BREAKING NEWS

Phát triển Tâm thức

MẠNG LƯỚI HỢP NHẤT

Chuyển hóa Địa cầu

Tin tức

Công Nghệ Mới

Startup

Blockchain

Vũ trụ ảo Metaverse đứng trước nguy cơ thoái trào?

 

Từng được coi là một cuộc cách mạng về công nghệ, vũ trụ ảo hay metaverse đang dần mờ nhạt chỉ sau một thời gian ngắn.

Giấc mơ biến công ty mạng xã hội Facebook thành vũ trụ ảo của Mark Zuckerberg có thể kết thúc đột ngột, nếu ông không thể khiến mọi người hào hứng trở lại với thuật ngữ mới này. Theo Cointelegraph, dữ liệu từ xu hướng kết quả tìm kiếm cho thấy sự quan tâm đến metaverse đã giảm mạnh kể từ đầu năm nay.

Metaverse được biết đến như một không gian mà thế giới vật lý và kỹ thuật số kết hợp với nhau. Đó là nơi mỗi nhân vật đại diện (avatar) của mọi người tương tác qua lại trong không gian ảo như ngoài đời thực.

Vũ trụ ảo metaverse đứng trước nguy cơ thoái trào? - Ảnh 1.

Trong quý IV/2021, Zuckerberg khiến cả thế giới đổ dồn sự chú ý vào thuật ngữ metaverse khi ông quyết định chuyển trọng tâm từ các ứng dụng mạng xã hội sang một thế giới hoàn toàn mới, nơi mọi người không chỉ có thể giao tiếp mà còn có thể làm việc và giải trí. Ông cũng đổi tên Facebook thành Meta để thể hiện quyết tâm của mình.

Sự thay đổi lớn của một “gã khổng lồ” công nghệ đủ để lôi kéo sự hứng thú của mọi người. Thực tế, theo thống kê từ Google Trends, trong nửa đầu năm 2021, mức độ quan tâm của công chúng đến metaverse khá thấp nhưng bật tăng mạnh khi Zuckerberg công bố tham vọng với vũ trụ ảo. Đáng ngạc nhiên là sự quan tâm đến từ bên ngoài nước Mỹ, cụ thể, Thổ Nhĩ Kỳ dẫn đầu rồi đến Trung Quốc và Singapore.

Mỹ chỉ đứng thứ 9 trong các xu hướng tìm kiếm do Google phân tích, xếp sau Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) và nhỉnh hơn một chút so với Nigeria.

Điều này khá đáng lo ngại đối với Meta, công ty không chỉ rót hàng chục tỷ USD vào metaverse trong hai quý vừa qua mà còn đã mở cửa thế giới ảo cho khách hàng ở Mỹ và Canada. Ngay cả khi tiềm năng đầu tư của metaverse tiếp tục tăng, sự quan tâm đang dần nguội lạnh.

Chỉ trong một thời gian ngắn sau thông báo của Meta, mức độ quan tâm đối với vũ trụ ảo đã giảm đáng kể. Dù một số người cho rằng, đây là tác động của vòng xoáy tin tức, xu hướng giảm không chỉ diễn ra trên toàn cầu mà còn tại Mỹ, nơi rất nhiều doanh nghiệp tiếp tục công bố kế hoạch tiến vào metaverse.

Khi nhìn vào dữ liệu Google Trends tại Mỹ, có thể thấy sự quan tâm chỉ bằng 1/5 so với đỉnh năm 2021, càng củng cố sự thật rằng, người Mỹ xem metaverse như một lời phóng đại.

Điều này cũng ảnh hưởng đến các mã thông báo không thể thay thế (NFT). Trên thực tế, NFT đã vượt qua tiền điện tử trong các tìm kiếm toàn cầu vào năm ngoái, trong khi OpenSea, một thị trường NFT đạt khối lượng giao dịch cao nhất mọi thời đại vào đầu năm nay. Từ đó trở đi, sự quan tâm đến NFT cũng giảm xuống, còn chưa đến 1/3 so với thời kỳ đỉnh cao của nó.

Theo Interesting Engineering

Pi Network là gì? Pi Network có phải lừa đảo không?

 Xin chào anh em, trong bài viết này xin chia sẻ với anh em một chút về đồng crypto mới nổi gần đây mang tên Pi Network. Mình sẽ làm rõ cho anh em hiểu bản chất của Pi Network có phải lừa đảo không để anh em đỡ tốn công tốn sức tìm hiểu, đắn đo.

Vào việc luôn nhé!

Đầu tiên, Pi Network là gì?

Theo những gì được công bố thì Pi Network là loại tiền ảo chỉ khai thác được bằng thiết bị di động. Pi được quảng cáo là khai thác mà không tốn tài nguyên thiết bị, không mất tiền dữ liệu mạng, chỉ cần bạn bật app điểm danh hàng ngày.

Pi được thành lập bởi một đội ngũ cựu sinh viên Đại học Stanford danh tiếng. Trong đó bao gồm 2 tiến sĩ và một MBA. Tuy vậy, khác với những dự án khác, các sáng lập viên của Pi rất ít khi xuất hiện để công bố các thông tin về dự án cũng như các hoạt động khác. Đây là một điều khá bất thường.

Hồ sơ "khủng" của một trong những người sáng lập Pi Network
Hồ sơ "khủng" của một trong những người sáng lập Pi Network

Khai thác Pi rất đơn giản, bạn chỉ cần tải ứng dụng Pi Network về sau đó đăng ký tài khoản cũng rất đơn giản. Đăng ký xong bạn chỉ cần nhấn Start để bắt đầu đào Pi, quá trình đào diễn ra ngay cả khi ngắt kết nối internet và không làm hao pin, không sử dụng dữ liệu mạng. Điều bạn cần làm chỉ là mở ứng dụng mỗi 24 giờ để “điểm danh”.

Tốc độ khai thác Pi sẽ giảm dần khi số lượng người tham gia đào tăng lên. Nhưng có một điều khá hay ho là nếu mời người khác tham gia mạng con cùng với bạn thì tốc độ đào sẽ tăng lên. Nghe quen quen :)

Bạn được gì và mất gì khi đào Pi?

Ở thời điểm hiện tại, thứ mà bạn nhận được khi đào Pi chỉ là những lời hứa, những ảo mộng giàu sang trong tương lai.

Còn những thứ bạn mất gồm:

  • Công sức lôi kéo người khác cùng đào Pi
  • Tốn tiền điện sạc smartphone để đào Pi
  • Tốn tài nguyên của smartphone
  • Mất thông tin, dữ liệu nhạy cảm trên máy
  • Mất niềm tin vào công nghệ blockchain
  • Mất công sức vào một đồng tiền ảo không có giá trị
  • Mất uy tín với những người xung quanh
  • Sau này còn có thể mất tiền nếu đồng Pi yêu cầu bạn đồng thuận về giá, đặt cho Pi một giá trị nào đó rồi bắt mỗi người tham gia phải mua 1 Pi với giá đồng thuận để chứng minh sự ủng hộ.

Các dẫn chứng cho thấy Pi là một đồng tiền ảo lừa đảo

Đầu tiên, chẳng có một đồng tiền ảo nào khai thác đơn giản như Pi. Việc đào tiền ảo không dễ dàng như các bạn nghĩ. Tất cả các thợ mỏ thời 4.0 đều phải đầu tư rất nhiều tiền cho dàn máy, kết nối mạng để đào tiền ảo, cạnh tranh với các thợ mỏ khác. Họ đào bằng cách xác thực giao dịch theo các khối, mỗi lần xác thực thành công thợ mỏ sẽ được trả thưởng bằng tiền ảo.

