý giải cho việc này rất đơn giản. Thứ nhất, tuy nhân viên tính tiền có thể không sung túc như bạn, họ biết bạn cũng biết họ có một mức lương đủ sống nhờ vào công đoàn. Thứ hai, họ biết bạn biết rằng con cái bạn và con cái họ rất có thể đang học chung trường một công lập trong cùng khu vực bạn đang sống. Và điều thứ ba và quan trọng nhất, họ biết bạn biết rằng nếu con cái họ bị bệnh thì chúng cũng sẽ được hưởng mức chăm sóc y tế không những như con cái của bạn mà còn như con cái của thủ tướng. Ba điều này như những sợi tơ đan kết thành nền dân chủ xã hội của Canada.

Khi được hỏi suy nghĩ của ông về nền văn minh phương Tây, Mahatma Gandhi từng nổi tiếng với lời đáp: “Tôi nghĩ nó có thể là một ý tưởng tốt.” Lời nhận xét dường như tàn nhẫn đó lại khắc họa rất chân thật cái nhìn về Mỹ của bất cứ nền dân chủ xã hội hiện đại nào. Canada đã xử lý khủng hoảng COVID tốt vì chúng tôi có khế ước xã hội, mối liên kết cộng đồng khăng khít, và đặc biệt là một hệ thống chăm sóc y tế phục vụ cho nhu cầu tập thể thay vì cá nhân - và chắc chắn không dành cho những nhà đầu tư tư nhân, những người xem giường bệnh như một món đồ thuê mướn. Thước đo của sự giàu có trong một xã hội văn minh không phải từ tiền bạc tích lũy được bởi một số ít may mắn, mà là từ sức mạnh và sự cộng hưởng của các giềng mối xã hội cũng như sự tương hỗ liên kết mọi người dưới một mục đích chung.

Chuyện này thực chất không hề liên quan đến ý thức hệ chính trị nào cả nhưng lại liên quan mật thiết đến chất lượng sống. Người Phần Lan sống thọ hơn và ít có khả năng tử vong trong thời thơ ấu hay khi sinh con hơn người Mỹ. Người Đan Mạch có thu nhập sau thuế gần như bằng người Mỹ nhưng lại làm ít hơn 20%. Họ trả thêm 19 xu tiền thuế cho mỗi đô-la thu nhập so với người Mỹ. Bù lại, họ nhận được chăm sóc y tế và giáo dục từ mẫu giáo đến đại học miễn phí cùng với cơ hội để thành đạt trong một nền kinh tế thị trường tự do với mức độ nghèo đói, vô gia cư, tội phạm, và bất bình đẳng thấp hơn đáng kể so với Mỹ. Một người lao động trung bình được trả nhiều hơn, được tôn trọng hớn, và được hưởng bảo hiểm nhân thọ, quỹ hưu trí, chế độ nghỉ thai sản, và 6 tuần nghỉ phép có lương mỗi năm. Tất cả những phúc lợi này càng làm cho người Đan Mạch lao động chăm chỉ hơn, với gần 80% đàn ông và phụ nữ trong độ tuổi 16-64 tham gia vào lực lượng lao động, một tỷ lệ cao hơn Mỹ rất nhiều.

Các chính trị gia Mỹ gạt bỏ mô hình Bắc Âu (Scandinavian model), xem nó như sự lăm le của chủ nghĩa xã hội hay một loại chủ nghĩa cộng sản pha tạp, một thứ sẽ không bao giờ thành công tại Mỹ. Trên thực tế, các nền dân chủ xã hội thành công cũng chính vì chúng kích động được nền kinh tế tư bản năng động để mang lại lợi ích đến mọi tầng lớp trong xã hội. Có lẽ rất đúng khi nói rằng một nền dân chủ xã hội như vậy sẽ không bao giờ thành công trên đất Mỹ. Nhưng nếu đúng, thì nó một bản cáo trạng đáng kinh ngạc, đúng như cái mà văn hào Oscar Wilde đã ngụ ý khi châm biếm rằng Mỹ là đất nước duy nhất đi từ thời kỳ mọi rợ đến suy tàn mà không cần trải qua thời kỳ văn minh.

Bằng chứng của cái suy tàn tận cùng đó chính là sự lựa chọn của quá nhiều người Mỹ năm 2016, họ đặt thù hằn cá nhân của mình lên trên tất cả những bận tâm về số phận của đất nước và của cả thế giới khi họ bầu cho một người với cái “tài” duy nhất là sẵn sàng lên tiếng và xác nhận những hận thù của họ, cùng với việc công kích kẻ thù, dù là thật hay tưởng tượng, của họ. Thật rùng mình khi nghĩ đến điều gì sẽ xảy ra với thế giới khi người Mỹ, nhận thức được tất cả những gì họ đã biết, lại giúp tái đắc cử một người như vậy tháng 11 này. Thậm chí nếu Trump thất cử trong thảm bại, cũng thật khó để hình dung con đường trước mắt của một đất nước bị phân cực sâu sắc đến thế. Dù tốt hay xấu, nước Mỹ cũng đã có thời khắc của nó.

Cái kết của một “kỷ nguyên Mỹ” và việc ngọn đuốc được truyền cho Châu Á không hẳn là một việc đáng vội mừng. Trong thời điểm tiềm tàng nhiều nguy cơ quốc tế, khi nhân loại dường như đã đi vào một thời kỳ đen tối không tưởng, sức mạnh công nghiệp của nước Mỹ, cùng với máu của binh lính Nga, thật sự đã cứu lấy thế giới. Những lý tưởng Mỹ, được Madison và Monroe, Lincoln, Roosevelt, và Kennedy ca tụng, đã từng truyền cảm hứng và mang đến hy vọng cho hàng triệu người.

Nếu và khi Trung Quốc lên ngôi, với những trại cải tạo tập trung giam cầm người Duy Ngô Nhĩ, với vòi bạch tuộc quân sự tàn ác, và với 200 triệu camera giám sát nhất cử nhất động của công dân họ, thì chúng ta chắc chắn sẽ hoài vọng về những năm tháng tuyệt vời nhất của một “thế kỷ Mỹ”. Hiện tại, tất cả những gì chúng ta có chỉ là một “chế độ đạo tặc” của Donald Trump. Giữa những lời tán dương Trung Quốc cho hành động của họ đối với người Duy Ngô Nhĩ, xem việc giam giữ và tra tấn người Duy Ngô Nhĩ là “một điều đúng đắn”, cũng như lời khuyên y khoa không cần thiết về các chất khử trùng hóa học, Trump vô tư nhận xét, “Một ngày nào đó, như một phép màu, nó sẽ biến mất”. Tất nhiên là ông đang nhắc đến coronavirus; tuy vậy, như nhiều người đã nói, thôi thì cứ xem như ông đang nói về giấc mơ Mỹ.


*Chú thích của người biên dịch: Theo tạp chí The Diplomat, Trung Quốc đã tham gia vào cuộc Chiến Tranh Biên Giới với Việt Nam từ ngày 17 tháng 2 đến ngày 16 tháng 3, 1979.


Người dịch: Tuan Nguyen, Cookie Duong, Tri Luong, D. Phan. Biên tập: My Do

 
Copyright © 2013-2033 CÔNG NGHỆ ET
Powered by MẠNG LƯỚI HỢP NHẤT