Nói chung, đào tiền ảo theo cách điểm danh 24 giờ một lần là xong thì chỉ có Pi mà thôi.

Thứ hai, Pi không công bố công nghệ lõi, giấu kín mã nguồn. Mọi dự án blockchain, tiền ảo đều theo nguyên tắc minh bạch. Ngay cả Bitcoin, ETH cũng phải công khai mã nguồn để thể hiện tính phi tập trung vậy mà Pi lại không. Pi có công nghệ lõi mà không công bố hay chả có cái lõi nào chỉ giỏi nổ thì chúng tôi không dám kết luận. Tuy nhiên, một dự án tiền ảo uy tín thì chắc chắn phải công bố công nghệ lõi.

Thứ ba, Pi không công bố các mốc thời gian cụ thể của các giai đoạn phát triển. Mặc dù trong sách trắng, Pi cũng bày ra ba giai đoạn Thiết kế, thử nghiệm trên Testnet và giai đoạn chính trên Mainnet. Tuy nhiên mốc thời gian cụ thể của từng giai đoạn thì lại chẳng thấy đâu.

Thứ tư, Pi bị sàn giao dịch tiền ảo CoinMarketCap gắn mác là gây tranh cãi, nhà đầu tư cân nhắc trước khi xuống tiền.

Pi bị sàn CointMarketCap gắn mác là gây tranh cãi
Pi bị sàn CointMarketCap gắn mác là gây tranh cãi

Thứ năm, một số tên miền của Pi bị đưa vào danh sách đen hoặc bị cảnh báo bởi các phần mềm chống virus như Virus Total, Microsoft Edge SmartScreen….

Pi Network là gì? Pi Network có phải lừa đảo không?

Pi Network là gì? Pi Network có phải lừa đảo không?

Thứ sáu, ngay cả ứng dụng Pi Network cũng bị Tencent đưa vào danh sách nguy hiểm.

Pi Network là gì? Pi Network có phải lừa đảo không?

Thứ bảy, Pi Network yêu cầu quá nhiều quyền nhạy cảm. Theo nghiên cứu của Exodus, ứng dụng Pi Network dùng tới 11 tracker để thu thập dữ liệu người dùng phục vụ cho mục đích quảng cáo. Nghiêm trọng hơn, chỉ là một ứng dụng đào tiền ảo nhưng Pi yêu cầu tới 28 quyền truy cập bao gồm các quyền vô lý như đọc danh bạ, xem thông tin mạng, sử dụng phần cứng sinh trắc học, sử dụng phần cứng vân tay, kiểm soát trạng thái mạng…

Pi có 11 tracker theo dõi thông tin cho mục đích quảng cáo
Pi có 11 tracker theo dõi thông tin cho mục đích quảng cáo
Và yêu cầu tới 28 quyền trên thiết bị
Và yêu cầu tới 28 quyền trên thiết bị

Thứ tám, nhiều chuyên gia đã lên tiếng cảnh báo về việc Pi Network không an toàn với người dùng. Thậm chí, Pi còn bị cho là một mô hình lừa đảo đa cấp.

Thứ chín, theo Wjbuboiz một nhóm chuyên về bảo mật có sự tham gia của Hiếu PC, thì Pi chả có cái gì gọi là blockchain. Ngay cả ứng dụng Pi Network cũng không phải là một app tử tế mà chỉ là một webview. Còn theo Wibugirl thì quá trình đào Pi mà những “người tiên phong” đang thấy chỉ là Javascirpt timer. Tất cả những số PI đang chạy mà các bạn thấy trên màn hình không phải là app PI đang đào coin hay chạy blockchain gì cả mà chỉ là họ setinterval trong Javascript code để thay đổi giá trị PI trên UI mà thôi

App Pi thực chất chỉ là dạng webview
App Pi thực chất chỉ là dạng webview
Quá trình đào Pi thực chất chỉ là JavaScript timer
Quá trình đào Pi thực chất chỉ là JavaScript timer

Thứ mười, tất nhiều đoạn code trong app Pi dành riêng cho việc chạy quảng cáo.

Chứa rất nhiều đoạn code dành riêng cho việc chạy quảng cáo
Chứa rất nhiều đoạn code dành riêng cho việc chạy quảng cáo

Tương lai của Pi Network

Rồi, tới đây nhiều bạn sẽ hỏi là tôi chưa thấy Pi lừa đảo gì tôi cả. Vậy thì chúng ta sẽ nói thêm một chút về tương lai của Pi. Đoạn này tôi mượn ý tưởng của một anh bạn, một chuyên gia về công nghệ và tiền ảo.

Đúng như phản biện mà các bạn đưa ra, hiện tại Pi chưa lừa đảo ai cả. Những kẻ đứng đằng sau đồng tiền ảo này hiện tại chỉ cần ngồi rung đùi ăn tiền quảng cáo cũng đủ rồi không cần lừa ai làm gì nữa. Thế nhưng cứ như vậy mãi, cứ đào mãi mà chẳng mua bán, chẳng ứng dụng được gì thì cũng không ổn.

Vì thế, để hốt cú chót những kẻ đứng đằng sau Pi sẽ tạo ra một đồng token Pi Network thật sự. Với cơ chế đồng thuận về giá tự nhận từ trước, mấy anh sẽ yêu cầu những “người tiên phong” phải đồng thuận một mức giá khởi điểm dành cho Pi (ví dụ 100 USD/1 Pi) và đề nghị mỗi người phải bỏ tiền ra mua 1 Pi coi như chứng minh sự ủng hộ. Vì là đồng thuận nên nếu muốn bán được Pi với giá 100 USD thì anh phải là người chấp nhận mua 1 Pi với giá 100 USD, hợp lý chưa.

Nhưng mà ban đầu, các giao dịch sẽ ở dạng chỉ được mua chứ không cho bán. Khi có trong tay hàng nghìn, hàng triệu Pi thì chắc chắn nhiều người sẽ không tiếc việc bỏ 100 USD ra mua một Pi. Ờ thì mất có một đồng, sau này bán hàng ngàn đồng với giá 100 USD hoặc chỉ cần 50 USD cũng lãi to rồi.

Với số lượng “người tiên phong” đào Pi lên tới hàng chục triệu chỉ cần vài % đồng ý bỏ 100 USD mua Pi là những kẻ đứng sau giàu sụ rồi. Tiếp theo chúng sẽ cao chạy xa bay, giá Pi bao nhiêu không còn quan trọng nữa, cộng đồng tự sinh tự diệt… Khi đó, bạn sẽ thấy Pi Network lừa đảo bạn như thế nào.

Thôi để chốt lại  mình xin dẫn một câu của anh chàng chuyên nói đạo lý trên mạng: Trên đời này có làm thì mới có ăn…

Building Future Workforces with Digital Skills

 The survey on skills of working-age people in the digital age indicates that organizations’ demand for digital skills has increased 200% in the past three years, and within the next five years, this number is expected to continue to grow rapidly. However, young workers are not ready for those changes (1).



When the Covid-19 pandemic broke out, lots of businesses faced difficulties in responding to the sudden external influence, due to the lack of capacity to adapt and convert the traditional working model to online working model in a short period of time when there was no preparation in advance. In this context, the resilient and innovation of businesses in applying 4.0 technology shows limitations in many aspects, of which a significant reason is due to the lack of labor resources to meet high demand.

The shift from traditional to digital skills

Facing market uncertainties, in response, recovery and breakthrough, industries are increasing sharply the investment in automation, including traditional ones such as agriculture. Under the impact of digital transformation, manufacturing companies not only restructure their organizations but also transform jobs within their workforce, by attracting technology-savvy workers, upskilling and reskilling for existing workforces to adapt and apply technology for their jobs effectively.

80% of all industries employed people with more digital skills, in which traditional industries demand 5 times more digital workforce comparing to other industries (2).

Figure 1: Annual growth of digital talent hires as a % of overall hires (2)

From the perspectives of applying automation technology, recent surveys show that in just the next 3-4 years, the rate of automation in workflows will increase with artificial intelligence (AI) technologies. For example, in manufacturing, machines will gradually replace humans in performing more effectively manual tasks. As a result, the number of hours labors spend on these tasks decreases and more time are made for tasks that create higher value while the working time of machines will increase over time (3).

Figure 2: The working time of machines will increase in the coming years (3)

At the same time, new jobs created will need workers to embrace new skills related to working together with technology, higher cognitive and social and emotional intelligence. It is expected that nearly 50% of all employees require additional training by 2025 (4). Therefore, to keep up with the world trend of digital transformation, businesses need to build highly qualified teams with new skills.

Figure 3: The trend of shifting workforce skills in the future (5)

However, in fact, in the labor market, human resources with digital skills are quite limited and difficult to find. At the same time, companies have difficulty identifying the digital competencies they really need to determine digital skills requirements correctly.

Figure 4: Leaders in Asia Pacific stated that it’s difficult to hire digital talent with the right skills (2)
Figure 5: Digital skill of Vietnam ranked 97th of all 141 nations (6)

What are the digital skills needed for future workforce?

To prepare for the future, it will be necessary for businesses, leaders or workers to recognize and identify competencies and skills to learn, cultivate and enhance.

As of before, digital skills were understood as knowledge and know-how to utilize technology in work and life for better efficiency. However, with the current growing trend of digital economy and digital working environment, the concept of digital skills is broadened with the following five factors:

Figure 6: Five digital skills factors of future workforce (7)

The above digital skills and knowledge must be developed equally, aiming to form a digital culture in the organization, where most employees have the knowledge and capacity to confidently work in the digital environment with digital thinking, digital ways of working and digital tools.

In the context of the increasing demand for working with robots and automation machines, the digital skills of the workforce are “human” skills, which technology machines cannot replace, such as communication, problem solving, creativity, collaboration and critical thinking, will be the skills that businesses need and seek in the coming years.

Figure 7: List of top 10 digital skills of workforces in the next 5 years (4)

What do businesses need to do to catch up with the world trend of improving digital skills for the workforce?

When compared to other countries in the region, Vietnam’s labor productivity remains relatively low and has not yet been competitive with neighbor countries in Asia such as Malaysia and Singapore. This shows the essential of improving the quality of workforce to improve productivity so that Vietnamese businesses can compete with large businesses of the regional markets.

For businesses, in order to plan for building a digital workforce, the first thing to do is to determine what skills are needed to support the achievement of their business goals and strategies. From there, businesses can provide suitable training and recruit talents with appropriate professional skills.

Figure 8: Steps to build the 4.0 workforce of businesses

Typically, digital skills consist of three categories:

  • Category 1: Basic computer literacy for daily work life
  • Category 2: Digital skills for the general workforce, enabling the efficient use of IT systems and general technology processes in sectors and industries
  • Category 3: Digital skills in the field of ICT

The majority of companies often focus on category 1 and category 3 to build organizational skills with two forms of training and recruitment, without focusing much on category 2. Therefore, as applied technology increases in various industries, focusing on training digital skills is not only necessary for new employees but also for current employees. In addition, the strategy to improve workforce skills should also emphasize the role of digital culture needed through training programs, internal communication, evaluation tests and feedbacks.

In order to form a digital culture in the business, the role of leaders is very important to create an environment that encourages employees with the spirit of learning, innovating, seeking to continuously improve their capabilities. Digital leaders are also guiding the digital transformation in businesses, from envisioning digital transformation strategies to developing programs for building digital workforce within the organization. So what are the skills a digital leader usually has?

Figure 9: Top 9 skills of a digital leader

These leadership skills will help the organization concretely form a future digital workforce to proactively adapt to long-term sustainable changes, facing constant changes from the market. Building a workforce to meet the market needs today is one of the priority tasks to improve the organization’s digital transformation capabilities. However, there will be no common formula for all businesses as the demand for digital skills will vary. Therefore, businesses will need to identify skills needed from internal special characteristics and based on industry trends in order to build a customized training plan. This action will determine the effectiveness of the training programs in practice as well as of future businesses digital culture.

 

 

References
(1) ResearchGate. 2018. Young People’s Literacies in the Digital Age: Continuities, Conflicts and Contradictions.
(2) LinkedIn. 2017. The Digital Workforce of the Future.
(3) World Economic Forum. 2020. Davos 2020: Here’s what you need to know about the future of work.
(4) World Economic Forum. 2020. These are the top 10 job skills of tomorrow – and how long it takes to learn them.
(5) McKinsey & Company. 2018. AI, automation, and the future of work: Ten things to solve for.
(6) World Economic Forum. 2019. The Global Competitiveness Report.
(7) NCVER. 2017. Skilling the Australian workforce for the digital economy.

Hệ lụy từ nạn sùng bái CEO: Trường hợp Elon Musk và Jack Ma

 “Tôi đã trở thành một biểu tượng, Kẻ hủy diệt những tên bán khống”. Dòng tweet gần đây của Elon Musk mang giọng điệu của một đấng cứu thế khiến các môn đệ của ông cảm thấy thích thú.

Hệ lụy từ nạn sùng bái CEO: Trường hợp Elon Musk và Jack Ma

Nguồn: “The cult of an Elon Musk or a Jack Ma has its perks—but also perils”, The Economist, 11/02/2021.

Những diễn biến trong tháng 1/2021 đã thúc đẩy sự sùng bái đối với doanh nhân này. Câu chuyện GameStop đã mang lại cho Musk một kho đạn trong trận chiến dài hơi với những kẻ bán khống, đồng thời định vị ông như một người bảo trợ cho những nhà đầu tư nhỏ lẻ đang tấn công Phố Wall. Tuần này, người hâm mộ ông đã bị mê hoặc bởi thông báo rằng công ty sản xuất ô tô điện của Musk, Tesla, đã đầu tư 1,5 tỷ đô la vào bitcoin và sẽ bắt đầu chấp nhận tiền điện tử như một hình thức thanh toán. Trước đó, một loạt các dòng tweet đầy tôn trọng từ Musk dành cho dogecoin (mà ông gọi là “tiền điện tử nhân dân”) đã khiến các nhà đầu tư nghiêm túc tranh nhau tìm hiểu thêm về một loại tiền kỹ thuật số vốn có khởi đầu như một trò đùa.

Sự hài hước bá đạo là một dấu ấn của Musk, nhưng tác động từ những lời nói của ông không phải là chuyện đùa. Chúng có thể dẫn tới những trận dẫm đạp bầy đàn. Thông báo về bitcoin của Musk đã đẩy nó lên một tầm cao mới. Giá trị thị trường của Tesla trong một thời gian ngắn đã tăng lên trên 830 tỷ đô la, gần mức đỉnh của nó. Lịch sử kinh doanh của công ty này đầy rẫy nhưng lời hứa to tát nhưng trống rỗng, nhưng như Peter Atwater, một nhà tâm lý học xã hội, chỉ ra, không ai sánh được với Musk về số lượng những thứ mà ông đã giúp trở nên nóng bỏng tay, từ ô tô và tiền điện tử đến du lịch vũ trụ và Clubhouse, một ứng dụng phát thanh podcast nơi ông đã lên sóng. Điều đó dẫn tới hai câu hỏi. Điều gì khiến lời nói của Musk cuốn hút nhiều người đến vậy? Và đâu là các ưu nhược điểm của việc trở thành một CEO được đám đông sùng bái?

Các doanh nhân thành công thường có nhiều mức độ nổi tiếng khác nhau. Một nhóm trong số đó bao gồm các giám đốc điều hành của các công ty lớn, những người tuy có sức hút nhưng lại không thể truyền cảm hứng cho những người hâm mộ cuồng nhiệt. Jeff Bezos, ông chủ sắp mãn nhiệm của Amazon, có được sự ngưỡng mộ từ Phố Wall và gây ra sự ghen tị ở các văn phòng công ty khác, nhưng lại quá kiềm chế nên không thể cuốn hút những đám đông người hâm mộ. Tương tự, trong 20 năm điều hành hãng GE, Jack Welch đã nổi tiếng (nhưng gần đây gây tranh cãi) vì sự thành công rực rỡ của mình, nhưng ông lại quá “máu lạnh” để có thể làm quần chúng đê mê.

Nhóm thứ hai bao gồm các tài phiệt đạt được địa vị sùng bái cá nhân nhưng các doanh nghiệp của họ thì không phải như vậy. Thương hiệu của họ thường là sự tự lăng xê một cách vô liêm sỉ. Richard Branson đã dành nhiều thập niên xây dựng hình ảnh như một tên cướp biển kiêm hippy trong giới doanh nhân, đồng thời thách thức những doanh nhân tự mãn trong các ngành từ hàng không cho đến tài chính. Còn Donald Trump thì tự coi mình là một dealmaker siêu đẳng. Cả hai đều có vô số người hâm mộ tròn mắt đi theo. Nhưng họ đều không xây dựng được một doanh nghiệp nào có giá trị gần 10 tỷ đô la hoặc có được sự ổn định lâu dài.

Nhóm thứ ba hiếm hơn: đó là những người xây dựng được cả một địa vị sùng bái cá nhân lẫn những doanh nghiệp khổng lồ. Tham gia cùng ông Musk trong câu lạc bộ này còn có Jack Ma, người sáng lập Alibaba, gã khổng lồ công nghệ của Trung Quốc. Hàng triệu sinh viên đại học Trung Quốc và các doanh nhân khác đã đi theo hình ảnh mà Ma gây dựng, một thầy giáo xuất thân khiêm tốn trở thành một người khổng lồ công nghệ lẫn nhà từ thiện với một nền tảng văn hóa tuyệt vời (ông từng xuất hiện trong vai một cao thủ Thái cực quyền trong một bộ phim võ thuật). Sự ngưỡng mộ đối với Ma gần đến mức tự sùng bái trong tôn giáo. Hồi năm 2015, một nhóm người kinh doanh trực tuyến đã tạo ra một đền thờ ông Ma với hi vọng mang lại may mắn cho họ trong “ngày độc thân”, một lễ hội mua sắm điện tử.

Musk và Ma đang đi trên con đường được khởi tạo bởi một huyền thoại kinh doanh Ấn Độ: Dhirubhai Ambani, người đã sáng lập Reliance Industries, một tập đoàn đa ngành từ hóa dầu đến viễn thông. Là con trai của một giáo viên nông thôn và ban đầu làm nghề buôn bán sợi polyester, Ambani đã đi tiên phong trên con đường xây dựng sự sùng bái cá nhân để gọi vốn trong giới doanh nhân. Bí quyết của ông, ở một đất nước nơi các công ty lâu nay chủ yếu dựa vào ngân hàng để cấp vốn, là khai phá tiềm năng chưa được khai thác ở phía dưới đáy kim tự tháp. Ông đã đi vòng quanh Ấn Độ, thuyết phục những người tiết kiệm thuộc tầng lớp trung lưu rằng họ cũng có thể gia nhập tầng lớp tư bản. Khi Reliance trở thành công ty đại chúng năm 1977, nó đã thu hút được 58.000 người đặt mua cổ phần. Các cổ đông mà ông thu hút đã rất thành công: giá cổ phiếu đã tăng 275.000% kể từ khi lên sàn. Khi 30.000 người trong số họ đến bày tỏ lòng biết ơn tại một cuộc họp đại hội đồng cổ đông, cuộc họp đã được dời đến một công viên. Ngày nay, chỉ có Warren Buffett mới thu hút được những đám đông người hâm mộ lớn như vậy (đúng hơn là trước khi Covid-19 nổ ra).

Địa vị sùng bái cá nhân mang lại các đặc quyền. Vốn sẽ rẻ hơn khi những người mua cổ phiếu là các nhà đầu tư nhỏ lẻ nhiệt thành, không phải các nhà đầu tư tổ chức cứng đầu. Các nhà đầu tư nhỏ cũng kiên nhẫn hơn, chú ý đến những lời kêu gọi “giữ vững niềm tin” trong thời gian đầu tư không có lợi nhuận. Chi phí tiếp thị thì thấp; Musk có thể sử dụng mạng xã hội để đánh bóng thương hiệu của mình (và của Tesla) mà không mất chi phí nào. Người hâm mộ sẵn sàng bỏ qua những sai sót mà những người tiêu dùng không có thiện cảm hơn sẽ không làm được. Chất lượng ô tô của Tesla hầu như không đạt được đẳng cấp thế giới và các cơ quan quản lý, gần đây nhất là ở Trung Quốc, thường xuyên nêu lên những lo ngại. Tuy nhiên, khó có thể thấy điều đó được phản ánh trong doanh số bán hàng hoặc giá cổ phiếu của công ty. Cuối cùng, cuốn hút đám đông cũng đi kèm ảnh hưởng chính trị Sự nổi tiếng của Ambani đã giúp ông bẻ cong chính sách thương mại của Ấn Độ theo hướng có lợi cho mình. Sự nổi tiếng của Musk cũng giúp giải thích cho sự đối xử mềm mỏng của các chính phủ và cơ quan quản lý đối với các dòng tweet nổi loạn của ông hay việc Tesla vẫn mở cửa nhà máy giữa đại dịch.

Nhưng sự kết hợp giữa sức mạnh ngôi sao và quy mô doanh nghiệp không phải là không đi kèm rủi ro. Musk đã tạo dựng danh tiếng của mình như vị thần David, người thúc đẩy các cuộc nổi dậy chống lại giới tinh hoa ở Detroit và Phố Wall. Nhưng giờ ông đã thành Goliath: người giàu nhất thế giới điều hành hãng sản xuất ô tô giá trị nhất. Đóng cả hai vai trò là một trò chơi nguy hiểm. Điều này càng đúng khi nhân vật còn trở thành một biểu tượng văn hóa, điều khiến họ dễ bị tổn thương hơn khi khẩu vị xã hội thay đổi — và khẩu vị đó có thể thay đổi trong tích tắc trên không gian mạng.

Tiền mình mình lo, đừng chi cho thần tượng

Tình cảm có thể thay đổi nếu những đám đông sùng đạo bắt đầu nghi ngờ việc thần tượng có quan tâm tới lợi ích của họ hay không. Ambani đã có thể xua tan các cáo buộc liên tục về thao túng tài chính; ông đã đánh bại những người bán khống với sự giúp đỡ từ một nhóm các nhà môi giới được gọi là “Những người bạn của Reliance”. Ông Musk có thể không may mắn như vậy. Những người hâm mộ tranh nhau mua cổ phiếu GameStop sau lời hiệu triệu ủng hộ Gamestop của Musk vào ngày 26/1 đã mua ngay gần đỉnh. Những thảo luận gần đây về tiền điện tử của Musk có vẻ là nhằm phục vụ các động thái mua bán bitcoin của Tesla.

Cuối cùng, lợi thế chính trị có thể trở thành một gánh nặng. Chỉ cần hỏi ông Ma thì biết, khi ông đã đánh giá quá cao quyền lực của mình và công khai chỉ trích các nhà quản lý Trung Quốc vào năm ngoái. Không hài lòng, Bắc Kinh đã chặn kế hoạch niêm yết Ant, công ty con về tài chính của Alibaba, và buộc nó phải tái cơ cấu. Tham gia vào hàng ngũ các CEO thần thánh có thể giảm chi phí vốn. Nhưng nó cũng làm tăng chi phí của các tính toán sai lầm.

Mọi cuốn từ điển của loài người đều đang định nghĩa sai: "Sự sống" rốt cuộc là gì?

 NASA đã tuyệt vọng đi tìm sự sống ngoài Trái Đất. Nhưng có thể sự sống đang hiện diện ở khắp mọi nơi, trên Sao Hỏa, trên Mặt Trăng, mà chúng ta không chịu công nhận chúng.

Chẳng phải tất cả chúng ta đều đã biết sự sống là gì? Đến đứa trẻ cũng có thể phân biệt được một con cá đang bơi còn sống, cái tủ lạnh không phải một sinh vật và con người thì không ngừng hít thở và trao đổi chất để vận động.

Vậy sự sống còn gì là bí ẩn nữa mà phải bàn tới?

Thực tế... không đơn giản như bạn nghĩ. Giống như một đường tròn trên màn hình điện tử không bao giờ tròn hoàn hảo, bởi nó thực chất được tạo nên từ những pixel vuông. Con người dường như không thể định nghĩa được sự sống dưới đôi mắt trần tục của mình. Bởi bất cứ định nghĩa nào cũng có thể bám dính lấy những định kiến về giống loài và sự tồn tại của chính chúng ta trên Trái Đất.

Mọi cuốn từ điển của loài người đều đang định nghĩa sai: Sự sống rốt cuộc là gì? - Ảnh 1.

Khi NASA phóng lên vũ trụ những con tàu săn tìm sự sống ngoài hành tinh, rốt cuộc, họ chỉ đang tìm kiếm những cụm phân tử giống với sự sống bên dưới ngôi nhà của mình. Vậy nếu sự sống trong vũ trụ chỉ đơn giản là một dạng thức khác với định nghĩa của loài người thì sao? Chúng có thể đang hiện diện ở khắp mọi nơi, trên Sao Hỏa, trên Mặt Trăng, có điều chúng ta không chịu công nhận chúng mà thôi.

Rốt cuộc, sự sống là gì và có thể là gì?

Mọi cuốn từ điển của loài người đều đang định nghĩa sai: Sự sống rốt cuộc là gì? - Ảnh 2.

Từ điển Tiếng Việt của Hoàng Phê định nghĩa "sống" là "tồn tại ở trạng thái có trao đổi chất với môi trường ngoài, có sinh đẻ, lớn lên và chết". Có lẽ Hoàng Phê đã bỏ quên những con la. Không ai nói một con la đang ăn cỏ đã chết, nhưng không một con la nào có thể sinh đẻ.

Ngay cả khi chúng ta rút ngắn định nghĩa đó lại, "sống là trạng thái có trao đổi chất với môi trường ngoài, lớn lên và chết", hãy nói đến những vi khuẩn ký sinh. Chẳng hạn như khuẩn Rickettsia không thể tự nó trao đổi chất với môi trường ngoài, mà bắt buộc phải ký sinh vào một tế bào của các sinh vật khác.

Vậy thì "có trao đổi chất" thôi cũng được? Lúc này lại xuất hiện sự tranh cãi xung quanh virus, chúng thậm chí không có bộ máy sinh học để trao đổi chất, nhưng virus dường như vẫn sống.

Mọi cuốn từ điển của loài người đều đang định nghĩa sai: Sự sống rốt cuộc là gì? - Ảnh 3.

Định nghĩa của Hoàng Phê lúc này chỉ còn lại: "sống là tồn tại ở trạng thái có thể lớn lên và chết". Vậy thì "chết" là gì? Chết chẳng phải là ngừng sống hay sao, sống là không chết?

Giống như hàng trăm định nghĩa khác trên thế giới, trong cả các cuốn từ điển, giáo trình sinh học của mọi nhà xuất bản, mọi trường đại học, bạn sẽ thấy các tác giả chỉ đang dẫn chúng ta đi vào một vòng tròn luẩn quẩn khi nói về "sự sống".

Theo đó, "sự sống" thường được mô tả bằng các đặc điểm của "sinh vật" mà không định nghĩa nổi "sinh vật" là gì. Rốt cuộc, sinh vật lại là "vật sống", trong khi chúng ta đang cố gắng định nghĩa về "sự sống". Một bài toán con gà và quả trứng!

Trước khi chúng ta chuyển sang những định nghĩa mới, hãy nhìn lại lần cuối định nghĩa còn lại của Hoàng Phê. "Sống là lớn lên", giống như thổi một quả bóng bay sao?

Thất bại của những nhà từ điển học trong việc định nghĩa sự sống suy cho cùng không phải lỗi của họ. Nó đến từ thất bại của những nhà sinh học. Mặc dù họ đã nghĩ ra hàng trăm định nghĩa sự sống nhưng vẫn chưa có định nghĩa nào được chấp nhận rộng rãi.

Đa số các định nghĩa này chỉ khá hơn từ điển Hoàng Phê ở chỗ, chúng liệt kê thêm nhiều đặc điểm của sự sống mang tính chuyên môn sinh học cao hơn. Chẳng hạn như quá trình tăng trưởng, sinh sản, khả năng thích nghi với môi trường sống, trao đổi chất qua các phản ứng hóa học để tạo ra năng lượng thúc đẩy hoạt động sinh học.

Năm 2002, Daniel Koshland, một nhà hóa sinh người Mỹ gốc Do Thái, thành viên của Viện Hàn lâm Khoa học Hoa Kỳ đã tổng kết lại 60 năm nghiên cứu của ông trong một lý thuyết được gọi là "7 trụ cột của sự sống".

Với mong muốn định nghĩa được cả các sự sống nhân tạo và sự sống ngoài Trái Đất, các đặc điểm mà Koshland đưa ra được viết tắt là PIRAS và chúng khá "out side the box":

1.Chương trình (Program)

Koshland định nghĩa "chương trình" là một "kế hoạch có tổ chức mô tả được các thành phần trong nó, động học của sự tương tác giữa các thành phần khi hệ thống sống tồn tại theo thời gian". 

Ví dụ như với con người và các sinh vật quen thuộc trên Trái Đất, chương trình hoạt động thông qua các cơ chế của axit nucleic và axit amin, chương trình này chạy trên "phần cứng" là các DNA và biểu hiện gen ra bên ngoài cơ thể chúng ta, giúp bạn có được mọi thứ từ ngoại hình, khả năng trao đổi chất cho đến cả tính cách.

2. Ứng biến (Improvisation)

Đây là khả năng chỉnh sửa chương trình của sinh vật sống để đáp ứng với môi trường bên ngoài nơi nó tồn tại. Chẳng hạn như chọn lọc tự nhiên trong thuyết Darwin là một sự ứng biến.

3. Chia ngăn (Compartmentalization)

Một hệ thống sống cần được chia thành nhiều không gian bên trong bản thân nó, cho phép các quá trình hóa học diễn ra trong các ngăn riêng biệt. Chẳng hạn như con người vẫn thường có các cơ quan và hệ cơ quan khác nhau, axit trong dạ dày của bạn không thể tự nhiên đi vào bên trong phổi và khiến bạn chết sặc.

Mọi cuốn từ điển của loài người đều đang định nghĩa sai: Sự sống rốt cuộc là gì? - Ảnh 5.

4.Năng lượng (Energy)

Mọi sự sống theo Koshland đều phải tiêu hao năng lượng thông qua quá trình vận động của nó, các phản ứng hóa học mà bản chất là sự gia tăng entropi. Do đó, hệ thống sống cũng cần thu nạp năng lượng. 

Trên Trái Đất, nguồn năng lượng chính của chúng ta là năng lượng Mặt Trời. Thực vật quang hợp biến năng lượng Mặt Trời thành chất dinh dưỡng, động vật ăn cỏ ăn thực vật và rồi con người ăn cả thực vật lẫn động vật để lấy năng lượng.

Nhưng trên một hành tinh không có ánh sáng, Koshland cho rằng không nhất thiết các hệ thống sống cần sử dụng đến quang năng. Khí metan hoặc hydro hoàn toàn có thể trở thành năng lượng sống của các sinh vật ngoài hành tinh.

5.Sự tái tạo (Regeneration)

Theo Koshland, một sinh vật trong quá trình tồn tại phải bị hao mòn qua các quá trình nhiệt động lực học. Do đó, về cơ bản chúng sẽ lão hóa cho đến khi chết đi. Để kéo dài sự sống, sinh vật cần trang bị cho mình khả năng tái tạo từng bộ phận trong hệ thống của chúng. Chẳng hạn như con người vẫn thay da liên tục và sinh ra 3,8 triệu tế bào mới mỗi giây.

6.Khả năng thích ứng (Adaptability)

Đó là sự đáp ứng của một hệ thống sống với các điều kiện thay đổi bên ngoài môi trường, bao gồm cả các nhu cầu sống như năng lượng, kẻ thù hay thiên địch. Khả năng thích ứng này cần xảy ra trên hành vi của sinh vật xuống đến cấp độ phân tử nhỏ nhất của nó. 

Ví dụ, khi một sinh vật cảm thấy nó gặp nguy hiểm, adrenaline sẽ tiết ra khiến chúng tập trung hơn sẵn sàng chiến đấu hoặc bỏ chạy.

7.Sự riêng rẽ (Seclusion)

Khá giống với đặc điểm số 3 là chia ngăn, sự riêng rẽ mà Koshland định nghĩa trong các hệ thống sống là việc tách rời các con đường hóa học và và tính đặc hiệu của các phân tử bên trong đó. 

Chẳng hạn như mỗi hooc-môn hoặc protein trong cơ thể chúng ta chỉ đáp ứng với một nhiệm vụ nhất định. Điều này đảm bảo cho các phần tử khó có thể bị ngăn cách (như máu và hooc-môn trong cơ thể) vẫn làm việc được độc lập trong một hệ thống sống.

Mọi cuốn từ điển của loài người đều đang định nghĩa sai: Sự sống rốt cuộc là gì? - Ảnh 6.

Danh sách của Koshland có thể được dùng để định nghĩa các sự sống bậc cao, từ trên mức tế bào cho đến các dạng thức sống viễn tưởng như một chương trình AI hoặc một sinh vật ngoài hành tinh thông minh.

Đó là bởi "7 trụ cột của sự sống" mà Koshland xây dựng dường như dựa trên thuyết tế bào, một lý thuyết cũ được phát biểu từ năm 1838. Theo đó, tế bào được ví như viên gạch tạo nên sự sống, và mọi sinh vật có tế bào đều đáp ứng cả 7 tiêu chí mà Koshland đưa ra.

Mặc dù vậy, trong một quá trình ngược dòng lịch sử để tìm về nguồn gốc nguyên thủy của sự sống trên Trái Đất, hai nhà sinh học khác là Zhuravlev và Avetisov đã phản đối 3/7 tiêu chí của Koshland. 

Nghiên cứu của họ đăng trên tạp chí Biogeosciences năm 2008 nói rằng có thể các sự sống đầu tiên trên Trái Đất đã không có chương trình, chúng cũng chưa ngăn cách và tách biệt được các chức năng với nhau.

Sự sống nguyên thủy có thể chỉ là những tập hợp phân tử vô cơ ngẫu nhiên. Chúng vẫn có khả năng hấp thụ và tiêu thụ năng lượng, có thể đột biến ngẫu nhiên để thích ứng và tiến hóa thành sự sống tế bào sau này.

Nhưng theo Koshland đó chưa phải sự sống. Điều này sẽ làm nỗ lực tìm kiếm sự sống ngoài hành tinh của NASA trở nên khó khăn hơn. Biết đâu, trên Sao Hỏa hay một vệ tinh của Sao Thổ có thể đang tồn tại các sự sống nguyên thủy thì sao?

Mọi cuốn từ điển của loài người đều đang định nghĩa sai: Sự sống rốt cuộc là gì? - Ảnh 7.

Đó là năm 1976, khi hai tàu thăm dò trong sứ mệnh Viking của NASA hạ cánh xuống Sao Hỏa để tiến hành các thí nghiệm đầu tiên tìm kiếm sự sống ngoài Trái Đất. Viking 1 và Viking 2 đã thu thập mẫu đất Sao Hỏa, sàng lọc và tìm ra dấu hiệu của các phản ứng trao đổi chất giống với Carbon-14 của sinh vật sống.

Nhưng rốt cuộc các nhà khoa học đã mừng hụt. Các thử nghiệm kiểm tra chéo khác không phát hiện ra bất kỳ phân tử hữu cơ nào chứa carbon, ngoại trừ chloro- và dichloromethane hai phân tử quá đơn giản để có thể hỗ trợ sự sống tồn tại.

Mọi cuốn từ điển của loài người đều đang định nghĩa sai: Sự sống rốt cuộc là gì? - Ảnh 8.

Sau nhiều năm tranh luận qua lại gay gắt, cuối cùng, các nhà khoa học NASA đã đi đến kết luận rằng dấu hiệu ban đầu mà hai tàu Viking ghi nhận được đến từ các quá trình phi sinh học, nghĩa là đó không phải sự sống trên Sao Hỏa mà chỉ là một quá trình oxy hóa tự nhiên trên hành tinh đỏ mà con người trước đây chưa từng biết đến.

Nhưng phát hiện đã không tỏ ra vô ích. Sứ mệnh Viking đã đặt các nhà sinh học ở NASA vào một cuộc tranh luận mà họ phải tìm ra cách định nghĩa "sự sống" là gì? Có một khả năng lớn những con tàu chúng ta phóng ra ngoài kia không bao giờ gặp được một sinh vật biết vẫy tay trước ống kính camera và nói "Hello human, I am alive".

Việc chúng ta tìm ra một dấu hiệu nhỏ bé của sự sống ngoài Trái Đất, một phân tử hữu cơ chứa carbon đã có thể khiến chiếm lĩnh các mặt báo trong tuần rồi. Vậy khi nào một phân tử hữu cơ có thể đại diện cho sự sống?

Vào đầu những năm 1990, một ban cố vấn cho chương trình sinh học thiên văn của NASA với sự tham gia của nhà hóa sinh học Gerald Joyce, đã đưa ra một định nghĩa làm tôn chỉ cho các sứ mệnh tìm kiếm của họ: Sự sống là một hệ thống hóa học tự duy trì có khả năng tiến hóa theo thuyết Darwin.

Cụm từ "khả năng" bỏ ngỏ cho NASA một lối thoát để làm hài lòng những nghị sĩ nói rằng chương trình tìm kiếm sự sống ngoài hành tinh quả là tốn ngân sách một cách vô ích. Bây giờ họ có thể không cần tìm kiếm sự sống, chỉ cần tìm thấy các phản ứng hóa học của sự sống là được.

NASA gọi đó là những "bậc thang phát triển sự sống".

Khung tiêu chí này giúp các nhà khoa học NASA có được một chuỗi dữ kiện để xác nhận một quan sát có tiềm năng là bằng chứng cho sự sống hay không. Các đặc điểm trên mỗi bậc thang có tính xác nhận tăng dần. Các nhà khoa học cần tìm ra được các đặc điểm từ nhiều bậc thang nhất có thể, nhưng không nhất thiết phải là tất cả, để khẳng định rằng sự sống đã được tìm thấy.

Mọi cuốn từ điển của loài người đều đang định nghĩa sai: Sự sống rốt cuộc là gì? - Ảnh 9.

Có thể dễ dàng nhận thấy, tất cả các nấc thang sự sống mà NASA đặt ra chỉ là các dấu hiệu gián tiếp, những đặc điểm hoặc vật chất có thể được tạo ra bởi một tác nhân sinh học. Bản thân các nấc thang này không hề cố định và vẫn đang gặp phải nhiều tranh cãi, chẳng hạn như thứ tự của chúng hoặc nên có một nấc thang thứ 8, thứ 9 nữa hay không?

"Tất cả phụ thuộc vào một điểm bắt đầu định nghĩa sự sống là gì. Và đó chắc chắn vẫn còn là một vấn đề chúng tôi chưa giải quyết được", Marc Neveu, nhà sinh vật học thiên văn đến từ Đại học Maryland, một trong số những chuyên gia giúp NASA xây dựng những nấc thang này thừa nhận.

Mọi cuốn từ điển của loài người đều đang định nghĩa sai: Sự sống rốt cuộc là gì? - Ảnh 10.

Theo triết gia nổi tiếng người Mỹ Carlos Mariscal và nhà sinh vật học W Ford Doolittle, thành viên của Viện Hàn lâm Khoa học Hoa Kỳ: Các vấn đề xuất hiện bên trong các định nghĩa sự sống là do chúng ta đã không suy nghĩ đúng về bản chất của nó.

Năm 2019, một nhóm các nhà khoa học đa ngành tại Đại học Lund ở Thụy Điển (chủ yếu gồm các nhà triết học, thần học và những người hoạt động ngoài lĩnh vực sinh học) đã thử làm một thí nghiệm. 

Họ tạo ra một bảng danh sách liệt kê một loạt thứ khác nhau - từ động vật, thực vật đến virus và những bông tuyết – và một bảng danh sách thứ hai chứa các đặc điểm liên quan đến sự sống, chẳng hạn như có DNA và sự trao đổi chất.

Sau đó, nhóm Lund đã thực hiện một cuộc khảo sát các học giả, yêu cầu những người tham gia nối từng dòng ở bảng một sang những dòng ở bảng 2. Kết quả được xử lý bằng phân nhóm thống kê, nghĩa là gộp tất cả các kết quả có điểm chung lại với nhau. Họ đã phát hiện ra một điều thú vị: Các học giả có xu hướng đánh giá các sinh vật và vật thể họ theo 2 nhóm: có não và không có não.

Điều này chứng minh một góc nhìn chủ quan của các học giả: Hầu hết họ đều đang nhìn thế giới tự nhiên dưới quan điểm "nhân học". Họ bị ám ảnh bởi con người. Điều đó giải thích tại sao những thứ giống chúng ta nhất, những thứ có bộ não, lại tập hợp lại với nhau.

Mọi cuốn từ điển của loài người đều đang định nghĩa sai: Sự sống rốt cuộc là gì? - Ảnh 11.

Ảnh của Data - một dạng sống tổng hợp trong Star Trek có khả năng tự nhận thức, có tri giác, cảm xúc và giống con người cả về mặt giải phẫu.

Cũng như chiến lược của bất kỳ ai đang cố gắng định nghĩa sự sống, họ thường tìm kiếm các thực thể giống với sự sống trên Trái Đất và nghĩ về sự tồn tại của chúng như một cá thể. Giải pháp đó có thể phù hợp với các nhà thiên văn học, nhưng nó sẽ không làm hài lòng những người muốn biết liệu một thứ gì đó kỳ lạ như virus hoặc thậm chí virus máy tính có sống hay không?

Chúng ta cần một định nghĩa chính xác hơn về "sự sống", ở một góc nhìn tổng quan hơn, vượt ra khỏi khuôn khổ của những sinh vật sống mà chúng ta đã biết để nhận diện được các dạng sống kỳ lạ. Suy cho cùng, nếu không phải nhóm tại Đại học Lund, mà là những con virus SARS-CoV-2 gửi khảo sát cho nhau, chúng có thể định nghĩa về sự sống một cách rất khác.

Vậy có hay không những dạng sống không phải sự sống mà chúng ta từng biết?

Vì khoa học cũng chưa đưa ra bất kỳ bằng chứng thuyết phục nào cho nó, có lẽ chúng ta phải tạm tìm kiếm những sự sống này trong thế giới khoa học viễn tưởng. Hãy thử đi vào vũ trụ của bộ phim Star Trek: The Next Generation.

Trong các chuyến du hành của tàu liên sao Enterprise với "sứ mệnh khám phá những thế giới mới kỳ lạ và tìm kiếm cuộc sống mới, những nền văn minh mới", phi hành đoàn từ Trái Đất đã phải đối mặt với Q, một sinh vật được mô tả như một vị thần sống ngoài tất cả các chiều không và thời gian, sở hữu sức mạnh thao túng được cả thực tại và các định vật vật lý.

Và rồi chúng ta bắt gặp Crystalline Entity, một tinh thể vũ trụ khổng lồ có khả năng tiêu thụ mọi sự sống trên một hành tinh hoặc một phi thuyền để hút năng lượng – có thể coi đó là một dạng trao đổi chất.

Mọi cuốn từ điển của loài người đều đang định nghĩa sai: Sự sống rốt cuộc là gì? - Ảnh 12.

Nhưng có lẽ thú vị nhất là việc Star Trek đã tìm thấy Data, một AI thông minh hơn cả con người. Data là một dạng sống tổng hợp có khả năng tự nhận thức, có tri giác, cảm xúc và giống con người cả về mặt giải phẫu. Tuy anh ta không thể sinh sản nhưng bằng trí tuệ của mình, Data đã tự thiết kế và tạo ra cho mình một người con gái.

Bây giờ, quay trở lại với thực tế, liệu khi chúng ta gặp một vị thần sống bên ngoài 3 chiều không gian, một viên đá khổng lồ trong vũ trụ có khả năng trao đổi chất và một AI có khả năng sinh để, tất cả "họ" có được coi là "sống" hay không?

Mọi cuốn từ điển của loài người đều đang định nghĩa sai: Sự sống rốt cuộc là gì? - Ảnh 13.

"Sự sống là gì?" không đơn giản là một câu hỏi dành cho các nhà sinh học, mà cả các nhà triết học cũng sẽ đau đầu với nó. Và nếu bạn là một người bình thường vốn đã hiểu sự sống theo những cách nôm na, có lẽ sau bài viết này bạn cũng sẽ phải đau khổ vì mớ kiến thức mới của mình.

Aristotle có lẽ là nhà triết học đầu tiên đã cố gắng định nghĩa sự sống vào năm 350 trước Công Nguyên. Kể từ đó, không biết bao nhiêu nhà thế hệ nhà triết học đã tham gia vào cuộc tranh cãi vô tận chưa đi đến được hồi kết.

Năm 2001, Carol Cleland, một triết gia người Mỹ đã dũng cảm đứng trước một hội trường toàn các nhà khoa học và nói rằng chúng ta đừng định nghĩa sự sống nữa, "toàn bộ việc làm đó quả là vô nghĩa". 

Đúng một thập kỷ sau vào năm 2011, một triết gia khác là Edouard Machery đã sử dụng một biểu đồ Venn để thử tìm ra sự giao nhau giữa cách một nhà sinh học tiến hóa, một nhà sinh vật học thiên văn và một nhà nghiên cứu AI định nghĩa sự sống.

Kết quả là 3 vòng tròn đó đứng hoàn toàn độc lập. "Việc định nghĩa sự sống là bất khả thi, có thể nói là vô nghĩa", Machery nói – một lần nữa khẳng định quan điểm triết học của Cleland.

Ảnh chân dung của Edouard Machery vẽ thêm biểu đồ venn 3 vòng tròn không giao nhau (dạng như ảnh dưới, chú thích mỗi vòng tròn là: Sinh học tiến hóa, Sinh vật học thiên văn, AI) và thêm quote: 

"Việc định nghĩa sự sống là bất khả thi, có thể nói là vô nghĩa", triết gia Edouard Machery.

Mọi cuốn từ điển của loài người đều đang định nghĩa sai: Sự sống rốt cuộc là gì? - Ảnh 14.

Theo Cleland, "định nghĩa không phải là công cụ thích hợp để trả lời câu hỏi khoa học 'Sự sống là gì?'", nhưng các cuốn từ điển với hàng trăm ngôn ngữ trên thế giới không thể khuyết từ "sự sống". Bây giờ, những người bình thường như chúng ta cũng cần một định nghĩa nôm na về nó để giải quyết mớ hỗn độn này.

Hãy tưởng tượng một đứa trẻ đang khám phá thiên nhiên và hỏi cha mẹ hoặc giáo viên sinh học của chúng: "Sự sống là gì?". Việc trả lời bằng kết luận của Cleland và Machery: "Định nghĩa sự sống là vô nghĩa" không chỉ dập tắt trí tò mò của một đứa trẻ ham học mà còn biến bạn thành một kẻ khốn nạn.

Tốt hơn hết bạn nên trả lời chúng bằng một định nghĩa "nôm na" rồi khuyến khích đứa trẻ tìm hiểu thêm về cuộc tranh cãi xuyên thiên niên kỷ khi chúng đã lớn lên.

Thật may mắn, một định nghĩa "nôm na" là thứ chúng ta có thể đạt tới được khi nói về sự sống.

Năm 2011, nhà lý sinh Edward Trifonov người Israel gốc Nga đã cố gắng phá vỡ thế bế tắc bằng cách so sánh 123 định nghĩa về sự sống khác nhau để tìm ra sự đồng thuận trong đó. Công việc rất đơn giản, tìm tất cả các cụm từ đồng nghĩa rồi nhóm chúng lại với nhau và lọc ra những từ được sử dụng nhiều nhất.

Cuối cùng, Trifonov đã định nghĩa được: "Sự sống là sự tự tái sinh với các biến thể".

"Các biến thể" trong định nghĩa của Trifonov là kết quả của các đột biến (lỗi trong quá trình sao chép) xảy ra trong quá trình sinh sản, là thứ tạo ra sự đa dạng trong một quần thể cho phép các cá thể "sống sót tốt nhất" tồn tại thông qua quá trình tiến hóa bằng chọn lọc tự nhiên.

Có thể thấy mặc dù không sử dụng những từ giống nhau, nhưng định nghĩa của Trifonov và NASA thực chất là hai mặt của cùng một đồng xu. Khái niệm trung tâm ở đây là: Sự sống có thể thích ứng với môi trường của nó.

Mọi cuốn từ điển của loài người đều đang định nghĩa sai: Sự sống rốt cuộc là gì? - Ảnh 15.

Năm 2019, JV Chamary, một nhà sinh vật học tiến hóa đồng thời là một nhà truyền thông khoa học cuối cùng đã đại diện công chúng kết hợp cả hai định nghĩa này lại thành một. Về cơ bản, anh ấy đã búng đồng xu lên bàn và để nó xoay bất tận giống một totem trong Inception.

Chamary phát biểu: "Sự sống là một thực thể có khả năng thích ứng với môi trường của nó".

Đó gần như là một định nghĩa "nôm na" bao quát và tuyệt vời nhất mà chúng ta có thể sử dụng từ bây giờ. Chamary dùng từ "thực thể" có nghĩa là sự sống có thể là bất cứ thứ gì, từ một vài phân tử hữu cơ cho đến một sinh vật, hay một vị thần, một AI…

Việc bỏ khả năng sinh sản cho phép những virus máy tính, trí tuệ nhân tạo hoặc robot thông minh trong tương lai cũng có thể tham gia vào bữa tiệc của sự sống. Trong khi, thích ứng với môi trường đã bao hàm trong đó thuyết tiến hóa của Darwin, là cách mà sự sống biến thể dưới sự ảnh hưởng của điều kiện xung quanh.

Nhưng theo thời gian, định nghĩa của Chamary rốt cuộc có đúng không? Chúng ta không biết khi đồng xu vẫn còn đang quay tròn. Nhưng ít nhất, trước khi nó đổ xuống ở một mặt nhất định thì đó là một định nghĩa không thể sai mà bạn có thể dùng trong mọi tình huống: trả lời một đứa trẻ tò mò, nói chuyện với một nhà sinh vật học, một triết gia hay thậm chí một kỹ sư nghiên cứu AI.

 
Copyright © 2013-2033 CÔNG NGHỆ ET
Powered by MẠNG LƯỚI HỢP NHẤT